Giải cứu bé gái 1 tuổi bị cha mẹ bỏ lại một mình trong ô tô giữa trưa
Sina đưa tin, ngày 16/6, tại nhà ga đường sắt Nam Xương, phía Nam Giang Tây, Trung Quốc, một cặp cha mẹ bất cẩn đã để con gái 1 tuổi và chìa khóa ở trong xe ô tô. Cô bé may mắn được cảnh sát giải cứu sau đó.
Cụ thể, vợ chồng cô Vương lái xe ô tô tới sân phía tây của ga Nam Xương để tiễn bạn. Khi xe tắt máy, hai vợ chồng đã quên không rút chìa khóa xe, còn cô con gái 1 tuổi bị bỏ lại một mình bên trong. Khi quay lại, vợ chồng cô hốt hoảng khi thấy chiếc xe đã tự động khóa.
Sau nhiều lần cố gắng mở cửa xe không được, vợ chồng cô đã báo cảnh sát. Cảnh sát đến hiện trường thấy bé gái ngồi trên ghế phụ đang gào khóc, mồ hôi ướt đẫm và có triệu chứng khó thở.
Trẻ nhỏ bị bỏ quên trong xe ô tô có thể gặp nhiều vấn đề nguy hiểm tính mạng. (Ảnh minh họa)
Cô bé bị mắc kẹt trong xe gần 20 phút. Lúc đó đang là buổi trưa, cộng thêm cửa sổ xe đóng kín nên nhiệt độ bên trong tăng nhanh. Bé gái còn ở trong xe thêm phút nào thì tính mạng càng bị đe dọa thêm phút đó.
Cảnh sát đã hướng dẫn người cha dùng búa phá kính cửa sau của chiếc xe, đồng thời để người mẹ nói chuyện thu hút sự chú ý của cô bé.
Video đang HOT
Sau khi được giải cứu, cô bé nhanh chóng được đưa đến bệnh viện để kiểm tra.
Qua sự việc này, cảnh sát nhắc nhở các phụ huynh rằng mùa hè đến, thời tiết vô cùng nóng nực, vì vậy không được để trẻ em một mình trong ô tô khi đỗ xe.
Trẻ nhỏ bị nhốt trong xe có thể bị say nắng, thiếu oxy và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Trong trường hợp khẩn cấp, cần phải liên hệ ngay tới cảnh sát, lực lượng cứu hộ để giải cứu an toàn các nạn nhân.
Trung Quốc cấp tiền để dân bỏ buôn bán động vật hoang dã
Nông dân Trung Quốc được hỗ trợ tiền mặt để ngừng nuôi động vật hoang dã trong bối cảnh chúng bị nghi là nguyên nhân dẫn tới bùng phát Covid-19.
Hai tỉnh Hồ Nam và Giang Tây, miền trung Trung Quốc, đã phác thảo kế hoạch chi tiết về chương trình mua lại động vật hoang dã để giúp nông dân chuyển đổi sinh kế.
Chính quyền Hồ Nam cuối tuần trước đã đưa ra kế hoạch bồi thường nhằm thuyết phục những người nuôi động vật hoang dã chuyển sang loại vật nuôi khác hoặc chuyển sang sản xuất trà, thảo dược.
Giới chức đang đề nghị trả 120 nhân dân tệ (16 USD) cho mỗi kg rắn hổ mang, rắn đuôi chuông hoặc rắn chuột, trong khi một kg dúi sẽ được trả 75 nhân dân tệ (10 USD). Cầy hương, loài vật được cho là gây ra dịch SARS ở người gần hai thập kỷ trước, được định giá 600 nhân dân tệ (84 USD).
Tỉnh Giang Tây lân cận cũng đã công bố các kế hoạch hỗ trợ tài chính với những nông dân bỏ động vật hoang dã. Báo tỉnh Jiangxi Daily tuần trước đưa tin địa phương này có tới 2.300 người nuôi động vật hoang dã được cấp phép, chủ yếu để làm thức ăn. Số lượng động vật hoang dã đó được định giá khoảng 1,6 tỷ nhân dân tệ (225 triệu USD).
Giang Tây và Hồ Nam đều tiếp giáp tỉnh Hồ Bắc, nơi xuất hiện các ca nhiễm nCoV đầu tiên hồi tháng 12/2019 và là tâm dịch của Trung Quốc.
Cảnh sát thu giữ số lượng lớn động vật hoang dã ở huyện Quảng Đức, tỉnh An Huy, Trung Quốc, hôm 9/1. Ảnh: AP.
Hội nhân đạo quốc tế (HSI), một tổ chức bảo vệ quyền động vật, cho biết Hồ Nam và Giang Tây là những tỉnh có quy mô nuôi động vật hoang dã lớn. HSI nói thêm Giang Tây đã mở rộng buôn bán động vật hoang dã trong thập kỷ qua với doanh thu 10 tỷ nhân dân tệ trong năm 2018.
Peter Li, chuyên gia về chính sách Trung Quốc của HSI cho biết kế hoạch hỗ trợ của hai tỉnh Giang Tây và Hồ Nam sẽ sớm được triển khai trên toàn quốc.
Tuy nhiên, ông Li cảnh báo các đề xuất của tỉnh Hồ Nam vẫn cho phép người dân tiếp tục nuôi động vật hoang dã, miễn là không nhằm mục đích chế biến thành thực phẩm. Các kế hoạch cũng không bao gồm động vật hoang dã được nuôi để lấy lông, phục vụ y học cổ truyền hoặc để giải trí. Nhưng ông Li nhận định chính quyền Trung Quốc vẫn đang đi đúng hướng.
"Trong 20 năm qua, rất nhiều người đã nói với chính phủ Trung Quốc thu mua lại một số hoạt động nuôi động vật hoang dã như gấu. Đây là lần đầu tiên chính phủ Trung Quốc thực sự quyết định làm điều đó, mở ra tiền lệ cho đến khi cần thiết loại bỏ các hoạt động khác", ông Li nói.
Trung Quốc đã thông qua lệnh cấm buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã từ 24/2 để đối phó với Covid-19. Nước này từng ban hành lệnh cấm tương tự sau đại dịch SARS năm 2002-2003, nhưng hoạt động buôn bán động vật hoang dã sau đó sớm được nối lại.
Giới bảo tồn động vật hoang dã nhiều lần cáo buộc Trung Quốc dung túng cho hoạt động buôn bán động vật quý hiếm làm thức ăn hay những loại thuốc đông y chưa được khoa học kiểm chứng.
Các chuyên gia y tế cho rằng thói quen này gây ra nguy cơ lớn đối với sức khỏe cộng đồng khi con người tiếp xúc với các mầm bệnh nguy hiểm từ động vật. Nguồn gốc của nCoV vẫn chưa được xác nhận, trong khi giới nghiên cứu phỏng đoán nó có thể bắt nguồn từ loài dơi.
Hình ảnh bà nội kéo lê đứa trẻ hàng xóm hơn 10 mét vì ăn hiếp cháu đích tôn gây phẫn nộ, hai gia đình không thể hòa giải Dù đây là mâu thuẫn của trẻ con nhưng người lớn cuối cùng đã gây họa, khiến sự việc càng phức tạp hơn. Hiện tại, cả hai gia đình đều chưa tìm được tiếng nói chung. Trang 163 đưa tin, vào ngày 7/3 vừa qua, cô Lý sống ở Tân Kiến, Nam Xương, Giang Tây, Trung Quốc, nói rằng con gái 8 tuổi...