Giấc mơ ‘vàng kỹ thuật số’ của Bitcoin đã tan vỡ
Tình trạng xung đột tại Ukraine làm lộ rõ bản chất Bitcoin không phải là loại tài sản trú ẩn, ít rủi ro như vàng hay dầu.
Bitcoin ( BTC) thường được nhiều nhà đầu tư, trong đó có cựu bộ trưởng tài chính Mỹ Lawrence Summers xem như “vàng kỹ thuật số”. Họ cho rằng BTC là một loại tài sản trú ẩn an toàn giống như vàng trong giai đoạn biến loạn.
Đặc tính của tài sản trú ẩn là không có sự tương quan với các loại tài sản khác như cổ phiếu, qua đó ít chịu tác động bởi yếu tố kinh tế vĩ mô.
Tuy nhiên, bối cảnh khủng hoảng chính trị tại Ukraine trong thời gian qua đã chứng minh điều ngược lại. Bất chấp tình trạng lạm phát đang bao trùm nền kinh tế thế giới, BTC lại sụt giảm không phanh trong khi được trông chờ sẽ tăng giá.
Những người ủng hộ tiền mã hóa cho rằng Bitcoin là công cụ để phòng hộ (hedge) trước các biến động của thị trường như sự mất giá đồng tiền hoặc các tình huống bất ổn về chính trị. Việc Bitcoin mất gần 47% giá trị kể từ mức đỉnh khiến cho hy vọng sinh lời từ BTC trong giai đoạn khủng hoảng gần như “tan vỡ”.
Tính tương quan giữa giá BTC và chỉ số cổ phiếu công nghệ Mỹ S&P500.
“Vẫn còn sớm để nhận định rằng Bitcoin là một loại ‘vàng mới’”, Vijay Ayyar, phó chủ tịch mảng kinh doanh của sàn tiền số Luno bình luận với CNBC.
Tài sản trú ẩn hay rủi ro cao?
Sáng ngày 24/2 theo giờ Việt Nam, các chỉ số chứng khoán tại Mỹ tiếp tục đỏ lửa, nhà đầu tư chưa thể lạc quan và liên tục đóng lệnh để bảo toàn vốn.
Chia sẻ với Zing từ cuối tháng 1, tiến sĩ Võ Đình Trí, giảng viên tại Đại học Kinh tế TP. HCM và IPAG Business School Paris cho biết nhiều nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu công nghệ cũng nắm giữ BTC. Điều này dẫn đến khi thị trường cổ phiếu công nghệ Mỹ trượt giá mạnh sẽ kéo theo Bitcoin và các đồng tiền số sụt giảm theo.
Theo CNBC, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và các Ngân hàng Trung ương tại nhiều quốc gia quyết định tăng lãi suất cũng như cắt giảm gói kích thích kinh tế đã gây tâm lý xấu đến nhà đầu tư.
Video đang HOT
Vàng đang áp đảo BTC về lợi nhuận.
“Thị trường ngày càng xấu đi do căng thẳng giữa Nga và Mỹ tại Ukraine là một minh chứng cho thấy tính tương quan giữa BTC và cổ phiếu công nghệ Mỹ ngày càng cao. Rõ ràng Bitcoin không còn là tài sản trú ẩn như đồn thổi trong thời gian qua”, Chris Dick, chuyên gia định lượng tại sàn giao dịch B2C2 chia sẻ.
Trong thời gian qua, vàng lại tỏa sáng khi chạm mức 1914 USD/ounce, tính đến trưa ngày 24/2 theo dữ liệu từ TradingView, mức giá cao nhất từ tháng 6/2021. Giá vàng đã tăng liên tục trong một tháng qua trong khi BTC mất giá không phanh.
“Bitcoin im hơi lặng tiếng trong khi vàng liên tục lập đỉnh mới. Tôi cho rằng BTC sẽ quay về mức 30.000 USD và có thể xuống sâu hơn nếu vàng tiếp tục tăng giá”, John Roque, trưởng bộ phận phân tích kỹ thuật tại 22V Research đề cập trong báo cáo.
“ Mùa đông tiền mã hóa” đang gần hơn bao giờ hết
Bối cảnh thị trường hiện tại khiến nhiều nhà đầu tư tiền số lo ngại về một “mùa đông tiền mã hóa” mới đang đến gần. Nhà sáng lập Ethereum, Vitalik Buterin chia sẻ với Bloomberg rằng “bản thân không bất ngờ nếu mùa đông tiền mã hóa đang xảy ra”. Đồng sáng lập sàn giao dịch tiền số Huobi, Du Jun đồng tình khi cho rằng BTC đang đi vào giai đoạn đầu của “mùa đông”.
Trong chu kỳ năm 2017-2018, BTC đã mất gần 80% giá trị của mình, giảm từ 20.000 USD về mức 3.300 USD. Các cặp tiền khác như Ethereum cũng giảm giá mạnh và mất gần 3 năm để hồi phục.
Dù vậy, một số chuyên gia tin tưởng thị trường sẽ biến chuyển tích cực. Ngày càng nhiều định chế dần chấp nhận Bitcoin là một loại tài sản như Tesla giúp cho BTC khó có thể lặp lại viễn cảnh năm 2017-2018, theo CNBC.
Mùa đông tiền mã hóa đang đến gần.
“Dù tiền số đang chịu ảnh hưởng bởi cổ phiếu công nghệ Mỹ, mối tương quan này có thể bị phá vỡ khi bối cảnh thị trường và kinh tế vĩ mô thay đổi”, ông Chris Dick tại sàn giao dịch B2C2 nhận định.
Để có thể đạt được vị thế như vàng, Bitcoin phải được nhiều tổ chức, định chế chấp nhận hơn. “Bản chất nguồn cung có giới hạn của BTC giúp loại tài sản số này có thể cạnh tranh với vàng”, ông Ayyar, phó chủ tịch tại sàn giao dịch Luno chia sẻ.
'Kỷ băng hà' của tiền mã hóa đang đến gần
Chính sách tiền tệ bị thắt chặt cùng với những thiếu sót trong công nghệ blockchain đã khiến thị trường tiền ảo liên tục lao dốc và thậm chí là bước vào "kỷ băng hà".
Thị trường tiền mã hóa đang đối mặt với một cơn đại suy thoái. Bằng chứng là sự lao dốc liên tục của các đồng tiền và suy giảm trên tổng khối lượng giao dịch. Kể từ khi lập đỉnh 69.000 USD vào tháng 11/2021, Bitcoin liên tục rớt giá trong vòng 6 tháng qua và hạ xuống mức 38.000 USD vào 21/1.
Nhiều nhà đầu tư lo ngại mùa đông của tiền kỹ thuật số đang đến gần hơn bao giờ hết khi Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chủ trương thắt chặt chính sách tiền tệ. Thậm chí tình hình sẽ còn biến chuyển tệ hơn.
Trả lời phỏng vấn của Insider, Paul Jackson, CEO công ty đầu tư toàn cầu Invesco cho rằng đồng tiền ảo có thể phải chứng kiến "kỷ băng hà" với mức giá liên tục chạm đáy trong những năm gần đây khiến các nhà đầu tư "mất nhiều hơn được".
Thị trường tiền mã hóa đang phải đối mặt với thời kỳ suy giảm khối lượng và hoạt động giao dịch sau đợt mất giá.
Nguyên nhân không chỉ đến từ chính sách của FED, Insider nhận định. Các nhà đầu tư tiềm năng còn đắn đo rằng trình độ công nghệ tiền ảo hiện vẫn còn thô sơ và các quy định sẽ kìm hãm sự phát triển của ngành công nghiệp này.
Chính sách tiền tệ là nguyên nhân chính của mùa đông tiền mã hóa
Đầu năm ngoái, "vua trái phiếu" Jeff Gundlach cho rằng Bitcoin là "tài sản kích thích" cho nền kinh tế đang trải qua khủng hoảng do dịch Covid-19. Nhưng chỉ sau 1 năm, FED công bố sẽ loại bỏ các biện pháp kích thích này để ngăn chặn lạm phát. Cục dự trữ cũng đặt kỳ vọng sẽ tăng lãi suất hơn 4 lần vào năm 2022.
Theo Insider, những tăng trưởng trong lợi suất trái phiếu đã giáng một đòn mạnh lên cổ phiếu công nghệ không mang lãi suất và tiền mã hóa. Hai nguồn tài sản này dần trở nên "lép vế" trước các sản phẩm đầu tư truyền thống. Tình hình sẽ còn tệ hơn bởi lợi suất trái phiếu sẽ còn tiếp tục leo thang, Paul Jackson nhận xét.
Những tác động từ kinh tế thế giới được cho là nguyên nhân chính khiến nhà đầu tư dần rút khỏi thị trường tiền mã hóa.
Ông cho rằng: "Các ngân hàng trung ương và chính phủ đã nhúng tay vào việc kích thích tăng trưởng các thị trường này và khi những chính sách này đảo chiều, họ rồi sẽ phải kiềm hãm chúng".
"Vua Bitcoin" Mike Novogratz, cha đẻ của Galaxy Digital, cũng cho rằng đồng tiền này đang phải gánh chịu nhiều áp lực. "Theo tôi, kỷ băng hà của tiền mã hóa đang đến. Nếu tiền mã hóa có thể thoát khỏi những áp lực chính sách tiền tệ của FED thì tình trạng này sẽ có biến chuyển", chiến lược gia Paul Jackson của Invesco cho biết.
Dấy lên những lo ngại về trình độ công nghệ
Trái lại, nhiều người ủng hộ tiền mã hóa lại không đồng tình với quan điểm này. Bất chấp những ghi nhận giảm liên tục của các đồng tiền, Dan Morehead, người sáng lập và Giám đốc Điều hành của Pantera Capital, cho rằng các nhà đầu tư cần vững tin bởi tiền mã hóa chỉ đang trong thời kỳ bong bóng.
Ông chỉ ra rằng công nghệ tiền kỹ thuật số đã góp phần vào sự tăng trưởng của ngành tài chính phi tập trung (DeFi) gần đây.
Nhưng những tổ chức khác lại không mấy tán đồng vì lo ngại trong việc thắt chặt chính sách. Mới đây, Ngân hàng trung ương của Nga vừa đề xuất cấm thẳng tay khai thác và giao dịch tiền mã hóa.
Nhiều nhà đầu tư quan ngại liệu có phải bong bóng Bitcoin đang bắt đầu sụp đổ.
Các nhà quản lý khác tại châu Âu cũng có ý định làm chặt các quy định, trong khi đó Anh và Tây Ban Nha đã cảnh báo những quảng cáo liên quan đến đồng tiền này.
Chia sẻ với Insider, James Malcolm, người đứng đầu nhóm các chuyên gia phân tích của UBS, cho biết trình độ công nghệ tiền kỹ thuật số và những điều chỉnh trong chính sách tiền tệ có thể sẽ kéo thị trường này bước vào mùa đông tiếp theo.
Ông cũng dẫn chứng một bài viết của nhà sáng lập ứng dụng Signal cho rằng công nghệ blockchain vẫn còn rườm rà, thiếu tập trung. Trong khi đó, người sử dụng mạng lưới đồng Etherum liên tục bị tắc nghẽn mạng lưới và chịu phí giao dịch cao.
"Nhiều cá nhân trong lĩnh vực công nghệ đã đặt câu hỏi liệu công nghệ tiền kỹ thuật số này có thật sự hiệu quả hay không. Và nếu đây là tương lai của Internet thì tại sao những ông lớn trong ngành lại không mảy may nhúng tay vào?", Malcolm cũng đưa ra nghi vấn.
Bitcoin giảm mạnh về 36.600 USD, tâm lý nhà đầu tư hoảng loạn Nhiều biến động thế giới khiến các thị trường tài chính sụt giảm. Tiền mã hóa không nằm ngoài vùng bị ảnh hưởng. Sáng 22/2, tổng thống Nga lên tiếng công nhận vùng ly khai Donetsk và Luhansk của Ukraine. Ngay sau diễn biến đó, Bitcoin (BTC) quay đầu giảm về mức 36.800 USD, mất 5% chỉ trong vài giờ. Trưa ngày 22/2...