Giai đoạn 2022-2024, chi phí quản lý bảo hiểm xã hội bình quân tối đa 1,54% dự toán thu, chi
Mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội bình quân giai đoạn 2022-2024 tối đa 1,54% dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội (trừ số chi đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng bảo hiểm xã hội) được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội.
Trong đó, năm 2022 tối đa 1,59%, năm 2023 tối đa 1,54% và năm 2024 tối đa 1,49%.
Mức chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp bình quân giai đoạn 2022-2024 tối đa 1,54% dự toán thu, chi bảo hiểm thất nghiệp (trừ số chi đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng bảo hiểm thất nghiệp) được trích từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp; Trong đó, năm 2022 tối đa 1,59%, năm 2023 tối đa 1,54% và năm 2024 tối đa 1,49%.
Trường hợp thực hiện thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trong năm không đạt dự toán, mức chi phí quản lý tính trên số thực thu, thực chi; Trường hợp thực hiện thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trong năm vượt dự toán, chi phí quản lý thực hiện theo dự toán đã được giao.
Đây là nội dung cốt lõi trong Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 vừa được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ký ban hành về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2022-2024.
Người lao động đến giải quyết chế độ tại cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ảnh: Bích Huệ/TTXVN.
Cũng theo Nghị quyết này, mức chi tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong tổ chức Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an Nhân dân, người lao động thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội bằng 1,8 lần mức lương đối với cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quy định cho đến khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TƯ ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
Trên 11,7 triệu lao động nhận hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, đến cuối ngày 16/11, BHXH các địa phương đã giải quyết hưởng hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho 11.778.660 lao động.
Người lao động đến nhận trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội.
Cụ thể, BHXH đã chi trả cho số lao động đang tham gia BHTN là 10.993.009 người; đã dừng tham gia BHTN 785.651 lao động với tổng số tiền hỗ trợ là trên 28 nghìn tỷ đồng.
Bên cạnh đó, thực hiện Nghị quyết số 68 của Chính phủ và Quyết định số 23 của Thủ tướng Chính phủ, BHXH các địa phương đã, tiếp nhận hồ sơ và giải quyết cho 805 đơn vị với 152.068 lao động tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất với số tiền hơn 1.065 tỷ đồng tại 57 tỉnh, thành; Xác nhận danh sách cho 2.475.153 lao động của 64.945 đơn vị sử dụng lao động để hưởng các chính sách tại 63 tỉnh, thành phố.
Trong đó bao gồm 1.766.383 lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương của 58.508 đơn vị; 470.841 lao động ngừng việc để nhận hỗ trợ 1 triệu đồng/người của 4.872 đơn vị; 3.626 lao động được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm của 32 đơn vị.
Đồng thời, BHX H các địa phương cũng đã xác nhận 75.944 lao động ngừng việc do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 của 987 đơn vị, được doanh nghiệp vay vốn trả lương ngừng việc; 126.157 người lao động (NLĐ) được doanh nghiệp đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất (đối với doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động) của 338 đơn vị; 32.202 NLĐ được doanh nghiệp đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất (đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng) của 208 đơn vị.
Trước đó, khi xây dựng Nghị định 116 về hỗ trợ lao động gặp khó khăn từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, BHXH Việt Nam dự tính có khoảng 13 triệu lao động nằm trong diện hỗ trợ với số tiền ước tính 30 nghìn tỷ đồng. Việc nhận hỗ trợ sẽ phải hoàn thành trước ngày 31/12/2021.
Hà Nam: Giải ngân hơn 98% tiền hỗ trợ người lao động theo Nghị quyết 116/NQ-CP Triển khai Nghị quyết 116/NQ-CP của Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm Xã hội tỉnh Hà Nam đã chi hơn 280 tỷ đồng (hơn 98%) cho người được hưởng thụ chính sách hỗ trợ theo quy định, để...