Giấc mơ đế vương của Nam Mỹ
Trong diễn đàn dành cho các ĐTQG giành vé dự World Cup 2022 ở Italia hồi tháng 8 vừa qua, Chủ tịch FIFA Gianni Infantino nửa đùa nửa thật ở lễ bế mạc, rằng ‘Tôi hy vọng Cúp Vàng Qatar 2022 sẽ tới từ một nền bóng đá ngoài châu Âu’.
Bóng đá lục địa già đã thống trị thế giới quá lâu và trong kỳ World Cup đặc biệt ở Trung Đông, không chỉ Infantino, nhiều người đều chờ đợi làn gió mới từ châu lục khác. Mà khả dĩ nhất, chỉ có thể là Nam Mỹ.
Lịch sử bóng đá thế giới chỉ ghi nhận 3 quốc gia hiếm hoi ngoài châu Âu vào tới chung kết một trận chung kết World Cup, và cả ba đều tới từ Nam Mỹ, gồm Brazil, Argentina và Uruguay. Thực tế, tính Uruguay vào danh sách này là “rộng tay” bởi Uruguay đã không chơi trận đấu cuối cùng của ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh từ năm… 1950. Nói cách khác, bóng đá đỉnh cao ngoài châu Âu chỉ ghi nhận Brazil và Argentina là hai đối trọng lớn.
Các đại diện châu Âu vẫn luôn là ứng viên hàng đầu cho Cúp vàng thế giới.
Cho tới thời điểm này, luận điểm trên không mất đi tính đúng đắn và thời sự. Bỏ qua Brazil và Argentina, chỉ 2 quốc gia ngoài châu Âu là Hàn Quốc (2002) và Uruguay (2010) vào tới bán kết một kỳ World Cup kể từ Mexico’70. Châu Phi thậm chí còn thua châu Á khi chưa từng đóng góp đại diện nào vào vòng 4 đội mạnh nhất các kỳ World Cup. 12 năm trước, Ghana tưởng như đã ở rất gần với kỳ tích nhưng “bàn tay vàng” của Luis Suarez và cú sút penalty lên trời của Asamoah Gyan đã phá hỏng tất cả. Tương tự là Bắc-Trung Mỹ, ngoại trừ trường hợp của ĐT Mỹ tại… giải đấu đầu tiên năm 1930.
Video đang HOT
Các khu vực bóng đá khác trên thế giới đơn giản là không đủ tiềm lực để nghĩ tới những điều lớn lao hơn tại World Cup. Sức mạnh của nền bóng đá tỷ lệ thuận với tiềm lực kinh tế của quốc gia ấy. Năm 1990, Pháp tiên phong xây dựng trung tâm huấn luyện quốc gia đầu tiên ở châu Âu và khoảnh khắc ấy đã kéo theo một trào lưu được phần còn lại của lục địa già “học theo”. Riêng ở Tây Ban Nha, có tới 3 trung tâm vệ tinh phục vụ cho La Ciudad del Futbol.
Quốc gia gần nhất chặn đứng sức mạnh hủy diệt của bóng đá châu Âu là Brazil, tại World Cup 2002 tổ chức tại Nhật Bản & Hàn Quốc. Vấn đề ở chỗ, như chính HLV dẫn dắt Brazil năm ấy (Scolari) thừa nhận, Selecao của hơn mười năm trước là thế hệ vàng xứ Samba. “Với một hàng công gồm Ronaldinho, Ronaldo và Rivaldo, bạn không thể không vô địch”, Scolari trả lời The Guardian.
Phải là “đội bóng mạnh nhất của một nền bóng đá mạnh nhất nhì thế giới” mới có thể cản bước người phương Tây. Bóng đá ở châu Âu tạo ra HLV giỏi, tạo ra cầu thủ giỏi, thường xuyên cập nhật kiến thức và khoa học. Đấy là chưa nói tới vấn đề thời tiết ôn hòa cũng ủng hộ châu Âu phát triển bóng đá. “Người Anh đá bóng chuyên nghiệp lúc 12h trưa còn ở Argentina, nếu ra sân giờ đó vào mùa hè, cầu thủ sẽ nhập viện”, Javier Mascherano – cựu trung vệ Barca kể lại với Independent.
Khi Infantino đặt ra kỳ vọng về một sự thay đổi trên bản đồ quyền lực bóng đá thế giới, đó chắc chắn không đơn thuần là một lời nói đùa. World Cup ra đời vì thế giới muốn nhìn thấy một giải đấu quy tụ đầy đủ những đại diện ưu tú tới từ các khu vực địa lý khác nhau. World Cup hấp dẫn vì những đội bóng tới đây đều là những đội hàng đầu khu vực. Nhưng giới mộ điệu chờ đợi World Cup, với tâm trạng háo hức như con thấy mẹ đi làm về, là vì họ hy vọng tính đa dạng, tùy biến và khó đoán mà World Cup mang lại. “Sẽ không ai thấy tò mò về World Cup, nhất là thế hệ được sinh ra trong thời đại của thiết bị thông minh, nếu nhà vô địch chỉ quanh quẩn vài gương mặt”, Michael Carrick đã nói như vậy trong buổi bình luận với ESPN.
Brazil và Argentina, trong bối cảnh ấy, nổi lên như kẻ nắm giữ sứ mệnh lớn lao giúp World Cup hấp dẫn và đáng xem hơn. Thực tế, đây chính là thời điểm vàng nếu Brazil và Argentina muốn thực hiện một cuộc lật đổ.
Hành trang của Brazil tới Qatar là vị trí số 1 trên BXH FIFA, bất bại ở vòng loại khu vực Nam Mỹ và chỉ thua 5/76 trận dưới triều đại Tite. Trong khi đó, Argentina cũng ở trạng thái tốt nhất sau nhiều năm, với vị trí thứ 3 trên BXH FIFA, đang trải qua chuỗi 35 trận bất bại cùng tập thể “đồng lòng, đoàn kết” nhất trong 15 năm qua theo chia sẻ của Lionel Messi với nhật báo địa phương Clarin. Trong khi đó, các đại diện châu Âu ít nhiều có vấn đề. Anh không thắng ở 6 trận gần nhất, Đức và Pháp chỉ thắng 1/6 trận mới đây còn Italia thậm chí không qua nổi vòng loại. Tất nhiên, lý thuyết khác xa thực tế nhưng dù sao đi nữa, hai anh cả của Nam Mỹ vẫn có nhiều lợi thế bước vào chặng tourmalet kéo dài 1 tháng sau đây.
Nếu có đôi chút bất lợi, câu chuyện sẽ chỉ là việc Argentina và Brazil ít cơ hội cọ xát các đội châu Âu, chủ yếu vì ảnh hưởng của COVID-19. Nhưng điều này không quá quan trọng, bởi bóng đá châu Âu cũng không thể giao lưu với Nam Mỹ trong 2 năm qua.
Rốt cuộc, dù có muốn tìm ra một cái tên nào đó, Argentina và Brazil vẫn là hai đội bóng duy nhất đủ sức thách thức liên minh bóng đá châu Âu. 10/12 đội dẫn đầu BXH FIFA tới châu Âu, và hai còn tên còn lại chính là… Argentina và Brazil. Chờ một mùa World Cup bùng nổ, với kỳ vọng từ bóng đá Nam Mỹ.
Mỹ, Iran, Anh chung bảng và nỗi khổ nhà cầm quân
Những ngày qua, báo chí thế giới đề cập nhiều đến bảng B - nơi có các đội Iran, Mỹ lại thêm Anh và Xứ Wales.
Nhắc chuyện bóng đá nhưng cũng khều chính trường giữa Iran - Mỹ và khều cả việc Mỹ có đồng minh thân thuộc Anh.
Nhưng bóng đá lại là một địa hạt khác mà FIFA đã dựng vách ngăn chính trị ra ngoài sân bóng.
HLV Carlos Queiroz nói ông thấy áp lực khi dẫn dắt đội Iran vì những chuyện ngoài bóng đá mà truyền thông thổi vào. Ảnh: GETTY IMAGES
Tại World Cup France 98, Mỹ và Iran từng chung bảng và nay ở Qatar cũng thế.
Nhưng với truyền thông quốc tế thì những vấn đề nhạy cảm hay được "thổi" vào. Họ đề cập nhiều việc đội tuyển Iran trước khi sang Qatar thì HLV Carlos Queiroz và toàn đội vào dinh Tổng thống Ebrahim Raisi để nghe dặn dò... Thậm chí đề cập sâu chuyện LĐBĐ Ukraine gần đây lên tiếng đòi FIFA đuổi Iran khỏi World Cup Qatar vì Iran cung cấp vũ khí cho Nga...
Nói là bóng đá không mang màu sắc chính trị nhưng chính HLV Carlos Queiroz của đội Iran thừa nhận ông chịu sức ép lớn từ những thứ ngoài bóng đá.
Trong khi đó, thật ngạc nhiên khi hầu hết các cầu thủ Mỹ lại xem chuyện banh bóng rất bình thường và chẳng hề chịu áp lực nào ngoài chuyện banh bóng. Và mới đây, Chủ tịch FIFA Infantino nhắc rất nhẹ nhàng: "World Cup có trận Mỹ - Iran thì đó sẽ là trận đấu đẹp, bởi cầu thủ sẽ thể hiện làm sao để họ hiểu nhau hơn chứ không phải điều mà truyền thông nói nhiều về hai quốc gia Mỹ và Iran".
HLV tuyển Iran xin lỗi Huấn luyện viên Carlos Queiroz lên tiếng sau khi hoãn buổi công bố danh sách tuyển Iran, đồng thời lý giải việc lựa chọn nhân sự cho World Cup 2022. HLV Carlos Queiroz hứa cùng học trò thi đấu hết mình tại World Cup. Ảnh: Iran Daily. Varzhesh3 cho biết ngày 14/11, một ngày sau khi hủy cuộc họp báo công bố danh...