Giải cứu cô gái mang “mai rùa” trên lưng
Cô gái trẻ 22 tuổi ( Hà Tĩnh) đến viện trong tình trạng mang “mai rùa” trên lưng, người cô gập xuống, đi lại khó khăn.
Đ.T.H. (22 tuổi, Hà Tĩnh) bị cong vẹo cột sống từ nhỏ. Tình trạng cong vẹo ngày càng trầm trọng, khiến người cô gập xuống, cơ thể biến dạng, lưng gù lên như mang theo chiếc mai rùa trên lưng.
Tình trạng cong vẹo cột sống từ nhỏ khiến người cô gái trẻ ngày càng gập xuống, lưng nhô lên một khối “mai rùa”.
Tháng 3/2021, khi đến khoa Phẫu thuật Chỉnh hình Cột sống, Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện TWQĐ 108 khám, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân vẹo cột sống ngực và thắt lưng rất nặng. Khối cong vẹo khiến bệnh nhân như lúc nào cũng mang “mai rùa” trên cơ thể mình.
Sau khi thực hiện các xét nghiệm và hội chẩn, Khoa Phẫu thuật Chỉnh hình cột sống nhận thấy đây là một ca cong vẹo rất lớn, có thể là lớn nhất từ trước tới nay (cong vẹo T7L3 135 độ). Hơn nữa bệnh nhân 22 tuổi, nên việc phẫu thuật và nắn chỉnh biến dạng khó, mang nhiều yếu tố nguy cơ và rủi ro, đặc biệt là có thể gây liệt và thậm chí là tử vong trên bàn mổ.
Tuy nhiên nếu không can thiệp, người bệnh rất khó khăn cho sinh hoạt, người ngày càng gập xuống. Cô gái cũng tự ti với hình thể đặc biệt này.
TS Phan Trọng Hậu, Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật cột sống cho biết, sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định can thiệp mổ 2 lần cho bệnh nhân.
“Lần 1, các bác sĩ đã đi lối trước, vén phổi, cắt tối đa đĩa đệm phần đỉnh vẹo để làm lỏng lẻo cột sống. Sau đó, kéo dãn cột sống qua khung Halo. Thời gian và cân nặng kéo cho bệnh nhân theo quy trình được đúc kết lại của các báo cáo trên thế giới. Sau 3 tuần kéo dãn, chúng tôi nhận thấy đã đạt được mức độ nắn chỉnh, can thiệp phẫu thuật lần 2″, TS Hậu cho biết.
Video đang HOT
Theo đó, ở lần phẫu thuật thứ 2, các bác sĩ đã cố định, nắn chỉnh biến dạng bằng các dụng cụ, đinh vít. Ca mổ diễn ra gần 8 tiếng, kết quả khá toàn vẹn.
Sau mổ, bệnh nhân phục hồi khá tốt, khối “mai rùa” đã biến mất, cao thêm 20 cm và có thể đi lại nhẹ nhàng.
Sau khi can thiệp cột sống, cô gái thoát khỏi cảnh mang “mai rùa” và cao thêm 20cm.
H. chia sẻ, cô không nhớ mình mang khối “mai rùa” trên lưng từ khi nào bởi nó cứ lớn dần theo năm tháng, theo độ gập của cột sống. Cô luôn phải giấu cơ thể biến dạng sau những bộ quần áo rộng và mái tóc dài.
Vì thế, khi đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 khám, có cơ hội phẫu thuật, cô quyết định cho mình cơ hội thay đổi số phận, dù phẫu thuật cột sống những trường hợp nặng như cô luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
“Em vẫn như mơ, không thể tin khối mai rùa biến mất, em đứng thẳng được như người bình thường, bỗng dưng cao thêm được 20cm”, H. hạnh phúc chia sẻ.
Cảnh báo bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ
Mới đây, bệnh viện Quốc tế City (CIH) TP.HCM tiếp nhận, điều trị cho nhiều trường hợp người trẻ bị thoát vị đĩa đệm, có nhiều dấu hiệu bất thường.
Ngày 8/5, trao đổi với PV Người Đưa Tin Pháp luật, bác sĩ chuyên khoa II Lê Trọng Nghĩa, khoa Ngoại Thần Kinh - Cột sống, bệnh viện CIH cho biết, từng tiếp nhận nhiều người trẻ bị thoát vị đĩa đệm có dấu hiệu nguy hiểm, mới đây nhất là một bệnh nhân 35 tuổi, trước đó sức khỏe bệnh nhân hoàn toàn bình thường, không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
Khoảng 1 tháng trước phẫu thuật, bệnh nhân bị đau vùng thắt lưng, vùng mông và lan xuống chân trái. Tình trạng đau ngày càng tăng dần không kèm theo giới hạn vận động nhiều.
Bệnh nhân có đi khám và uống thuốc giảm đau nhưng tình trạng bệnh không thuyên giảm. Trước phẫu thuật 2 ngày, bệnh nhân đi lại khó khăn, bàn chân yếu nhẹ.
Hình ảnh thoát vị đĩa đệm bệnh nhân được thể hiện qua MRI
Tại bệnh viện Quốc tế City, sau khi thăm khám với bác sĩ ngoại thần kinh, bệnh nhân được chỉ định chụp MRI và các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết.
Kết quả cho thấy, bệnh nhân H. bị thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm chèn ép rễ S1 trái. Bệnh nhân quyết định nhập viện phẫu thuật can thiệp theo chỉ định. Các bác sĩ đã phẫu thuật cho bệnh nhân bằng phương pháp phẫu thuật lấy nhân đệm.
Sau phẫu thuật bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, hồi phục nhanh, có thể đi lại vận động sinh hoạt bình thường và xuất viện vào ngày hôm sau (ngày ,21/04).
Chia sẻ về khả năng phục hồi và xuất viện sớm, bác sĩ Nghĩa cho biết bệnh viện đã ứng dụng quy trình ERAS trong phẫu thuật cột sống. ERAS (viết tắt của Enhanced Recovery After Surgery) là một quy trình điều trị phối hợp nhiều bước từ chuẩn bị trước mổ, kỹ thuật mổ và điều trị sau mổ nhằm giúp bệnh nhân phục hồi tốt hơn...
Các bác sĩ bệnh viện mổ cấp cứu cho bệnh nhân.
Bác sĩ Nghĩa khuyến cáo, người dân khi bị bệnh lý về cột sống cổ, cột sống thắt lưng như: thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, hẹp ống sống... nếu như điều trị bằng thuốc nội khoa, phục hồi chức năng sau 1 đến 2 tháng không giảm hoặc có bớt nhưng sau một thời gian lại tái phát cần gặp các bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật thần kinh để được thăm khám và chỉ định phẫu thuật sớm để tránh gây biến chứng như: teo chân, tay chân yếu liệt không đi lại được.
Khi bệnh chuyển biến nặng, quá trình điều trị khó khăn và tốn kém hơn.
Cũng theo bác sĩ Nghĩa, theo thống kê của bộ Y tế, bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hiện nay ở nước ta chiếm tỉ lệ khá cao. 80% dân số có ít nhất 1 khoảng thời gian bị đau lưng, có đến 30% dân số mắc phải căn bệnh này và đang có xu hướng trẻ hóa, thường gặp ở lứa tuổi từ 25-55 tuổi.
Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân thường phát hiện bệnh quá muộn và chữa trị không đúng cách dẫn đến bệnh có thể tái phát nhiều lần và ngày càng nặng hơn, mất khả năng vận động.
Chính vì vậy, người bệnh cần phải nhận biết sớm các triệu chứng thoát vị đĩa đệm để có phương pháp chữa trị sớm và kịp thời, tránh gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến khả năng vận động, làm giảm chất lượng cuộc sống.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm như: thường xuyên mang vác vật nặng trên cổ, lưng; tư thế khuân vác sai cách làm chệch đĩa đệm, vì nhiều bệnh nhân có thói quen đứng rồi cúi xuống để nhấc vật nặng đột ngột thay vì ngồi xuống bê vật nặng rồi từ từ đứng lên, điều đó dễ gây chấn thương cột sống lưng và ảnh hưởng đến đĩa đệm, ngoài ra chấn thương cột sống sau tai nạn giao thông; tai nạn lao động cũng có thể gây thoát vị đĩa đệm.
Giải thoát khối u khổng lồ xương hàm dưới cho cô gái 24 tuổi "Từ nay, em không còn phải dùng khăn che kín mặt nữa" - đó là lơi reo vui của cô gái 24 tuổi sau khi được cắt bỏ khối u khổng lồ vùng xương hàm. Nhiều năm nay, T. - cô gái 24 tuổi phải phụ thuộc vào chiếc khăn để che kín cả gương mặt, che đi khối u to gần bằng...