Giải đấu DotA số 1 thế giới công bố thông tin quan trọng.
SMM – Giải đấu DotA số 1 thế giới một lần nữa trở lại với người hâm mộ…
SMM từ lâu đã được biết đến như là 1 giải đấu thường niên và đáng quan tâm bật nhất với các fan hâm mộ DotA. Năm nay giải đấu 1 lần nữa trở lại với giải thưởng vẫn rất lớn, khó có thể nghi ngờ về quy mô cũng như sức hút cực lớn của nó với cộng đồng DotA nói riêng và eSports nói chung.
Ehome liệu có thể bảo vệ thành công chức vô địch.
Cùng điểm qua những thông tin quan trọng mà ban tổ chức giải vừa công bố:
Thời gian sự kiện: ngày 2-4 tháng 12 năm 2011.
Địa điểm: Trung tâm triễn lãm thương mại (Mid Valley Exhibition Center), Kuala Lumpur, Malaysia.
Giải thưởng:
Vô địch: 55 000 RM ~ 18 000$, cup và vật phẩm của nhà tài trợ.
2: 25 000 RM ~ 8000$, cup và vật phẩm của nhà tài trợ.
3: 16 000 RM ~ 5000$, cup và vật phẩm của nhà tài trợ.
4: 10 000 RM ~ 3000$, vật phẩm của nhà tài trợ.
5: 4 000 RM ~ 1300$, vật phẩm của nhà tài trợ.
6: 3 000 RM ~ 1000$, vật phẩm của nhà tài trợ.
7: 2 000 RM ~ 650$, vật phẩm của nhà tài trợ.
8: 1 000 RM ~ 500$, vật phẩm của nhà tài trợ.
Tại SMM 2010, Ehome cho thấy vì sao họ là đội game xuất sắc nhất năm khi giành được chức vô địch một cách thuyết phục, cùng với Ehome các team Trung Quốc khác cũng giành thứ hạng cao và thống trị giải đấu. Thành công của DTS năm ngoái sẽ là động lực để các team Châu Âu cố gắng tập luyện để chuẩn bị cho mục tiêu “chinh phạt châu Á” vào cuối năm.
SB – đại diện cho Việt Nam – đã thi đấu rất hay tại SMM 2010
Video đang HOT
Cộng đồng DotA Việt Nam sẽ lại có cơ hội tham gia vào giải đấu số 1 thế giới này với đại diện quen thuộc team StarsBoba (Năm ngoái SB đã thi đấu xuất sắc và giành hạng 5 chung cuộc). Sau 1 năm với rất nhiều sự thay đổi, người hâm mộ sẽ được chứng kiến các team tung ra tất cả những tinh túy của mình trong giải đấu vào cuối năm nay.
SMM luôn có sức hút cực lớn.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Danh hài số 1: "Bắc Xuân Bắc, Nam Hoài Linh"
Trò chuyện với phóng viên Giáo dục Việt Nam, NSƯT Chí Trung khẳng định, nếu có cuộc bình chọn diễn viên hài xuất sắc nhất thì ở miền Bắc anh sẽ bỏ phiếu cho Xuân Bắc, còn miền Nam là danh hài Hoài Linh.
"Tôi chỉ xếp thứ... 14"
- Dạo này khán giả ít thấy Chí Trung xuất hiện trong các chương trình hài?
NSƯT Chí Trung: Tôi vẫn xuất hiện trên VTV3 trong chương trình "Thư giãn cuối tuần" ở góc phố của bơm và phô. Còn trong các chương trình như "Xả xì choét" ở Hà Nội 1 thì bản chất là không được mời chứ không phải kiêu căng, mặc dù tôi rất muốn tham dự cùng các em như Vân Dung, Tự Long, Quang Thắng...
Chí Trung trong vai diễn Táo giao thông trong chương trình Gặp nhau cuối năm.
Tôi là người rất dễ tính trong việc nhận lời mời diễn các chương trình hài nhưng lại cũng hơi khó tính trong việc chọn kịch bản để xuất hiện trước khán giả. Vì thế ngay từ đầu, tôi đã nói với các anh chị làm chương trình là có cái gì hay hay, hợp với Chí Trung thì hãy mời để Trung đỡ phải từ chối. Giờ tôi có tuổi rồi, "thầy già con hát trẻ", ở độ tuổi nào thì nên nói vấn đề đấy cho phù hợp, không thể nào già rồi, tóc hoa râm rồi mà vẫn làm những trò nhí nhố. Tất nhiên nó vẫn đem lại hệ quả là tiếng cười tức thì nhưng về lâu dài thì đó là tiếng cười lệch lạc.
- Trong số các gương mặt của làng hài phía bắc, anh thích diễn viên nào nhất?
Tôi thích Xuân Bắc. Bắc diễn hài rất thông minh và có tính nhân văn. Ngoài ra còn có Vân Dung, Quang Thắng, Hiệp gà, Thành Trung. Tôi thích họ vì họ diễn rất có duyên, còn tôi thì xem như "cháo cuối nồi" rồi.
- Anh sẽ bình chọn cho ai nếu có cuộc thi để tìm ra diễn viên hài xuất sắc nhất?
Cũng giống như các chương trình bình chọn qua tin nhắn, tôi nghĩ kết quả cuộc thi không thể hoàn toàn chính xác mà cũng chỉ tương đối. Riêng cá nhân tôi, tôi sẽ bình chọn cho Xuân Bắc ở miền Bắc và Hoài Linh ở miền Nam.
Chí Trung bình chọn cho Xuân Bắc ở miền Bắc, Hoài Linh ở miền Nam.
- Có bao giờ anh nghĩ sẽ tự "bỏ phiếu" cho mình không?
Không. Tôi rất tâm đắc với câu "ở đời phải biết mình là ai" của anh Lê Hùng trong vở "Những người chữa bệnh nói nhiều". Biết mình làm được gì nữa và không làm được gì nữa sẽ giúp chúng ta khỏi vất vả bởi tham vọng của chính mình. Nói thật là ở Hà Nội tôi chỉ xếp thứ 14 thôi.
- Nếu khán giả nhất quyết bình chọn anh là nghệ sĩ hài xuất sắc nhất anh có nhận không?
Tôi không "mù màu". Tôi là một nghệ sĩ và cũng là một người đạo diễn những chương trình hài nên không thể "điên" như thế được. Vẫn là câu nói "ở đời phải biết mình là ai". Như vậy thì mình sẽ thấy thanh thản hơn nhiều.
Diễn hài khó thành Nghệ sĩ Nhân dân
- Cha anh, NSND Quý Dương, từng nhận xét là do chiều cao không lý tưởng và bắt đầu béo tròn nên anh không còn phù hợp với vai chính và không lên phim được nữa. Ông còn cho rằng giờ anh làm hài nhiều hơn mà hài thì không được đánh giá cao. Có phải vì thế mà đến giờ vẫn chưa có một cuộc bình chọn nào để vinh danh nghệ sĩ hài xuất sắc nhất không?
Đúng là hài không được đánh giá cao trong cả danh xưng, phong tặng, bởi thế tôi muốn lên NSND là rất khó. Chính kịch thì dễ hơn rất nhiều. Nhưng đấy là cách nhìn của bố tôi thôi bởi thực tế có rất nhiều nghệ sĩ chính kịch muốn được khán giả lăng xê, tung hô, nhiều tiền và đắt show như diễn viên hài mà không được.
Chí Trung: Người diễn viên hài trên sân khấu, chỉ 1 phút khán giả không cười thì 1 phút đó có thể dài bằng thế kỉ.
Mỗi người đều có sở trường và sở đoản vì vậy khán giả và những nghệ sĩ chính kịch đừng coi thường các diễn viên thành công bên hài. Như NSND Trần Tiến có vai nghiêm túc duy nhất là "Nguyễn Trãi ở Đông Quan". Khi khen ông trong vai diễn này, người ta nói: "Trần Tiến đóng Nguyễn Trãi mà vẫn hay ghê" chứ không phải "Trần Tiến đóng Nguyễn Trãi hay ghê". Tức là mặc định trong đầu khán giả Trần Tiến vẫn là một diễn viên của những vai hài.
- Các tiểu phẩm hài bây giờ gặp phải rất nhiều phản ứng của khán giả khi sử dụng nhiều ngôn từ dung tục. Phải chăng bây giờ đó là cách để các đạo diễn và các diễn viên hài lấy tiếng cười của khán giả?
Tôi thấy không có ngôn từ bậy nào trong kịch bản hài cả vì kịch bản được duyệt qua rất nhiều khâu. Những từ đó chỉ xuất hiện với sự cao hứng của người diễn viên, sự dễ dãi của người đạo diễn và sự buông thả không kiểm soát được của người biên tập.
Tôi rất bận nên cũng ít xem các tiểu phẩm hài trên truyền hình nhưng tôi chỉ muốn nói là làm hài khó lắm, càng làm càng khó, càng làm càng đuối. Hài cũng giống như bát phở ăn 1, 2 lần thì ngon nhưng càng ăn nhiều càng chán dù có chế biến theo cách nào đi nữa. Đấy là nỗi khổ của tất cả những người làm hài khi rất muốn làm tác phẩm hay cho khán giả nhưng khả năng có hạn.
Điều này tôi cũng gặp trên sân khấu kịch nhưng có khác với truyền hình một chút. Với kịch, hôm nay anh làm hay khán giả sẽ thích ngay, nhưng ngày mai anh có thể sẽ "chết" ngay trên sân khấu nếu không bắt được tiếng cười của khán giả. Vì thế hài trên sân khấu không được quyền dở, trong khi truyền hình thì cứ làm xong bắn thẳng lên sóng rồi nếu dở thì bịt mắt, bịt tai.
Người diễn viên hài trên sân khấu, chỉ 1 phút khán giả không cười thì 1 phút đó có thể dài bằng thế kỉ.
- Xin cám ơn anh về cuộc trò chuyện!
Theo giaoduc.net.vn
Sự thật nào đằng sau scandal gây chấn động làng DotA Việt? Team DotA nổi tiếng Việt Nam hiện nay là Skynet vừa có một scandal lớn tại giải đấu danh giá Asus RoG Championship. Asus RoG Champion ship 2011 (RoG) đang bước vào tháng thi đấu thứ 3 của giải (tháng 5) và cộng đồng ngày càng tỏ ra quan tâm đặc biệt đến giải đấu DotA trực tuyến lớn nhất Việt Nam này....