Giả vờ mua heo thịt để lừa đảo người chăn nuôi
Khoảng cuối năm 2023, trên địa bàn huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An liên tục xảy ra nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Với phương thức, thủ đoạn, khi phát hiện người dân có nuôi heo thịt cần bán, các đối tượng giả danh thương lái mua heo qua điện thoại, thỏa thuận giá và hẹn ngày đến cân heo.
Đến hẹn, có một nhóm đối tượng khác, tự xưng là người làm thuê cho thương lái mua heo đã liên hệ trước đó đến bắt heo. Sau khi cân heo, nhóm người này yêu cầu cho chở heo đi trước, nói dối rằng, thương lái mua heo đang trên đường đến trả tiền. Nhóm người này chở heo đi, đợi hoài không thấy thương lái đến trả tiền, người dân điện thoại thì hứa hẹn nhiều lần nhưng không trả tiền, sau đó tắt điện thoại không liên lạc được.
Cụ thể, ông Huỳnh Văn Út (SN 1952, ngụ ấp 3, xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) có nhu cầu bán 12 con heo thịt nên điện thoại cho thương lái quen biết trước đó và được trả lời không còn mua heo thịt nữa. Tuy nhiên ngày hôm sau, có một người tự xưng là thương lái mua heo, điện thoại cho ông Út hỏi mua, thương lượng giá cả và hẹn ngày đến bắt heo.
Ngày 25/10/2023, có một nhóm người tự xưng người làm thuê cho thương lái đến cân heo và chở 8 con heo thịt của ông Út đi trước, các đối tượng nói dối rằng, vài tiếng nữa, thương lái đến trả hết tiền sẽ bắt tiếp 4 con heo còn lại. Tuy nhiên, đợi hoài không thấy người lái heo gọi, ông Út liên hệ thì điện thoại không liên lạc được nên làm đơn trình báo Công an. Qua định giá, 8 con heo thịt có trọng lượng 882 kg, trị giá 43.218.000 đồng.
Cùng thời gian này, trên địa bàn ấp 1, xã Mỹ An, huyện Thủ Thừa, xuất hiện thủ đoạn lừa mua heo như trên. Anh P.V. A, ngụ địa chỉ trên, có nhu cầu bán 9 con heo thịt nên điện thoại cho thương lái (quen biết trước do từng bán heo). Với thủ đoạn trên, đối tượng đã lừa bắt 9 con heo có trọng lượng 900kg, trị giá 44.100.000 đồng.
Video đang HOT
Trước đó, vào ngày 28/9/2023, một người dân ở ấp Bình Lương 2, xã Bình Thạnh, huyện Thủ Thừa cũng bị thương lái mua heo thịt lừa với thủ đoạn như trên, tài sản thiệt hại là 9 con heo thịt, tổng trọng lượng 1.039kg, trị giá 50.911.000 đồng.
Nhận tin báo của các bị hại, Công an huyện Thủ Thừa xác lập chuyên án, chỉ đạo các lực lượng phối hợp nhanh chóng điều tra, truy xét đối tượng lừa đảo. Lần theo dấu từ các xe chở heo và áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng điều tra tìm ra thủ phạm là Võ Minh Luân (SN 1988, ngụ ấp Trung Lợi, xã Trung Hòa, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang). Ngày 22/2/2024, Ban Chuyên án quyết định phá án, bắt giữ đối tượng Luân để điều tra, xử lý.
Tại cơ quan điều tra, đối tượng Luân khai nhận, làm nghề mua bán heo thịt ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang và các huyện, thành phố giáp ranh với tỉnh Long An… Do làm ăn thất bại, Luân thiếu tiền nhiều người, không có khả năng chi trả nên nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của người khác. Luân dùng tên giả, sim số điện thoại rác, giả danh là thương lái mua heo, để lừa đảo người chăn nuôi. Luân thường trả giá mua heo thịt cao hơn giá mua của các thương lái khác, sau khi lừa bắt heo, đối tượng bán cho một thương lái khác, lấy tiền tiêu xài. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thủ Thừa đã bắt tạm giam đối với Luân về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trung tá Nguyễn Ân Tình, Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự, Công an huyện Thủ Thừa khuyến cáo, để tránh bị lừa đảo, người dân tìm hiểu kỹ thông tin, lai lịch của các thương lái trước khi giao dịch mua bán; yêu cầu trả tiền trước mới cho lấy tài sản. Khi nghi ngờ bị lừa đảo, người dân trình báo ngay sự việc với cơ quan Công an gần nhất để được xem xét, giải quyết theo quy định pháp luật.
Vợ chồng CEO Alibaba Nguyễn Thái Luyện kháng cáo kêu oan
Bị cáo Nguyễn Thái Luyện và vợ là Võ Thị Thanh Mai cùng 2 em trai Nguyễn Thái Lực và Nguyễn Thái Lĩnh vừa có đơn kháng cáo kêu oan.
Chiều 16/1, trả lời PV VTC News, Thẩm phán Trần Minh Châu, Chủ tọa phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ lừa đảo và rửa tiền xảy ra tại Công ty Alibaba cho biết, hiện tòa đã nhận được đơn kháng cáo của 14/23 bị cáo trong vụ án.
Trong 14 đơn kháng cáo, có đơn của Nguyễn Thái Luyện và vợ là Võ Thị Thanh Mai cùng 2 em trai Nguyễn Thái Lực và Nguyễn Thái Lĩnh.
Thẩm phán Trần Minh Châu tại phiên xử sơ thẩm vụ án Công ty Alibaba. (Ảnh: Thy Huệ)
"Có 14 người kháng cáo, chủ yếu là vợ chồng Nguyễn Thái Luyện và 2 em ruột của Luyện. Luyện vẫn kêu oan, kêu không phạm tội lừa đảo. Vợ thì kháng cáo về 2 tội danh. Trước ở tòa thì kêu oan về tội rửa tiền, giờ thì kêu oan về tội lừa đảo", Thẩm phán Trần Minh Châu nói.
Trước đó, ngày 29/12/2022, sau hơn 2 tuần xét xử sơ thẩm, TAND TP.HCM tuyên án chung thân đối với bị cáo Nguyễn Thái Luyện, Chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bị cáo Luyện có trách nhiệm trả cho 4.550 bị hại số tiền hơn 2.400 tỷ đồng.
Theo HĐXX, bị cáo Nguyễn Thái Luyện là người chủ mưu, cầm đầu, giữ vai trò điều hành xuyên suốt chỉ đạo toàn bộ hoạt động Công ty Alibaba và 22 pháp nhân liên quan... do đó cần áp dụng điểm A, khoản 4, Điều 174 Bộ luật Hình sự để xử phạt đối với bị cáo.
"Mặc dù HĐXX xem xét các tình tiết giảm nhẹ như luật sư trình bày dành cho bị cáo, nhưng xét số tiền bị cáo chiếm đoạt của các bị hại đặc biệt lớn, không chỉ xâm phạm quyền sở hữu của người khác mà còn phá vỡ quy hoạch sử dụng đất của Nhà nước nên cần có mức hình phạt nghiêm khắc nhất", HĐXX nêu.
Khi được nói lời sau cùng, Nguyễn Thái Luyện nhận toàn bộ trách nhiệm dân sự, Luyện xin HĐXX không xem xét trách nhiệm dân sự với những bị cáo khác là nhân viên của mình.
Bị cáo Nguyễn Thái Luyện và vợ là Võ Thị Thanh Mai. (Ảnh: Thy Huệ)
Về trách nhiệm hình sự, Luyện mong HĐXX xem xét cho các nhân viên của mình được hưởng mức án tù hợp lý để họ có thể làm lại cuộc đời: "Các bị cáo khác cũng chỉ vì tin tưởng lời của bị cáo, thực tế các bị cáo này không biết gì hết, không hưởng lợi".
Con bị cáo Võ Thị Thanh Mai, trong các phiên sơ thẩm, Mai luôn nói cảm thấy bị oan khi bị truy tố tội rửa tiền. Tuy nhiên, khi HĐXX hỏi về các khoản chi số tiền đã rút, Mai lại không chịu nói.
"Bị cáo bị truy tố tội rửa tiền thì bị cáo thấy mình bị oan", Võ Thị Thanh Mai nói.
Trước tòa, Võ Thị Thanh Mai vừa khóc vừa nói, đã rút 13 tỷ đồng tiền mặt để trả nợ (3 tỷ đồng) và chi cho một người khác (9 tỷ đồng). Chủ tọa hỏi chi cho ai thì Mai khai "không tiện nói tên".
Đến 29/12/2022, HĐXX tuyên phạt bị cáo Võ Thị Thanh Mai 20 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và 12 năm tù về tội rửa tiền, tổng hình phạt 30 năm tù.
HĐXX cũng tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thái Lực 17 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và 10 năm tù tội rửa tiền, tổng hình phạt 27 năm tù; bị cáo Nguyễn Thái Lĩnh bị tuyên án 17 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thái Bình: Khởi tố 19 kẻ giả danh công an, VKS chiếm đoạt trên 28 tỷ đồng Cơ quan CSĐT Công an TP Thái Bình khởi tố 19 bị can giả danh cán bộ công an, viện kiểm sát để giúp bị hại giải quyết vụ việc, chiếm đoạt số tiền trên 28 tỷ đồng. Tối 15/1, đại diện Công an tỉnh Thái Bình cho biết, Cơ quan CSĐT Công an TP Thái Bình đã khởi tố vụ án, khởi...