Giá vật tư nông nghiệp tăng cao ảnh hưởng lớn đến vụ lúa Đông Xuân
Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, vụ lúa Đông Xuân 2021-2022, toàn tỉnh dự kiến xuống giống 190.000 ha, cần sử dụng 133.000 tấn phân bón và gần 2.100 tấn thuốc bảo vệ thực vật.
Tuy nhiên, hiện giá vật tư đầu vào, đặc biệt là giá phân bón tăng mạnh khiến người nông dân gặp nhiều khó khăn.
Anh Nguyễn Thành Dũng ở xã Tân Mỹ, huyện Thành Bình cho biết, anh đang xuống giống hơn 1ha lúa Đông Xuân sớm, nhưng do giá phân lên quá cao ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất. Hiện giá phân DAP 980.000 đồng/bao (50kg), Đạm Cà Mau 830.000 đồng/bao, Kali 780.000 đồng/bao…, đa số đều tăng so với cách đây 2 tháng, mỗi bao phân 50 kg tăng từ 300.000-400.000 đồng.
Anh Dũng cho biết thêm, mỗi héc ta sản xuất lúa Đông Xuân phải bón từ 600-700 kg phân các loại. Nếu giá phân tăng cao, theo anh Dũng dự tính giá lúa từ 5.000-5.500 đồng/kg, thì mùa vụ Đông Xuân từ hoà đến lỗ vốn.
Nguyên nhân phân tăng giá, nhiều doanh nghiệp cho rằng, do nguyên, nhiên liệu đầu vào tăng, cùng với đó chi phí vận tải trong nước và thế giới, nhất là cước tàu biển tăng cao khiến giá vật tư nông nghiệp trong nước tăng cao.
Trước việc tăng giá phân, nông dân, các hợp tác xã ở tỉnh Đồng Tháp kiến nghị, Nhà nước cần có chính sách bình ổn giá để người nông dân, hợp tác xã yên tâm sản xuất. Bên cạnh đó, cần có sự kiểm tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp nhằm tránh tình trạng phân bón kém chất lượng tràn lan trên thị trường…
Ông Huỳnh Tất Đạt – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp yêu cầu Cục Quản lý thị trường thường xuyên kiểm tra, kiểm soát tình hình kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng tăng giá, bán hàng không đảm bảo chất lượng, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Theo ông Ông Huỳnh Tất Đạt, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới vẫn còn diễn biến khá phức tạp, việc thiếu nguyên liệu, chi phí vận tải tăng có thể sẽ còn diễn ra. Chính vì vậy, nông dân cũng không nên trông chờ mà phải tự đổi mới, chủ động hơn trong việc sản xuất của mình bằng việc giảm giống gieo sạ, áp dụng “1 phải, 5 giảm”, “3 giảm, 3 tăng”… để tự giảm chi phí sản xuất.
Video đang HOT
Hợp tác thúc đẩy sử dụng thuốc BVTV sinh học, phân bón hữu cơ
Cục BVTV ký kết hợp tác đẩy mạnh phát triển sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc BVTV sinh học giai đoạn 2021 - 2025, hướng tới nền nông nghiệp hữu cơ.
Thực hiện kết luận của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT tại Hội nghị trực tuyến Thực trạng và giải pháp quản lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vùng trồng, cơ sở đóng gói tại các tỉnh ĐBSL (diễn ra ngày 27/8/2021), ngày 21/10, Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV đã ký kết Kế hoạch hợp tác giai đoạn 2021 - 2025.
Thúc đẩy nền nông nghiệp hữu cơ
Theo đó, Cục BVTV cùng với 8 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón ký kết "Kế hoạch hợp tác thực hiện chương trình phát triển sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ, sử dụng phân bón cân đối hiệu quả".
Lễ ký kết hợp tác giữa Cục BVTV và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Ảnh: Trung Quân.
Cục BVTV cùng với 7 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV cũng đã ký "Cam kết phối hợp thực hiện hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả, phát triển sản xuất và sử dụng thuốc BVTV sinh học".
Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục BVTV cho biết: Hoạt động ký kết hợp tác lần này nhằm xây dựng cơ chế cụ thể, tiếp tục khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón, thuốc BVTV vào quá trình thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, an toàn, bền vững; đóng góp giá trị cho xã hội, đem lại lợi ích cho nông dân, doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó, kế hoạch hợp tác sẽ tập trung vào các các hoạt động:
Xây dựng bộ tài liệu khoa học, tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn nông dân về việc sử dụng thuốc BVTV và phân bón an toàn, hiệu quả, có trách nhiệm. Ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc BVTV sinh học và giảm sử dụng thuốc BVTV hóa học trên đồng ruộng.
Cục BVTV phối hợp với các doanh nghiệp, địa phương sẽ xây dựng 117 mô hình sử dụng thuốc BVTV sinh học, an toàn, hiệu quả theo hướng nông nghiệp sinh thái, phát triển bền vững. Ảnh: TL.
Tập huấn và cùng các đại lý ký cam kết kinh doanh phân bón, thuốc BVTV đảm bảo chất lượng, truy xuất được nguồn gốc, minh bạch thông tin và thương hiệu. Hướng dẫn nông dân sử dụng phân bón hợp lý, cân đối, thuốc BVTV có trách nhiệm, an toàn, hiệu quả, đúng quy định, cam kết thực hiện chương trình cùng nông dân bảo vệ môi trường.
Các doanh nghiệp sẽ cùng với Cục BVTV, các địa phương, xây dựng mô hình sử dụng thuốc BVTV và phân bón an toàn, hiệu quả theo hướng nông nghiệp sinh thái, phát triển bền vững.
Ứng dụng các công nghệ mới, công nghệ số, thiết bị hiện đại trong sản xuất, sử dụng phân bón, thuốc BVTV thế hệ mới.
Xây dựng 176 mô hình phân bón hữu cơ
Theo nội dung hợp tác, trong giai đoạn 2021 - 2025, các bên sẽ dự kiến phối hợp xây dựng 176 mô hình phân bón hữu cơ với diện tích 442 ha, tổng kinh phí thực hiện 15,7 tỷ đồng. Tổ chức khoảng 993 lớp tập huấn về phân bón hữu cơ với 15.300 người tham dự; 117 mô hình sử dụng thuốc BVTV sinh học với diện tích 650 ha, tổng kinh phí thực hiện là 64,868 tỷ đồng. Số lớp tập huấn 4.780 lớp với 227.740 nông dân và đại lý buôn bán thuốc BVTV tham dự.
Lễ ký kết được tiến hành theo hình thức trực tuyến, với sự có mặt của đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Sản xuất và Kinh doanh thuốc BVTV Việt Nam. Ảnh: Trung Quân.
Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Sản xuất và Kinh doanh thuốc BVTV Việt Nam (VIPA), đại diện cho các doanh nghiệp tham gia ký kết hợp tác bày tỏ quan điểm: Việc sử dụng thuốc BVTV sinh học là xu hướng tất yếu của ngành nông nghiệp hiện nay và tương lai. Tuy nhiên, để thuốc BVTV sinh học trở thành một phần tất yếu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp bền vững cần có những bước đi chắc chắn, đầu tư có trọng điểm và áp dụng các giải pháp đồng bộ.
Theo ông Sơn, việc đầu tiên cần làm là thay đổi nhận thức, thói quen sử dụng thuốc BVTV của người dân. Các cơ quan quản lý nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp cùng nhau phối hợp tổ chức, xây dựng các mô hình sử dụng thuốc BVTV sinh học để đánh giá hiệu quả, đồng thời tạo "gương" để người dân soi chiếu.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nên nghiên cứu đến việc trợ giá cho người dân sử dụng thuốc BVTV sinh học trong giai đoạn đầu. Bởi lẽ, khi mới sử dụng thuốc BVTV sinh học thì mức độ hiệu quả sẽ không nhìn thấy được ngay, cùng với việc giá thành hiện nay đang ở mức tương đối cao.
Cục BVTV phối hợp với các doanh nghiệp sẽ xây dựng 176 mô hình phân bón hữu cơ giai đoạn 2021 - 2025. Ảnh: TL.
Vì vậy, việc trợ giá sẽ giúp người dân từng bước tiếp cận, nắm vững kiến thức, lợi ích của việc sử dụng thuốc BVTV sinh học. Từ đó, thay đổi thói quen, hành vi trong việc sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất.
Các doanh nghiệp cũng kiến nghị với Bộ NN-PTNT, Cục BVTV, các cơ quan quản lý thời gian tới cần tiếp tục đơn giản hơn các thủ tục đăng ký thuốc BVTV giúp doanh nghiệp giảm chi phí, thời gian để đến năm 2025, phấn đấu đạt 30% tên thuốc BVTV sinh học có trong danh mục thuốc BVTV đươc phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam.
Chứng khoán ngày 19/10: Cổ phiếu nào nên chú ý? Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 19/10. Khuyến nghị mua LTG với giá mục tiêu 54.700 đồng/cp CTCK Mirae Asset : Năm 2021, Mirae Asset dự báo doanh thu thuần và lãi ròng thuộc về cổ đông công ty mẹ LTG đạt 11.150 tỷ và 565 tỷ đồng, tăng 48,6% và 54,4% cùng kỳ:...