Giấc ngủ trong thai kỳ: Có gì cần lưu ý?
Thai càng lớn, mẹ bầu càng khó có được giấc ngủ ngon bởi bị quấy rầy bởi nhu cầu đi tiểu giữa đêm, rồi chuột rút, ợ nóng, rồi những suy nghĩ lo lắng miên man.
Các vấn đề thường gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ
Luôn buồn ngủ, thiếu năng lượng hoạt động.
Không thoải mái với những thay đổi trong cơ thể, nhất là khi bạn mang thai lần đầu.
Đi tiểu thường xuyên hơn, nhất là ban đêm.
Lời khuyên:
Hãy lên kế hoạch để giải quyết những bất tiện xuất hiện trong thai kỳ, trong đó hãy đặt giấc ngủ lên ưu tiên hàng đầu.Cố gắng ngủ bất kể lúc nào khi bạn có thể để tránh xa những mệt mỏi do buồn ngủ gây ra.Uống thật nhiều chất lỏng, đặc biệt là nước, trung bình mẹ bầu cần tới 3,5 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên nên giảm số lượng nước uống trước khi đi ngủ.Để tránh các cơn buồn nôn, hãy cố gắng ăn những đồ ăn nhẹ với vị nhạt trong ngày, ví dụ như bánh quy.Ngủ nằm nghiêng về bên trái để tăng cường cung cấp máu và chất dinh dưỡng cho bào thai. Hãy dùng một chiếc gối thiết kế riêng cho mẹ bầu để giúp nâng đỡ vùng bụng và làm ban dễ ngủ hơn.Đặt đèn ngủ trong nhà vệ sinh để sau khi đi vệ sinh xong có thể quay trở lại giấc ngủ nhanh và dễ dàng hơn.Những giấc ngủ trưa thực sự rất cần thiết cho bà bầu. Hãy tranh thủ chợp mắt một lát và buổi trưa.
Các vấn đề thường gặp trong 3 tháng giữa thai kỳ
Video đang HOT
Chứng ợ nóng dường như dày hơn
Ác mộng hoặc ngủ không yên giấc
Lời khuyên:
Để tránh việc ợ nóng, đừng ăn quá nhiều đồ ăn cay, đồ ăn chứa acid và các thực phẩm chiên rán. Nếu ợ nóng là một vấn đề gây khó chịu nhiều cho bạn, hãy ngủ kê cao đầu trên gối, đồng thời hãy chia các bữa ăn thành những bữa nhỏ trong ngày.Hãy tận hưởng giai đoạn tương đối dễ chịu này của thai kỳ, cố gắng ngủ tầm tám tiếng mỗi đêm để đem lại thư giãn và thoải mái cho bạn trong ngày hôm sau và cũng giúp em bé phát triển tốt hơn.Khi ngủ, hãy nằm nghiêng với đầu gối và hông để cong. Đặt gối ở giữa đầu gối, dưới bụng và sau lưng. Điều này sẽ làm giảm áp lực từ lưng xuống phía dưới của bạn.Những cơn ác mộng có thể khiến bạn khó chịu, hãy tìm đến các bác sĩ tâm lý để được tư vấn thêm. Các vấn đề thường gặp trong 3 tháng cuối thai kỳĐau lưng, đau cơ và có những khó chịu khắp cơ thểMộng du trong đêmNgáy khi ngủChuột rút, hội chứng chân không yên khi ngủ
Lời khuyên:
Ngủ nằm nghiêng về bên trái để tốt cho việc cung cấp máu cho thai nhi cũng như cho thận và tử cung của mẹ. Tránh nằm ngửa trong một thời gian dài vì có thể khiến bạn khó thở hoặc gây rối loạn nhịp tim thai nhi.Cố gắng sử dụng loại gối đặc biệt chuyên dụng cho phụ nữ mang thai giúp nâng đỡ vòng bụng và hỗ trợ giấc ngủ.Nếu bạn có triệu chứng chuột rút, hãy cố gắng tránh các đồ uống có ga.Nếu bạn bắt đầu ngáy, hãy kiểm tra huyết áp và protein niệu ngay, đặc biệt là nếu bạn cảm thấy đau đầu, sưng mắt cá chân.Nếu bạn có hội chứng chân không yên khi ngủ, hãy hỏi bác sỹ để cân nhắc việc giảm sắt trong các vitamin hoặc thực phẩm bạn đang nạp vào.Nếu bạn không thể ngủ được, đừng cố gắng nằm trên giường để ép bản thân ngủ. Hãy thức dậy và đọc sách, viết gì đó hoặc tắm nước ấm.Nếu bạn bị chuột rút, hãy duỗi thẳng chân và cong bàn chân lên. Cố gắng làm điều này một vài lần trước khi đi ngủ để tránh những lần chuột rút trong tương lai.
Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt/Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Theo vienyhocungdung.vn
Những vấn đề thường gặp trong thời kỳ mang thai
Bạn cần nắm rõ những vấn đề thường gặp trong thời kì mang thai để biết khi nào cần đến gặp bác sĩ.
Ợ nóng: Ợ nóng hay trào ngược dạ dày thực quản (GED) thường xảy ra vào giai đoạn đầu của thai kì. Bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống và luyện tập để đối mặt với vấn đề này. Đừng quá lo lắng vì đây là một tình trạng thường gặp và dễ dàng điều trị ở thai phụ.
Cơn gò Braxton Hicks: Nhiều thai phụ gặp phải các cơn gò Braxton Hicks không thường xuyên, tuy nhiên một số người phải chịu đựng cơn gò này cả ngày trong giai đoạn cuối của thai kì. Bác sĩ có thể điều trị tình trạng này bằng cách điều chỉnh tư thế ngủ của thai phụ, đưa ra các lưu ý khi vận động, cũng như sử dụng vật lí trị liệu.
Táo bón: Tiêu hóa bị thay đổi do những co thắt ruột bất thường trong quá trình mang thai. Những co bóp này là cần thiết để cơ thể bạn hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Tác dụng phụ của những co bóp này là khiến phân của bạn rất khô và khó thoát ra ngoài.
Mất nước: Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ cần nhiều nước hơn và bạn cần đảm bảo cơ thể được cấp đủ nước. Mất nước là một tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai vì họ thường không ý thức được sự gia tăng nhu cầu nước của cơ thể.
Đau lưng: Các cơn đau lưng thường phổ biến hơn ở giai đoạn cuối của thai kì, do thai nhi phát triển đến kích cỡ đủ để thay đổi tâm trọng lực của cơ thể người mẹ. Hãy làm theo những hướng dẫn của bác sĩ về tư thế ngủ và những lưu ý khi vận động.
Các chứng tăng nhạy cảm: Các chứng tăng nhạy cảm bao gồm sản giật, tiền sản giật, tăng huyết áp mãn tính và tăng huyết áp thai kì. Tăng huyết áp thai kì chỉ xảy ra trong thời kì mang thai, các chứng còn lại có thể nặng thêm kể cả sau thai kì.
Cúm: Phụ nữ mang thai rất cần được tiêm vaccine phòng cúm vì họ dễ bị cảm cúm hơn và dễ mắc các biến chứng nghiêm trọng do cúm, đặc biệt vào mùa cúm lây lan.
Ra máu: Ra máu âm đạo là một tình trạng nguy hiểm ở phụ nữ mang thai và cần được chăm sóc y tế kịp thời. Chảy nhiều máu đi kèm với co thắt tử cung là một trong những dấu hiệu của sảy thai. Khi thấy dấu hiệu ra máu, hãy gọi cấp cứu ngay./.
CTV Ngọc Diệp
Theo Onlymyhealth/VOV.VN
7 dấu hiệu thầm lặng của cơn đau tim nguy hiểm, nên đi bác sĩ ngay! Bệnh tim là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới, nhiều hơn cả ung thư. Shutterstock Các triệu chứng đặc trưng như đau ngực hay cảm giác bị đè nặng ở ngực, đổ mồ hôi lạnh, yếu lả người đã được nhiều người biết nhiều. Nhưng có những dấu hiệu tinh tế hơn có thể dễ dàng bị bỏ...