Giấc mơ hoạt hình Việt Nam: Cần nhiều cái bắt tay hơn để có sản phẩm chiếu rạp
Dù là lĩnh vực có tiềm năng phát triển song hoạt hình Việt Nam vẫn đang đứng trước vô vàn khó khăn.
Nhân vật sói con Wolfoo là nhân vật hoạt hình quen thuộc với nhiều bạn nhỏ ở lứa tuổi mầm non. Điều bất ngờ là sản phẩm giáo dục sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh, dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau như Pháp, Nga, Indonesia, Trung Quốc…, thu hút hơn 2 tỷ lượt xem trên Youtube lại là một sản phẩm hoàn toàn “made in Việt Nam”. Việt Nam vốn không có tên tuổi trong làng hoạt hình thế giới nhưng Wolfoo đã thực sự là một niềm tự hào khi được nhắc đến là một sản phầm do người Việt Nam tạo ra.
Tuy nhiên, kể từ bộ phim Đáng đời thằng cáo ra đời năm 1960 đến nay, ngành hoạt hình Việt Nam đã sản xuất hàng ngàn bộ phim, trong đó có gần 100 bộ phim hoạt hình đã được trao giải Bông sen Vàng, Bông sen Bạc, giải thưởng Cánh diều và nhiều giải thưởng quốc tế khác. Hãng Phim hoạt hình Việt Nam vẫn được đặt hàng khoảng 15 phim/năm, nhưng chủ yếu sản xuất phim ngắn. Trong khi đó, từ năm 1990, đội ngũ của Xưởng phim Hoạt hình thành phố Hồ Chí Minh đã vắng dần. Khoảng 10 năm trở lại đây, họ hầu như không còn làm phim nữa. Hoạt hình Việt Nam dường như đang bị lãng quên và thiếu vắng những bộ phim lớn có thời lượng dài, đủ sức chiếm lĩnh rạp chiếu.
“Dường như cuộc chơi của các nhà làm phim hoạt hình ở công ty tư nhân tương đối tự phát, gần như là họ không tham gia vào cuộc chơi chính của các kỳ liên hoan phim hay giải Cánh diều. Hoạt hình dường như vẫn chỉ được đánh giá là lĩnh vực tiềm năng”, bà Ngô Phương Lan – Chủ tịch Hội Xúc tiến và phát triển điện ảnh Việt Nam chia sẻ.
Thiếu kinh phí nên khó tránh khỏi thiếu chuyên nghiệp, khó khăn không chỉ với những nhà làm phim độc lập có ngân sách eo hẹp mà với những đạo diễn của những hàng phim hoạt hình lớn nhất cũng phải xoay sở đủ kiểu. Thế nhưng đủ kinh phí không có nghĩa là đủ điều kiện sản xuất, hoạt hình còn đang thiếu trầm trọng nhân sự, đặc biệt là các nhân sự giỏi. Thiếu thốn đủ bề nên đội ngũ các nhà làm phim hoạt hình Việt đang làm công việc gia công cho các tác phẩm quốc tế, chưa sản xuất phim quy mô.
“Đã đến lúc có một bộ phim ra rạp mà nó là tổng thể sức mạnh rất lớn giữa các đơn vị có thể bắt tay với nhau, giữa Nhà nước và đơn vị bên ngoài. Đó là tín hiệu rất đáng mừng”, đạo diễn Trịnh Lâm Tùng bộc bạch.
Hoạt hình Việt Nam hiện chưa có chỗ đứng khi ra quốc tế kêu gọi vốn hay đấu thầu dự án. Ngay trong khu vực Đông Nam Á, các nước như Philippine, Thái Lan, Malaysia… đã có nền công nghiệp hoạt hình khá phát triển, đã gia công cho những hãng phim như Disney hay Pixar từ 20 – 30 năm nay. Các nhà làm phim từ đó tích lũy được chuyên môn và trình độ, nguồn dữ liệu riêng đáp ứng được thị trường cung cầu. Điều này được xem là bất khả thi với Việt Nam trong thời gian ngắn. Theo các chuyên gia, cần coi phim hoạt hình như một ngành sáng tạo để thu hút đầu tư bởi dư địa nguồn thu từ hoạt hình là có nếu biết cách khai thác.
“Phải có đào tạo bài bản để những người đang làm hoạt hình có thể chưa nổi danh nhưng phát hiện những tài năng mới. Điều thứ hai là khi mở ra hợp tác quốc tế, sẽ không còn quan niệm rằng Việt Nam là công xưởng nữa mà chúng ta là đối tác để hợp tác làm phim. Đó là một sản phẩm hợp tác bình đẳng giữa hãng phim hoạt hình Việt Nam và các công ty lớn trên thế giới”, bà Ngô Phương Lan cho biết.
“Tôi vẫn mong một ngày nào đó chúng ta sẽ có đủ hội tụ tất cả các yếu tố để có một tác phẩm hoạt hình ra rạp là made in Việt Nam”, đạo diễn Trịnh Tùng Lâm nói thêm.
Mỹ, Nhật Bản, Pháp là ba nước có ngành công nghiệp hoạt hình phát triển bùng bổ. Tại Nhật Bản, chỉ có 5.000 hoạt sĩ và nhà làm phim hoạt hình nhưng đã tạo ra ngành công nghiệp hoạt hình giá trị tỷ USD. Đây là một trong những lĩnh vực đầu tư quan trọng của công nghiệp làm phim tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Tháng 8 vừa qua, bộ phim hoạt hình Giấc mơ gỏi cuốn đã vượt qua hơn 1.500 ứng viên để giành giải thưởng ở hạng mục Tìm kiếm tài năng mới ở Liên hoan phim Canes 2022, khẳng định tiềm năng phát triển của hoạt hình Việt Nam. Nhưng một vài cánh én nhỏ không tạo nên mùa xuân, cần nhiều cái bắt tay hơn để làm nên giấc mơ phim hoạt hình Việt Nam chiếu rạp.
Nữ đạo diễn Việt Nam thắng giải tại Liên hoan phim Cannes 2022
Vượt qua nhiều tác phẩm tiêu biểu của các quốc gia, phim hoạt hình "Giấc mơ gỏi cuốn" của đạo diễn trẻ Mai Vũ đã được trao giải Light on Women Award 2022 tại Liên hoan phim (LHP) Cannes năm nay.
Diễn viên nổi tiếng Kate Winslet trao giải cho Mai Vũ
Light on Women Award là giải thưởng để khuyến khích các nữ đạo diễn với những bộ phim ngắn đang lên theo đuổi khát vọng sáng tạo của mình. Đồng thời, giải thưởng cũng cấp kinh phí cho những đạo diễn này, giúp họ vượt qua khó khăn đang gặp phải trong quá trình làm phim.
Giấc mơ gỏi cuốn (tựa gốc: Spring roll dream) dài 9 phút, được chiếu và tranh giải trong hạng mục La Cinéf của LHP Cannes 2022 với giải thưởng trị giá 30.000 euro. Phim xoay quanh một gia đình người Việt tại Mỹ. Linh (Elyse Dinh lồng tiếng) là bà mẹ đơn thân đang xây dựng cuộc sống ổn định cho mình và con trai Alan (Jarlan Bogolubov).
Gia đình hai người bị đảo lộn khi bố cô, ông Sang (NSND Bùi Bài Bình lồng tiếng) từ quê nhà sang thăm. Trong một lần nấu ăn, ông nhất quyết làm món gỏi cuốn cho cháu trai nhưng Linh lại muốn nấu mì ống và phô mai. Hai bố con bất đồng quan điểm về việc chọn món ăn, cũng chính lúc này, khoảng cách thế hệ lộ rõ.
Cảnh trong phim hoạt hình "Giấc mơ gỏi cuốn"
Nhân vật ông Sang được đạo diễn lấy hình tượng từ người cha già cô đơn, muốn kết nối với con cháu nhưng chỉ biết biểu lộ cảm xúc qua việc nấu nướng. Khi suy nghĩ ý tưởng cho bộ phim tốt nghiệp, Mai Vũ muốn kể câu chuyện về người đàn ông này và đã lấy cảm hứng cho phim từ cha cô và chính gia đình của mình. Đồng thời, cô cũng muốn bày tỏ quan điểm riêng của mình thông qua bộ phim.
Tranh giải tại LHP Cannes lần này, Giấc mơ gỏi cuốn mang trong mình khát khao đưa hoạt hình Việt vươn tầm quốc tế. Bởi lẽ, La Cinef (tên cũ Cinéfondation) là một trong những hạng mục chính của LHP Cannes, nhằm tìm kiếm tài năng làm phim trẻ trên toàn thế giới. Mỗi năm có hơn 2.000 phim của sinh viên điện ảnh được gửi tới La Cinef.
Với việc chiến thắng giải thưởng Light on Women Award, đạo diễn Mai Vũ đã góp phần khẳng định tiềm năng phát triển của hoạt hình Việt Nam. Để có được tác phẩm tham gia tranh giải, đạo diễn Mai Vũ đã mất 2 năm để hoàn thành, bao gồm 6 tháng cho khâu tiền sản xuất kịch bản, tạo hình và 8 tháng quay phim cùng chuỗi ngày tháng phải lồng tiếng.
Mai Vũ sinh năm 1992 tại TPHCM, bắt đầu gắn bó với hoạt hình từ năm 2011. Ban đầu cô làm những đoạn phim ngắn cho bạn bè xem, sau đó bén duyên với "Xin chào bút chì", loạt phim hoạt hình stop motion đầu tiên của Việt Nam, đạo diễn hơn 70 tập. Cô tự tìm tòi những kiến thức mới về công nghệ hoạt hình trong quá trình làm việc. Mai Vũ gắn bó với dự án trong nhiều vai trò biên kịch, chụp ảnh, dựng phim từ năm 2012 đến 2015.
Năm 2020, cô sang Anh du học ngành hoạt hình, tốt nghiệp tháng 3 năm nay. Trong quá trình làm nghề, cô còn thực hiện các video quảng cáo, chủ yếu dưới dạng stop motion.
Trailer phim "Spring Roll Dream"
Đi tìm những lăng kính mới về đề tài Gia đình tại TikTok Film Festival Nhằm mở ra cơ hội cho các nhà sáng tạo nội dung yêu thích phim ảnh được tự do khai thác những góc nhìn riêng về cuộc sống, TikTok đã phối hợp cùng Trung tâm Dịch vụ Phát triển Điện Ảnh - Hội Điện Ảnh Việt Nam chính thức giới thiệu TikTok Film Festival 2022. "Gia đình" - Đề tài dễ mà khó...