Giác hơi giúp giảm đau nhức, mệt mỏi, đả thông kinh mạch nhưng có 3 nhóm người tốt nhất không nên thử nếu không muốn bệnh thêm trầm trọng
Mùa hè cũng là thời điểm mà nhiều người chọn để thư giãn bằng giác hơi. Theo y học cổ truyền phương Đông, giác hơi có thể huy động chức năng sửa chữa tế bào gốc, chức năng hấp thụ của tế bào máu hoại tử, cuối cùng giúp thúc đẩy lưu thông máu trong cơ thể.
Một số người nghĩ rằng dấu vết để lại sau khi dùng giác hơi có màu càng đậm có nghĩa là hiệu quả càng tốt. Thực tế, dấu vết để lại sau khi giác hơi sẽ tự động biến mất sau khoảng 7 ngày, và màu sắc của giác hơi chủ yếu phụ thuộc vào độ ẩm bên trong cốc, khoảng thời gian thử giác hơi, kỹ thuật của bác sĩ… Nói chung, giác hơi có những công dụng sau:
- Giảm đau nhức cơ và mệt mỏi
Khi cơ bắp ở trạng thái căng thẳng, việc sử dụng giác hơi sẽ sử dụng kích thích vật lý và áp suất âm để gây vỡ, tắc nghẽn mao mạch, điều này khiến lưu lượng trao đổi máu cục bộ sẽ giảm tương đối, có thể làm giảm mỏi cơ, thư giãn cơ và tiêu trừ mệt mỏi.
- Đả thông kinh mạch
Trong cơ thể chúng ta có rất nhiều hệ thống kinh mạch và cơ quan, nếu một bộ phận nào đó trong cơ thể bị tắc nghẽn thì sức khỏe cũng gặp vấn đề, đây cũng là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh. Vì vậy, lúc này giác hơi không những có thể khơi thông những kinh mạch bị tắc nghẽn này mà còn giữ được khí và huyết của mọi người không bị cản trở.
Mặc dù giác hơi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng một số người không thích hợp để dùng giác hơi, tùy vào thể trạng của người đó, nếu là người có cơ địa bên ngoài thường có biểu hiện đau nhức xương khớp sử dụng giác hơi sẽ có tác dụng tốt. Tuy nhiên, đối với người nội ẩm, thường biểu hiện như lưỡi dày và nhờn, miệng ăn không ngon, kém ăn, phân lỏng thì tác dụng của điều hòa của giác hơi có thể không rõ ràng.
Video đang HOT
Ngoài ra, có 3 nhóm người tốt nhất không sử dụng giác hơi bởi nó có thể gây hại thêm cho sức khỏe.
3 nhóm người không nên dùng giác hơi
1. Người bị bệnh ngoài da
Những người có vấn đề về da như dị ứng da, phù nề và các bệnh khác thì giác hơi không thích hợp để được sử dụng. Bởi trong trường hợp này, giác hơi có khả năng làm cho các vấn đề về da thêm nghiêm trọng, đồng thời nó cũng gây ra bất lợi cho việc chữa lành những bệnh ngoài da này. Vì vậy, tốt nhất bạn không nên dùng giác hơi khi đang mắc bệnh ngoài da.
2. Người thể trạng yếu
Những người đang có thể trạng yếu ớt nếu chọn giác hơi thì cơ thể sẽ càng yếu đi, khiến cơ thể rơi vào trạng thái mất cân bằng âm – dương. Thậm chí, trường hợp nặng có thể bị chóng mặt, nôn mửa khiến cơ thể rơi vào nguy hiểm.
3. Người bị bệnh phổi
Với những người bị bệnh phổi, áp suất trong khoang ngực sẽ thay đổi đột ngột trong quá trình dùng giác hơi, có thể gây tổn thương phế nang, thậm chí là vỡ phế nang. Do đó, những người như vậy phải cẩn thận, tốt nhất không dùng giác hơi.
Ngoài ra, bạn nên lưu ý, sau khi sử dụng giác hơi cần tránh bị nhiễm lạnh, nên tránh đi tắm ngay, tránh giác hơi nhiều lần ở cùng một tư thế.
Nguồn và ảnh: Sohu, Healthline
Nhật Bản cấy ghép tế bào thị giác từ tế bào gốc đa tiềm năng cảm ứng
Trên cơ sở đột biến gene được cho là nguyên nhân gây ra sự thoái hóa, nhóm này đã sử dụng các tế bào iPS được phát triển từ tế bào máu của người hiến tặng khỏe mạnh thay vì lấy của chính bệnh nhân.
Một ca phẫu thuật mắt tại Kobe, Nhật Bản. (Nguồn: asia.nikkei.com)
Ngày 15/10, Bệnh viện Mắt Thành phố Kobe (Nhật Bản) cho biết đã tiến hành ca thử nghiệm lâm sàng đầu tiên trên thế giới cấy ghép các tế bào thị giác có nguồn gốc từ tế bào gốc đa tiềm năng cảm ứng, hay còn gọi là tế bào iPS, để điều trị cho một bệnh nhân bị thoái hóa võng mạc sắc tố.
Thoái hóa võng mạc sắc tố có thể gây ra các vấn đề về thị lực, bao gồm chứng khó nhìn vào ban đêm do các tế bào cảm thụ ánh sáng trong võng mạc mất dần. Ở Nhật Bản có khoảng 30.000 người mắc chứng rối loạn di truyền này và hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị.
Các bác sỹ ở bệnh viện tỉnh Hyogo, phía Tây Nhật Bản này cho biết tùy thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh, thị lực của bệnh nhân được cấy ghép có thể không cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu vẫn đặt mục tiêu xác minh tính an toàn của việc cấy ghép này trên con người sau khi đã hoàn thành thử nghiệm tế bào iPS trên động vật.
Trên cơ sở đột biến gene được cho là nguyên nhân gây ra sự thoái hóa, nhóm này đã sử dụng các tế bào iPS được phát triển từ tế bào máu của người hiến tặng khỏe mạnh thay vì lấy của chính bệnh nhân.
Các tế bào được nuôi cấy thành mô võng mạc ba chiều bằng cách sử dụng các chất khác nhau, sau đó được tạo thành một tấm chứa các tế bào cảm thụ ánh sáng và cấy vào võng mạc của bệnh nhân.
Bệnh nhân sẽ được theo dõi trong vòng một năm xem cơ thể người này có tiếp nhận các tế bào được cấy ghép hay không.
Nhóm nghiên cứu cũng sẽ xem xét liệu có sự trao đổi về "thị giác" giữa các tế bào mới với các tế bào sẵn có trong cơ thể và liệu có sự truyền thông tin đến não hay không.
Tế bào iPS được Giáo sư Shinya Yamanaka của Đại học Kyoto phát triển. Giáo sư Yamanaka đã giành giải Nobel Y học năm 2012 cho thành tựu này, giúp phát triển tế bào thành bất kỳ loại mô cơ thể nào.
Thử nghiệm lâm sàng đầu tiên trên thế giới bằng cách sử dụng tế bào iPS do Viện nghiên cứu khoa học và công nghệ Riken của Nhật Bản tiến hành vào năm 2014, trong đó, các nhà khoa học cấy ghép tế bào võng mạc được phát triển từ tế bào iPS vào một cá nhân mắc bệnh võng mạc khác./.
Sốt vài ngày không khỏi, đi khám ra ung thư hiểm ác Sau nhiều lần thấy người sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, anh T đi khám mới biết mình mắc căn bệnh máu trắng. Dấu hiệu nhầm lẫn sốt thông thường Anh Nguyễn Minh T. (35 tuổi, ở Thái Bình) bị ung thư máu, đã được điều trị 1 năm. Anh T. tâm sự đúng bằng giờ năm ngoái, anh vẫn đi làm bình thường...