“Giải cứu” cho doanh nghiệp phải thực chất
Tại Hội nghị triển khai các giải pháp tín dụng ngân hàng, hỗ trợ DN và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch nCoV vừa qua, ngân hàng Nhà nước ( NHNN) chỉ đạo các ngân hàng thương mại (NHTM) cơ cấu lại nợ, dư nợ, cơ cấu lại thời gian trả nợ, xem xét giảm lãi suất, cho vay mới để khách hàng bị thiệt hại có điều kiện nuôi trồng, kinh doanh mới.
NHNN cũng khuyến khích các NHTM nên giảm lãi suất cho những đối tượng đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh (ngoài những lĩnh vực ưu tiên đang hưởng lãi suất cho vay 6%/năm), bên cạnh đó, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính; tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt. Nếu cần thiết, NHNN sẽ điều chỉnh lãi suất điều hành, qua đó gián tiếp hỗ trợ các NHTM giảm lãi suất, hỗ trợ DN.
Hiện tại, các ngân hàng như KienlongBank, Eximbank, VP Bank, AB Bank, Agribank, Vietcombank… đều tung ra các gói tín dụng ưu đãi cho DN trong lĩnh vực y tế và chia sẻ khó khăn đối với khách hàng. Một số ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay, giãn nợ, giảm phí… cho các DN chịu ảnh hưởng bởi dịch nCoV, mức giảm từ 1 – 1,5%/năm. Đặc biệt, với người trồng dưa hấu, thanh long, chuối… sẽ được giảm 3%/năm, thấp hơn tiền gửi tiết kiệm.
Tuy nhiên, quan sát động thái các ngân hàng, một số ý kiến băn khoăn về hiệu quả thực tế từ các giải pháp này. Phó Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa Hà Nội (Hanoisme) Mạc Quốc Anh cho rằng, việc hỗ trợ vốn vay và lãi suất vay cho DN là rất cần thiết, song chương trình sẽ thực hiện trong bao lâu? Bởi nếu chỉ kéo dài trong 3 – 5 tháng, khi đó, nếu dịch đã hết nhưng ảnh hưởng của dịch kéo dài thì việc hỗ trợ không còn tác dụng.
Theo các chuyên gia tài chính, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội là hai đơn vị có chức năng thực hiện những nhiệm vụ hỗ trợ. Còn với các NHTM, mọi động thái chính sách đều phải tính toán cả lợi ích cho chính họ.
“Do đó, các NHTM đi đầu trong việc thực hiện chủ trương này cũng cần xem xét hiệu quả thực tế, tránh tình trạng chỉ nêu khẩu hiệu mà không làm. “Cần làm thật nghiêm túc và công bằng chứ đừng thông báo cho có để nhận gói ưu đãi từ NHNN, sau đó cho “mối ruột vay” hoặc cho nông dân vay lãi thấp số ít còn lại cho lãi cao”- một DN kiến nghị.
Trên thực tế, trong quá khứ cũng đã từng có những trường hợp trục lợi từ gói hỗ trợ của các ngân hàng. Vì vậy, trong dịp này, NHNN cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng phải bảo đảm tránh việc lợi dụng cơ chế hỗ trợ làm ảnh hưởng tới thị trường tín dụng và việc phân loại, xử lý nợ xấu. Trong đó bảo đảm tránh việc lợi dụng cơ chế hỗ trợ làm ảnh hưởng tới thị trường tín dụng và việc phân loại, xử lý nợ xấu.
Theo Kinhtedothi.vn
PGS. TS Phạm Hồng Long: Kích cầu nội địa - Thuốc kháng sinh cho du lịch Việt
PGS.TS Phạm Hồng Long, Trưởng Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng: ""Kích cầu du lịch nội địa sẽ là "thuốc kháng sinh" giúp ngành kinh tế xanh giảm thiệt hại cũng như có thêm "kháng thể" để nhanh chóng vượt qua "bạo bệnh" do dịch nCoV gây ra".
Theo tinhnhanhchungkhoan
Doanh nghiệp cao su gặp khó bởi dịch nCoV Dù sản lượng tiêu thụ cao su thiên nhiên trong quý IV/2019 sụt giảm so với cùng kỳ năm 2018, song sự phục hồi về giá bán là yếu tố tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong ngành. Tuy vậy, ảnh hưởng của virus Corona (nCoV) làm dấy lên nỗi lo về nhu cầu nhập khẩu...