Giá xăng dầu hôm nay 26-1: Dầu thô vẫn “trái” chiều
Bắt đầu phiên giao dịch với hai màu xanh – đỏ sau khi tăng hơn 2%, giá dầu hôm nay 26-1 sẽ còn biến động sau báo cáo của EIA.
Theo oilprice, lúc 6 giờ 20 phút ngày 26-1 (giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) giao tháng 3 được giao dịch ở mức giảm 0,42%, tương đương 0,36 USD, xuống 85,24 USD/thùng.
Cùng thời điểm, dầu thô Brent giao tháng 3 vẫn duy trì mức tăng, được giao dịch ở mức giá “đỉnh” của ngày 25-1 là 88,20 USD/thùng
Giá dầu vẫn tăng – giảm trái chiều. Ảnh minh họa: Vanguardngr
Cả hai mặt hàng dầu Brent và WTI đều tăng hơn 2% trong phiên giao dịch ngày 25-1 sau khi tăng – giảm trái chiều đầu giờ sáng. Dầu Brent giao tháng 3 tăng 1,93 USD, tương đương 2,24%, lên 88,20 USD/thùng, trong khi dầu WTI tăng 2,29 USD, tương đương 2,75%, lên 85,60 USD/thùng.
Sự đi lên này của giá dầu thô, theo Reuters, là do lo ngại nguồn cung có thể trở nên eo hẹp bởi căng thẳng Nga – Ukraine gia tăng, các mối đe dọa cơ sở hạ tầng ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), cũng như việc vật lộn để đạt được mục tiêu tăng sản lượng hằng tháng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ, Nga và các đồng minh (OPEC ).
Video đang HOT
Giá dầu tăng bất chấp sự sụt giảm trên thị trường chứng khoán và khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất vào hôm nay 26-1.
Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao của OANDA cho biết, rủi ro địa chính trị khiến giá dầu thô tăng cao hơn khi thị trường dầu mỏ thắt chặt đang phải đối mặt với lượng tồn kho thấp mà khả năng rất dễ bị thiếu hụt trong những tháng tới.
“Các nhà giao dịch năng lượng không biết liệu tình hình ở biên giới Ukraine – Nga sẽ diễn biến như thế nào, liệu Iran có thể đạt được một thỏa thuận hạt nhân hay không, nhưng khả năng cao là điều gì đó sẽ không hề suôn sẻ”, Edward Moya cho biết thêm, đồng thời nhấn mạnh khả năng thiếu hụt nguồn cung cho thị trường dầu mỏ.
Các quan chức cấp cao của chính quyền Biden cho biết Mỹ đang đàm phán với các nước và công ty sản xuất năng lượng lớn trên thế giới về khả năng chuyển hướng nguồn cung dầu cho châu Âu nếu Nga xâm lược Ukraine.
Nga cho biết nước này đang theo dõi một cách hết sức lo ngại sau khi Mỹ đặt 8.500 binh sĩ vào tình trạng báo động để sẵn sàng triển khai tới châu Âu trong trường hợp cuộc khủng hoảng Ukraine leo thang.
Bất ổn địa chính trị làm gia tăng lo ngại về nguồn cung dầu eo hẹp. Ảnh minh họa: Getty
Trong khi đó, ở Trung Đông, ngày 24-1, UAE đã đánh chặn và phá hủy hai tên lửa đạn đạo của nhóm Houthi nhằm vào quốc gia vùng Vịnh sau một cuộc tấn công chết người một tuần trước đó.
Còn tại Iran, các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với các cường quốc phương Tây vẫn đang bế tắc. Thành công trong các cuộc đàm phán này có thể dẫn đến việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Iran và nhiều thùng dầu của Iran sẽ được cung cấp cho thị trường thế giới.
Thị trường dầu đang chờ báo cáo tồn kho của Mỹ dự kiến sẽ được Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đưa ra vào hôm nay.
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 26-1 cụ thể như sau: xăng E5 RON 92 không quá 23.595 đồng/lít; xăng RON 95 không quá 24.360 đồng/lít; dầu diesel không quá 18.903 đồng/lít; dầu hỏa không quá 17.793 đồng/lít và dầu mazut không quá 16.993 đồng/kg.
Giá dầu Brent và WTI tại châu Á biến động trái chiều
Giá dầu Brent và giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) biến động trái chiều trong phiên 7/9 tại châu Á, khi một số nhà đầu tư mua vào sau đợt giá dầu giảm gần đây, trong khi việc Saudi Arabia giảm mạnh giá dầu thô bán theo hợp đồng cho châu Á đã gây lo ngại về sự giảm sút nhu cầu và tạo sức ép lên lòng tin.
Giá xăng dầu được niêm yết tại một trạm xăng ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 4/7/2021. Ảnh tư liệu: Yonhap/TTXVN
Giá dầu Brent giao tháng 11/2021 tăng 35 xu Mỹ, hay 0,5%, lên 72,57 USD/thùng vào lúc 13 giờ 54 phút (theo giờ Việt Nam), sau khi giảm 39 xu Mỹ trong phiên trước.
Trong khi đó, giá dầu WTI giao tháng 10/2021 ở mức 69,16 USD/thùng, giảm 13 xu Mỹ, hay 0,2%, so với mức chốt phiên cuối tuần trước, khi không có giá chốt phiên 6/9 do thị trường đóng cửa trong Ngày lễ Lao động tại Mỹ.
Tập đoàn dầu mỏ nhà nước Saudi Aramco của Saudi Arabia ngày 5/9 đã thông báo đến các khách hàng sẽ giảm giá chính thức tháng 10 đối với tất cả các loại dầu bán cho châu Á ít nhất là 1 USD/thùng.
Việc giảm giá mạnh như vậy, một dấu hiệu cho thấy mức tiêu thụ tại khu vực nhập khẩu nhiều nhất trên thế giới vẫn thấp, diễn ra khi lệnh phong tỏa được thực hiện ở nhiều nước châu Á nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể Delta đã tác động đến triển vọng kinh tế.
Các thị trường cũng đang chịu sức ép khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước liên minh, còn gọi là OPEC , quyết định tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày từ tháng 8/2021 đến tháng 12/2021.
Giám đốc điều hành công ty quản lý tài chính Emori Fund Management Inc (Nhật Bản) Tetsu Emori cho rằng giá dầu Brent phục hồi nhưng niềm tin của thị trường vẫn yếu do nhu cầu tại châu Á và Mỹ tăng chậm trong bối cảnh gia tăng số ca mắc COVID-19. Trong khi đó, để giá dầu WTI tăng lên mức trên 70 USD/thùng cần có những thông tin tích cực mới như các dấu hiệu cho thấy đà tăng số ca mắc COVID-19 chững lại hoặc nhu cầu nhiên liệu máy bay tăng.
Nhà phân tích Toshitaka Tazawa tại công ty dịch vụ tài chính Fujitomi Securities Co Ltd (Nhật Bản) cho rằng giá dầu khó tăng cao hơn khi nhu cầu đi lại trong mùa Hè tại Mỹ yếu đi sau Ngày lễ Lao động.
Trong khi đó, những lo ngại rằng nguồn cung tại Mỹ vẫn hạn chế sau cơn bão Ida đang hỗ trợ giá dầu.
Lượng nhập khẩu dầu thô hàng ngày tại Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới, tăng cũng có lợi cho giá "vàng đen". Lượng dầu nhập khẩu của nước này trong tháng Tám tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Saudi Arabia khẳng định các chính sách của OPEC+ là hoàn toàn độc lập Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất dầu đối tác (OPEC ) hoàn toàn độc lập trong các chính sách và không hề có sự can thiệp từ bên ngoài vào các quyết định của liên minh này. Các bể chứa tại một cơ sở khai thác dầu ở thành phố Dammam, Saudi Arabia. Ảnh: AFP/TTXVN...