Giải các bài toán chiến lược về sales và marketing bằng trải nghiệm số
Diễn ra trong 2 ngày 18 và 19/11, Đại hội Sales và Marketing toàn quốc VSMCamp và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing CSMOSummit 2022 có chủ đề “DigitalX – Trải nghiệm số trong chiến lược Sales & Marketing”.
VSMCamp & CSMOSummit là sự kiện chuyên ngành sales, marketing, quảng cáo và truyền thông thường niên, có quy mô lớn tại Việt Nam. Sự kiện mở ra sân chơi giúp kết nối những người trong ngành, nâng cao năng lực chuyên môn và bắt kịp xu thế chung thế giới.
Kế hoạch tổ chức sự kiện VSMCamp và CSMOSummit 2022 vừa được Câu lạc bộ các Giám đốc Sales và Marketing Việt Nam (CSMO Vietnam) và Đại học VinUni thông tin chính thức.
Ông Lê Quốc Vinh, Phó Chủ tịch CSMO thông tin về sự kiện VSMCamp và CSMOSummit 2022 tại buổi họp báo ngày 22/9.
Video đang HOT
Theo Ban tổ chức, trải nghiệm số – DigitalX là thuật ngữ được CSMO đưa ra để mô tả các giải pháp, nền tảng, xu hướng số có thể tạo ra các trải nghiệm thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ và văn hóa. Trong bối cảnh công nghệ đang phát triển mạnh, các nền tảng công nghệ hay giải pháp sáng tạo có thể giúp doanh nghiệp hiểu rõ đối tượng mục tiêu và thúc đẩy hiệu quả truyền thông.
Bởi vậy, không còn chỉ là trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ, mà “trải nghiệm số” cần được ưu tiên tối đa ở thời đại công nghệ số, giúp mang lại hiệu quả tốt hơn cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. VSMCamp và CSMOSummit 2022 được tổ chức nhằm mục tiêu đồng hành cùng những người hoạt động trong lĩnh vực sales và marketing cũng như các chủ doanh nghiệp trong hành trình đi tìm lời giải cho bài toán làm chủ “trải nghiệm số”.
Với 3 phiên họp toàn thể và 10 phiên thảo luận chuyên sâu, VSMCamp và CSMOSummit 2022 sẽ xoay quanh 5 đề tài lớn gồm trải nghiệm số – Từ dữ liệu lớn đến năng lực thấu hiểu khách hàng trên môi trường số; kiến tạo trải nghiệm số bằng các công nghệ tiên phong như AI, AR, VR, MR, Blockchain, Metaverse; quản trị trải nghiệm số trong chiến lược sales và marketing – Bài toán công nghệ và con người; chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ trong ngành bán lẻ, du lịch, y tế – chăm sóc sức khỏe, giáo dục, bất động sản; tiếng nói của người trẻ – Cuộc đối thoại giữa các thế hệ marketers.
Hợp tác cùng CSMO Vietnam, Đại học VinUni trở thành đối tác học thuật tham gia tổ chức VSMCamp và CSMOSummit 2022.
Sự kiện dự kiến quy tụ gần 70 diễn giả, học giả, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sales và marketing tại Việt Nam và quốc tế. Trong đó, đặc biệt phải kể đến sự góp mặt của Giáo sư David Reibstein, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, nguyên CEO Học viện khoa học marketing; Giáo sư xuất sắc của trường kinh doanh Wharton, Đại học Pensylvania – ngôi trường sản sinh nhiều tỷ phú nhất nước Mỹ. Giáo sư David Reibstein sẽ dẫn dắt hội thảo khoa học marketing vào ngày 11/11. .
Các đại gia bán dẫn tìm kiếm liên minh 'chiến lược' với hãng thiết kế chip Arm
Ngày 22/9, nhà sáng lập và CEO Softbank Group Masayoshi Son cho biết, tập đoàn này có kế hoạch thảo luận với Samsung Electronics về một liên minh chiến lược trong thời gian tới.
"Tôi sẽ thảo luận với Samsung về một liên minh chiến lược cùng Arm", ông Son cho biết trước chuyến thăm lần đầu tiên trong 3 năm trở lại đây tới Hàn Quốc.
Trước đó, Phó Chủ tịch Samsung Jay Y. Lee cho hay, CEO Softbank có thể sẽ "đưa ra lời đề nghị" trong chuyến thăm dự kiến vào tháng tới.
Năm 2016, Arm - công ty thiết kế bán dẫn đằng sau các loại chip dành cho iPhone và hầu hết các thiết bị smartphone khác, được Softbank mua lại với giá 32 tỷ USD. Sau đó, công ty này suýt thuộc về Nvidia nếu không có sự phản đối mạnh mẽ của cả ngành công nghiệp cũng như các rào cản về pháp lý.
Nhà lãnh đạo Softbank sang Hàn Quốc trong bối cảnh có nhiều đồn đoán về việc hình thành liên minh công nghệ đầu tư vào Arm, nhằm đảm bảo tính trung lập của công ty đang có vị trí quan trọng trong ngành bán dẫn.
"Có thể Son sẽ đóng vai trò trung gian để dẫn dắt các công ty khác cùng nhau thành lập một liên minh", Lee Min-hee, chuyên gia phân tích tại BNK Investment & Securities nhận định.
Trong khi đó, Softbank đang ghi nhận lỗ lớn tại chi nhánh đầu tư Vision Fund và phải bán bớt cổ phần ở Alibaba Group để huy động tiền mặt. Do đó, kiếm lợi nhuận từ Arm đang là mối quan tâm hàng đầu với ban lãnh đạo tập đoàn này. Sau khi thoả thuận với Nvidia đổ vỡ, Masayoshi Son đã lên kế hoạch niêm yết cổ phiếu công ty chip trên sàn chứng khoán Mỹ.
Về phía Samsung, một thoả thuận liên minh với Arm sẽ phù hợp với chiến lược chung của tập đoàn khi gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc đang dẫn đầu thị trường chip nhớ, nhưng lại bị TSMC bỏ xa về chip logic (non-memory).
Tập đoàn Hàn Quốc vẫn bị coi là gặp hạn chế kỹ thuật trong công nghệ ban đầu dành cho các mẫu chip non-memory, chẳng hạn như kiến trúc bộ xử lý ứng dụng, lĩnh vực mà Arm đang chuyên sản xuất.
Bên cạnh Samsung, Intel cũng cho thấy sự quan tâm tham gia liên minh mua lại Arm vào đầu năm nay. Tiếp đến, còn có SK Hynix - đối thủ cạnh tranh với Samsung và Qualcomm - công ty đang bị chính Arm kiện vì vi phạm thoả thuận cấp phép và vi phạm nhãn hiệu.
Tạo không gian mới cho tăng trưởng kinh tế số, phát triển Chính phủ điện tử mức cao Đây là một mục tiêu hướng tới của Kế hoạch hành động mới được Bộ TT&TT phê duyệt nhằm thực hiện Chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030. Ngày 27/6, Bộ TT&TT đã phê duyệt Kế hoạch hành động của Bộ thực hiện Quyết định 2289 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược...