Giá xăng dầu hôm nay 6/3: Tăng mạnh nhất trong 2 năm qua
Giá xăng dầu hôm nay 6/3, lập đỉnh mới: WTI ngưỡng 66,09 USD/thùng; Dầu Brent 69,36 USD/thùng.
Giá dầu được dự báo tăng mạnh trong năm 2021, có thể lên mức 100 USD/thùng.
Cập nhật giá xăng dầu đầu phiên sáng 6/3 với những thông tin mới nhất. Giá tăng mạnh nhất trong vòng 2 năm qua khi OPEC sẽ giữ sản lượng ổn định cho hết tháng 4 và Saudi Arabia tiếp tục gia hạn cắt giảm sản lượng tự nguyện 1 triệu thùng/ngày.
Giá xăng dầu thế giới hôm nay (6/3)
Kết thúc phiên giao dịch tuần này, giá dầu tăng mạnh, vượt ngưỡng 66 USD/thùng, so với dự báo duy trì mức 50 USD/thùng cho hết năm 2021 sau khi kết quả của cuộc họp OPEC công bố, sẽ giữ sản lượng ổn định đến hết tháng Tư.
Hơn nữa, Saudi Arabia cũng cho biết, họ sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng tự nguyện 1 triệu thùng/ngày vào tháng Tư.
Cụ thể, dầu WTI tăng 1,26 USD/thùng tương ứng 3,54% lên mức 66,09 USD/thùng; Dầu Brent tăng 2,62 USD/thùng tương ứng 3,94% lên mức 69,36 USD/thùng.
Trong tuần, dầu Brent tăng 5,2%, tăng tuần thứ bảy liên tiếp lần đầu tiên kể từ tháng 12, trong khi WTI tăng khoảng 7,4% sau khi tăng gần 4% vào tuần trước.
OPEC đã quyết định một cách tiếp cận thận trọng, chọn tăng sản lượng chỉ 150.000 thùng/ngày vào tháng 4, trong khi những người tham gia thị trường dự báo mức tăng chấp nhận được khoảng quanh ngưỡng 1,5 triệu thùng/ngày.
Video đang HOT
Giới chuyên gia nhận định, quyết định của OPEC gây chấn động thị trường khi nền kinh tế toàn cầu bắt đầu phục hồi sau đợt suy thoái do đại dịch gây ra đã khiến giá dầu tăng vọt chưa từng có và tăng sức mạnh trong cấu trúc thị trường.
Một số nhà dự báo cũng ngay lập tức điều chỉnh kỳ vọng giá của họ lên sau quyết định của OPEC .
Goldman Sachs, đã nâng dự báo giá dầu thô Brent thêm 5 USD lên 75 USD/thùng trong quý 2 và 80 USD/thùng trong quý 3 năm nay.
UBS đã nâng dự báo giá dầu Brent lên 75 USD/thùng và WTI lên 72 USD trong nửa cuối năm 2021.
Các ngân hàng lớn cũng đã nâng dự báo giá dầu tương lai có thể lên tới 100 USD/thùng trong năm tới ở phía Bắc Mỹ.
Ngoài ra, thị trường đã tăng điểm sau khi một báo cáo cho thấy nền kinh tế Mỹ đã tạo ra nhiều việc làm hơn dự kiến trong tháng 2.
Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao tại OANDA ở New York cho biết: “Người Mỹ đang tiến gần hơn đến hành vi trước đại dịch, sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu thô tăng mạnh mẽ”.
Song, các nhà giao dịch cũng đang thận trọng khi đồng đô la tăng, đạt mức cao nhất kể từ tháng 11, đang hạn chế đà tăng của giá dầu thô.
Hay ở một khía cạnh khác, Ấn Độ, nước nhập khẩu và tiêu thụ dầu lớn thứ ba thế giới nói rằng, quyết định gia hạn cắt giảm của OPEC khi giá tăng cao có thể đe dọa đến sự phục hồi dẫn đầu về tiêu thụ ở một số quốc gia.
Sự phục hồi của giá dầu đã đã trở về mức trước đại dịch cũng đã thúc đẩy các nhà khoan dầu của Mỹ quay trở lại giếng khoan.
Số lượng giàn khoan dầu đã tăng mạnh trong tuần qua cũng là một thách thức lớn đang đe dọa thị trường, trong bối cảnh chưa có một báo cáo cụ thể nào khẳng định chắc chắn nhu cầu năng lượng sẽ trở lại mức trước đại dịch trong năm nay.
Giá xăng dầu trong nước hôm nay biến động thế nào?
Giá bán các loại xăng dầu trong nước hôm nay được áp dụng theo kỳ điều chỉnh từ 15h ngày 25/2/2021.
Cụ thể, Xăng E5 RON 92 tăng 722 đồng/lít, xăng RON 95-III tăng 814 đồng/lít, Dầu diesel 0.05S tăng 801 đồng/lít, Dầu hỏa tăng 702 đồng/lít, Dầu mazut 180CST 3.5S tăng 505 đồng/kg.
Như vậy, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên như sau: Xăng E5 RON 92 không cao hơn 17.031 đồng/lít, xăng RON 95-III không cao hơn 18.084 đồng/lít, dầu diesel 0.05S không cao hơn 13.843 đồng/lít, dầu hỏa không cao hơn 12.610 đồng.
Mỗi lít xăng gánh 300 đồng quỹ bình ổn, trích đủ 7.000 tỷ mới dừng
Bộ Tài chính quy định chỉ chi sử dụng quỹ này khi việc tăng giá ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội và đời sống của người dân.
Tại dự thảo Thông tư quy định về quản lý và sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, Bộ Tài chính đã bổ sung thêm Điều 2, 3.
Theo đó, Điều 2 của dự thảo này quy định về vị trí, vai trò của Quỹ Bình ổn giá xăng dầu. Để đảm bảo tính kế thừa, đồng thời tiếp tục tăng cường tính công khai, minh bạch, quỹ này sẽ chịu sự giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và toàn xã hội. Toàn bộ số tiền trích lập Quỹ Bình ổn giá để điều tiết, hỗ trợ cho mục tiêu Bình ổn giá xăng dầu trong nước theo điều hành của Bộ Công Thương.
Dự thảo cũng đề ra nguyên tắc hoạt động của Quỹ Bình ổn xăng dầu với nguyên tắc không vì mục tiêu lợi nhuận, không phát sinh cơ chế quản lý tập trung và không phát sinh tổ chức bộ máy, không có cơ chế tài chính riêng. Việc trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu chi thưc hiên một lần đối với một thương nhân đầu mối bán ra đầu tiên trên sản lượng xăng dầu cung ứng ra thị trường nội địa.
Quỹ bình ổn giá xăng dầu tại nhiều thời điểm giúp kiềm chế mức tăng giá mặt hàng này.
Khi có thông báo điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương về thời gian thực hiện mức trích lập, mức chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá, thương nhân đầu mối chủ động thực hiện trích lập, chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với sản lượng xăng, dầu ở nhiệt độ thực tế tiêu thụ trong nước theo quy định.
Tại kỳ điều hành giá cơ sở xăng dầu theo quy định, trường hợp cơ quan điều hành ước tính tổng số dư Quỹ Bình ổn giá của các thương nhân đầu mối ở mức 7.000 tỷ đồng, thương nhân đầu mối sẽ thực hiện ngừng trích lập Quỹ Bình ổn giá theo thông báo điều hành giá cơ sở xăng dầu của Bộ Công Thương.
Tại dự thảo này, mức trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu vẫn dự kiến là 300 đồng/lít, kg xăng dầu được tính vào giá bán xăng dầu.
Tuy nhiên, mức trích lập quỹ này không cố định mà sẽ có tăng, giảm theo diễn biến của thị trường. Và tại dự thảo thông tư lần này, Bộ Tài chính đưa ra quy định về điều kiện tăng, giảm mức trích lập, chi sử dụng quỹ đơn giản hơn so với quy định hiện hành. Cụ thể, mức trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu sẽ thấp hơn 300 đồng/lít/kg khi các yếu tố hình thành giá như giá xăng, dầu thế giới... biến động làm giá cơ sở kỳ công bố tăng trên 5% so với giá cơ sở liền kề.
Mặt khác, trường hợp giá xăng dầu tăng có thể tác động bất lợi đến phát triển kinh tế, xã hội và đời sống người dân thì mức trích lập quỹ cũng giảm so với mức 300 đồng/lít/kg.
Còn để tăng mức trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu cao hơn 300 đồng/lít/kg, Bộ Tài chính cho rằng khi giá cơ sở thấp hơn so với giá cơ sở kỳ điều hành liền kề, hoặc căn cứ vào số dư của quỹ và tình hình thực tế tại thời điểm điều hành giá.
Đối với việc chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu, theo Bộ Tài chính, thực hiện khi giá cơ sở cao hơn giá bán lẻ hiện hành, đồng thời, việc tăng giá bán có thể ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội, đời sống người tiêu dùng trong nước.
Thương nhân đầu mối chỉ được chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu theo thông báo điều hành của Bộ Công thương. Nghiêm cấm sử dụng quỹ để kinh doanh hoặc cho mục đích khác.
Đặc biệt, Bộ Tài chính lưu ý không chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu trong trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm giá cơ sở kỳ điều hành tăng khoảng 7% so với mức giá cơ sở liền kề. Chỉ chi sử dụng quỹ này khi việc tăng giá ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội và đời sống của người dân.
Trường hợp các yếu tố cấu thành gồm thuế, phí, giá nhập khẩu... biến động khiến giá cơ sở tăng 7-10% so với giá cơ sở liền kề thì sau khi thống nhất với Bộ Tài chính, Bộ Công thương quyết định mức chi sử dụng quỹ phù hợp.
Nếu các yếu tố cấu thành giá xăng dầu biến động khiến giá cơ sở tăng trên 10% so với giá cơ sở liền kề hoặc việc tăng giá xăng dầu tác động bất lợi đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống người dân thì Bộ Công thương chủ trì báo cáo Thủ tướng xem xét, chỉ đạo.
9/11 nhóm hàng hóa có chỉ số giá tiêu dùng tăng Tháng 2-2021 trùng với dịp Tết Nguyên đán nên giá thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình tăng, giá xăng dầu, giá gas trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn thành phố. Theo đó, CPI tháng 2 tăng 1,42% so với tháng trước. Tuy nhiên, CPI bình quân 2...