Giá vàng trong nước đồng loạt đảo chiều giảm
Sau khi tăng mạnh 200-400 nghìn đồng/lượng trong ngày hôm qua, giá vàng mở cửa sáng nay (16/9) lại đảo chiều đi xuống khoảng 100-150 nghìn đồng/lượng.
Khảo sát lúc 9h15 sáng nay (16/9), giá vàng miếng SJC tại Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đang ở ngưỡng 56,05 – 56,55 triệu đồng/lượng, giảm 50 nghìn đồng/lượng chiều mua vào và 100 nghìn đồng/lượng chiều bán ra so với giá khảo sát sáng qua.
Chênh lệch giá mua vào – bán ra được thu hẹp xuống còn 500 nghìn đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng Doji bán lẻ tại Hà Nội giảm 130 nghìn đồng/lượng chiều mua vào và 100 nghìn đồng/lượng chiều bán ra, hiện đang được giao dịch quanh ngưỡng 56,17 – 56,55 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua vào – bán ra ở mức 380 nghìn đồng/lượng.
Giá vàng thế giới cũng biến động mạnh trong các phiên gần đây, sau khi tăng vọt lên 1.973 USD/ounce trong ngày hôm qua, giá vàng lại quay đầu giảm mạnh. Lúc 8h45, giá vàng giao ngay trên thế giới đứng ở mức 1.954 USD/ounce, giảm khoảng 7 USD/ounce so với cùng thời điểm sáng hôm qua.
Giá vàng thế giới biến động mạnh, tăng vọt rồi lại quay đầu giảm trong bói cảnh giới đầu tư chờ đợi một sự thay đổi chính sách tiền tệ chính thức của Mỹ sau tuyên bố mang tính định hướng gần đây của chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell.
Video đang HOT
Phía sau việc giá vàng đắt chưa từng có
Giá vàng tăng dồn dập qua từng phiên và đang đắt chưa từng có, nhiều chuyên gia nhận định giá sẽ còn tăng tiếp, vậy phía sau đó, chuyện gì đang diễn ra?
Giá vàng còn tăng rất mạnh
Thị trường vàng những ngày qua liên tiếp thiết lập các kỷ lục lịch sử mới, thế nhưng theo các chuyên gia đà tăng này chưa dừng lại, giá kim loại quý sẽ còn được đẩy lên mốc cao hơn.
Bên cạnh đó, dòng tiền đổ vào các quỹ giao dịch vàng, chủ yếu nằm ở khu vực Bắc Mỹ và châu Âu vượt xa mốc kỷ lục từng thiết lập vào năm 2009. Tổng số vàng nắm giữ trong các quỹ ETF tăng hơn 600 tấn trong năm nay. " Nhu cầu vàng toàn cầu trong năm 2020 hầu như được kích thích từ phía đầu tư và dòng vốn ào ạt đổ vào với tốc độ chưa từng có", ông Steve Dunn, người đứng đầu quỹ ETF tại Aberdeen Standard Investments cho biết.
Giá vàng có thể tiếp tục tăng trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 và những bất ổn về chính trị, kinh tế lan rộng trên thế giới. (Ảnh minh hoạ).
Các quỹ vàng ở New York đã nhập vào ồ ạt tổng cộng hơn 700 tấn vàng, thiết lập mức kỷ lục kể từ năm 1993. Động lực chủ yếu của tình trạng này là do thị trường tài chính đang điêu đứng vì kinh tế đóng cửa và các nhà máy lọc dầu đình trệ vì dịch bệnh, người đầu tư vì thế trông chờ vào kênh trú ẩn an toàn nhất. Tương tự, giá trị vàng trong kho của Comex đã tăng lên một cách kỷ lục.
Nhận định về tác động của dịch COVID-19 đến thị trường vàng, theo các chuyên gia, bản thân dịch COVID-19 không phải là nguyên nhân tác động trực tiếp nhưng tất cả biện pháp của các chính phủ để bảo vệ quốc gia của họ từ những chính sách nới lỏng tiền tệ cho đến hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, cách ly...đã đưa rất nhiều quốc gia đối diện với tình trạng khủng hoảng kinh tế.
" Trong báo cáo cập nhật về triển vọng kinh tế toàn cầu, Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo GDP toàn cầu xuống mức tăng trưởng âm 5,2% trong năm nay. Trong một bức tranh kinh tế ảm đạm như vậy, cộng với các biện pháp, chính sách tài khoá tiền tệ của các quốc gia đã làm suy giảm đồng USD. Từ thực trạng này, giá vàng đã được đẩy lên cao", TS. Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính ngân hàng nhận định.
Quay trở về thị trường vàng Việt Nam, TS. Nguyễn Trí Hiếu đánh giá cung cầu thị trường vàng trong nước tương đối ổn định, nhu cầu vàng không tăng cao, nguồn cung cũng tương đối dồi dào. Tuy nhiên giá vàng bị đẩy lên do tâm lý của nhà đầu tư và tình hình thế giới. " Trong tình trạng nền kinh tế khủng hoảng như hiện nay, các nhà đầu tư trên thế giới và Việt Nam nghĩ rằng vàng là tài sản, kênh trú ẩn tài chính an toàn", ông Hiếu nói.
Cùng quan điểm với TS. Nguyễn Chí Hiếu, TS.Bùi Trinh - Viện Nghiên cứu Phát triển Việt Nam cũng nhận xét: "C ác kênh đầu tư khác như bất động sản, dầu mỏ, chứng khoán đang rất lao đao, chỉ có thị trường vàng là vẫn tương đối vững chãi nên các nhà đầu tư trên thế giới và Việt Nam mua vàng là điều dễ hiểu. Vì thế không phải vấn đề cung cầu bị lệch pha", TS. Bùi Trinh nhận định.
Mặc dù thị trường vàng biến động và chịu tác động bởi nhiều yếu tố nhưng phần lớn các chuyên gia và nhà đầu tư đều nhận định giá vàng sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian sắp tới.
" Vàng thế giới đang ở mức cao kỷ lục trong vòng 9 năm qua với mức tăng lên tới trên 1.800 USD/ounce, có những dự báo cho rằng kim loại quý có thể đạt mốc 1.900 USD - 2.000 USD/ounce. Nếu theo đà này, trong nước, nhiều khả năng giá vàng cũng đạt mốc kỷ lục 55 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, trước khi đạt được mốc đó thì thị trường vàng cũng sẽ phải chứng kiến rất nhiều biến động, thậm chí có lúc xuống rất thấp", TS. Nguyễn Trí Hiếu nêu dự đoán.
Kinh tế chịu ảnh hưởng gì?
Vàng vốn được xem là kênh đầu tư an toàn, là "vịnh tránh bão" cho dòng tiền để chống lại khủng hoảng, lạm phát cũng như sự mất giá của tiền tệ.
Trong thời gian qua, bên cạnh yếu tố dịch bệnh, thế giới còn chứng kiến các vấn đề về chính trị như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, "ngòi thuốc súng" ở Afghanistan, các nước Trung Đông. Ở châu Âu, Anh rút khỏi EU cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế thế giới. Trong khi đó, nội bộ chính trị Mỹ hết sức bất ổn trong cuộc đua bầu cử Tổng thống giữa các Đảng phái.
Hàng loạt vấn đề trên nhiều khả năng vẫn còn tiếp tục thêm thời gian nữa, thậm chí có thể diễn biến phức tạp hơn. Và khi mà những dự đoán về khủng hoảng, suy thoái, lạm phát... vẫn còn phủ bóng đen lớn trên nền kinh tế toàn cầu thì giá vàng vẫn còn nhận được sự hỗ trợ tăng giá.
Phía sau đà tăng mạnh của giá vàng, giới chuyên gia dự đoán, kinh tế thế giới cần một lượng tiền khổng lồ để giải quyết các vấn đề bất ổn và cái giá phải trả là lạm phát tăng vọt. Nhất là trong bối cảnh đồng tiền định giá vàng trên thị trường tài chính thế giới là USD liên tục suy yếu.
Đối với Việt Nam, vàng không có vai trò quá quan trọng trong các hoạt động của nền kinh tế. Vì thế, dù giá vàng trên thế giới vừa qua có những thời điểm nhảy lên rất cao, tại Việt Nam giá trị vàng tăng cũng chỉ dần dần và có sự độc lập tương đối với giá thế giới. Do đó sự ảnh hưởng tiêu cực được dự đoán là không nhiều.
Các chuyên gia nhận định việc vàng tăng giá sẽ không tác động nhiều đến chính sách tiền tệ ở Việt Nam.
" Hiện vàng tăng giá kỷ lục nhưng không gây ảnh hưởng đến các chính sách tiền tệ bởi chính phủ đã thành công trong vấn đề triệt tiêu vàng hóa nhiều năm nay, sẽ không có những cơn sốt mua vàng như chục năm trước", TS. Nguyễn Trí Hiếu nói.
TS.Bùi Trinh cũng cho rằng giá vàng tăng không gây ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ. " Nếu giá vàng tăng cao quá mức sẽ ảnh hưởng đến lạm phát, ảnh hưởng dây chuyền đến các mặt hàng khác. Tuy nhiên về mặt đầu tư không có chuyện bán tháo tài sản để mua vàng nên không ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ, không tạo ra thị trường "vàng đen" như trước kia", ông Trinh khẳng định.
Tuy nhiên, theo số liệu của WGC (Hội đồng vàng thế giới) số lượng vàng nằm trong người dân Việt Nam lên đến cả ngàn tấn. Như thế tồn tại một khối lượng tiền lớn không được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và có thể làm cho các chính sách kiềm chế lạm phát, bình ổn kinh tế trở nên khó khăn hơn, việc giảm bớt lượng tiền thừa trong nền kinh tế sẽ khó mà đạt được kết quả như mong đợi khi không "hút" được lượng tiền này để đưa vào nơi cần đến.
'Giá vàng sẽ tiếp tục lập những đỉnh mới' Các chuyên gia tài chính quốc tế trao đổi với Zing về nguyên nhân của cơn sốt giá vàng và dự đoán vàng quốc tế còn lập đỉnh mới trong tương lai gần. 5 ngày qua, mỗi ngày giá vàng trong nước đều ghi nhận một mức đỉnh mới. Giá vàng bán ra tại các cửa hàng khu vực Hà Nội của Công...