Giá vàng thế giới tăng cao do giới đầu cơ Trung Quốc dồn dập ‘lướt sóng’
Xu hướng các nhà đầu cơ Trung Quốc ồ ạt mua vàng là nguyên nhân chính khiến giá vàng thế giới tăng cao kỷ lục trong tháng nay.
Khách hàng chọn mua trang sức tại tiệm vàng ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Theo tạp chí tài chính Financial Times, sàn giao dịch hàng hóa Thượng Hải (SHFE) đã có 295.233 hợp đồng mua vàng tương lai, tương đương 295 tấn vàng. Con số này đánh dấu mức tăng gần 50% kể từ tháng 9 năm ngoái, trước khi căng thẳng địa chính trị leo thang tại Trung Đông.
Cũng theo dữ liệu của Bloomberg, đầu tháng nay, sàn giao dịch SHFE ghi nhận sức mua kỷ lục với 324.857 hợp đồng.
Trong khi đó, công ty giao dịch Zhongcai cũng mua một lượng lớn hợp đồng vàng tương đương 50 tấn, trị giá gần 4 tỷ USD, bằng 2% vàng dự trữ của ngân hàng trung ương Trung Quốc.
“Các nhà đầu cơ Trung Quốc đang ráo riết mua vàng. Trong nhiều thập kỷ, các thị trường mới nổi trở thành những người mua vàng lớn nhất, nhưng họ chưa thể tác động tới giá vàng do sức mạnh đồng tiền phương Tây. Tuy nhiên, giờ đây, chúng ta đã tiến tới giai đoạn nơi mà sức mua tại các thị trường mới nổi có thể tác động lên giá vàng”, John Reade – chiến lược gia trưởng thị trường tại Hội đồng Vàng Thế giới – nhận định.
Kể từ tháng 11/2022, giá vàng đã tăng hơn 40%, một phần là do hoạt động mua vàng thỏi kỷ lục của các ngân hàng trung ương tại các thị trường mới nổi khi họ đang tìm cách đa dạng hóa dự trữ ngoài đồng USD và trong bối cảnh dấu hiệu lãi suất đạt đỉnh.
Vàng ngày càng trở thành tài sản trú ẩn an toàn kể từ khi xung đột Israel-Gaza bùng nổ vào tháng 10/2023. Giá vàng đã đạt mức cao nhất mọi thời đại là 2.431 USD/ounce vào tuần trước.
Mặc dù vậy, quy mô của đợt tăng giá này đã khiến nhiều nhà phân tích kinh ngạc. Họ chỉ ra rằng xu hướng gia tăng này trái ngược với dòng vốn chảy ra từ các quỹ giao dịch trao đổi của Mỹ và châu Âu.
Video đang HOT
Thay vào đó, một số ý kiến cho rằng hoạt động trên SHFE và Sàn giao dịch vàng Thượng Hải là động lực lớn thúc đẩy đà tăng của giá vàng, trong bối cảnh các nhà đầu tư Trung Quốc muốn đa dạng tài sản dự trữ trước các cuộc khủng hoảng bất động sản và thị trường chứng khoán.
Công ty Zhongcai đứng đầu trong nhóm các công ty thương mại Trung Quốc đặt cược lớn vào việc lướt sóng giá vàng.
“Như những gì đã diễn ra trong nhiều năm nay, các giao dịch ngắn hạn trên thị trường vàng có thể nhanh chóng đẩy giá lên cao hơn hoặc đưa giá xuống thấp hơn”, ông Reade nói. Vừa mới đạt mức kỷ lục trong tuần trước, giá vàng đã giảm mạnh vào hai ngày 22-23/4 vừa qua.
Giới phân tích 'đau đầu' lý giải nguyên nhân giá vàng leo dốc
Hãy xem các chuyên gia tìm hiểu kỹ hơn để hiểu rõ: Tại sao vàng lại đột ngột tăng giá vào thời điểm này?
Những thỏi vàng được trưng bày tại Cục Khắc và In ấn Hoa Kỳ ở Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Việc vàng tăng vọt lên mức cao nhất mọi thời đại có vẻ dễ dàng được lý giải, do môi trường địa chính trị bất ổn và triển vọng u ám của nền kinh tế toàn cầu. Kim loại quý này nổi tiếng là "nơi trú ẩn an toàn" trong thời kỳ bất ổn và quan điểm chung là giá vàng sẽ tăng khi lãi suất giảm - điều mà nhiều nhà đầu tư kỳ vọng sẽ xảy ra vào cuối năm nay. Nhưng hãy xem các chuyên gia tìm hiểu kỹ hơn để hiểu rõ: Tại sao vàng lại đột ngột tăng giá vào thời điểm này?
Sau khi giao dịch ở mức khá ổn định trong nhiều tháng, giá vàng bắt đầu tăng vọt vào đầu tháng 3/2024. Kim loại quý này đã tăng 14% kể từ đó và ghi dấu chuỗi tăng kỷ lục hàng ngày. Nhưng những căng thẳng địa chính trị trên toàn cầu đã "nóng lên" trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm và triển vọng về thời điểm cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã trở nên mờ mịt hơn trong những tuần gần đây. Vậy điều gì đã thay đổi?
Giới lãnh đạo trong lĩnh vực này và các nhà phân tích giàu kinh nghiệm đã đưa ra những câu trả lời rất khác nhau cho câu hỏi ai hoặc điều gì đã đưa vàng lên mức cao chưa từng có. Liệu có phải là do các ngân hàng trung ương đang lo lắng về vai trò của đồng USD như một vũ khí kinh tế? Các quỹ đầu tư đang đặt cược rằng kế hoạch giảm lãi suất của Fed sắp diễn ra? Các nhà giao dịch bị thu hút bởi vàng chỉ vì kim loại quý này tăng giá? Lạm phát dai dẳng và nỗi lo "hạ cánh cứng" của nền kinh tế Mỹ? Đồng tiền suy yếu? Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới? Hay tất cả những điều trên?
Câu hỏi này đã khiến những người trong ngành tìm hiểu hệ thống giao dịch vàng khổng lồ trải dài trên các hợp đồng vàng kỳ hạn và các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) từ New York (Mỹ), Thượng Hải (Trung Quốc) cho đến một trung tâm giao dịch phi tập trung khổng lồ ở London (Anh) và mạng lưới đại lý vàng trải khắp thế giới.
Đó là một thị trường phức tạp mà về mặt lịch sử rất khó có thể tìm hiểu tường tận. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý đã nỗ lực trong nhiều năm để tăng cường tính minh bạch của thị trường vàng, tăng khả năng tiếp cận dữ liệu giúp làm sáng tỏ hơn một chút về đà tăng giá mới đây.
Ai đang mua vàng?
Đầu tiên, câu trả lời là: Các ngân hàng trung ương nói riêng cũng như các tổ chức và nhà giao dịch lớn đang chuẩn bị cho giai đoạn nới lỏng chính sách tiền tệ. Ngoài ra, người tiêu dùng Trung Quốc, vốn đang lo lắng về lợi nhuận giảm sút từ các tài sản khác và đồng nội tệ mất giá, cũng có nhu cầu mua vàng cao.
Nhưng những nhóm người mua đó là lực lượng hậu thuẫn giá vàng nhất quán trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Các nhà phân tích đang được trang bị dữ liệu thị trường đầy đủ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, câu trả lời của họ về vấn đề này lại rất mơ hồ: Đó là tất cả mọi người mua đã tập trung vào vàng vào cùng thời điểm, không có ai là cụ thể.
Một điều cũng khó hiểu là các nhà đầu tư chưa tiếp cận các quỹ ETF, một trong những cách dễ dàng nhất để mua vàng. Dòng tiền chảy ra ổn định từ các quỹ ETF được hỗ trợ bằng vàng cho thấy rằng một nhóm nhà đàu tư lớn đang bỏ lỡ hoặc rút tiền mặt.
Ông Nate Geraci, Chủ tịch của ETF Store, cho biết: "Đây là một trong những hiện tượng kỳ lạ nhất mà tôi từng thấy trong không gian ETF. Điều đặc biệt thú vị là nhu cầu vàng rất mạnh ở các kênh giao dịch khác nhau".
Việc thu lợi nhuận của các nhà đầu tư dài hạn đã mua từ nhiều năm trước là cách Citigroup Inc. giải thích tại sao dòng vốn ròng của ETF lại yếu đi một cách đáng kể. Theo ông Joe Cavatoni, người giám sát Hội đồng Vàng thế giới (WGC), thực tế là dòng tiền chảy ra ổn định và lớn không có tác động lớn đến giá cả cũng cho thấy nhu cầu mạnh mẽ đối với vàng. Ông nói trong một cuộc phỏng vấn: "Có những nhà đầu tư khác đang mua vàng vật chất, vì vậy nó không có tác động gì cả. Hãy thử đoán xem điều này sẽ đi đến đâu".
Ở đâu và khi nào?
Trong các thị trường kỳ hạn và phi tập trung lớn hơn, hoạt động giao dịch đang tăng mạnh, báo hiệu rằng những tổ chức đầu tư thông thường gồm ngân hàng trung ương, ngân hàng đầu tư, quỹ hưu trí, quỹ đầu tư quốc gia đều tham gia. Hoạt động quyền chọn cũng đang tăng lên và có những kỳ vọng rằng giá vàng có thể vẫn tăng cao hơn khi các đại lý quyền chọn nhanh chóng bù đắp rủi ro của họ.
Số lượng hợp đồng vàng giao kỳ hạn chưa thanh toán ở thị trường New York đang tăng lên, một dấu hiệu cho thấy các khoản đặt cược dài hạn của các nhà quản lý tiền tệ đang gia tăng.
Nhưng khối lượng giao dịch tổng thể đã vượt xa số lượng hợp đồng mở - cho thấy sự gia tăng vượt trội của loại quỹ thuật toán giao dịch trong ngày.
Thị trường vàng nổi tiếng nhạy cảm với những thay đổi trong dữ liệu kinh tế Mỹ và điều đó càng trở nên đúng hơn kể từ khi giá vàng tăng vọt vào đầu tháng 3. Các báo cáo kinh tế quan trọng vào những ngày thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu hàng tuần cung cấp các thông tin về sức mạnh của sản xuất, việc làm, GDP và lạm phát, đồng thời nhu cầu mua vàng tăng vọt sau khi các dữ liệu ảnh hưởng nhất tới thị trường vàng cung cấp thông tin tích cực.
Nhưng bản thân điều đó đã khiến các nhà phân tích bối rối, vì dữ liệu gần đây đang trở nên bất lợi cho vàng và các nhà đầu tư trên thị trường tiền tệ và trái phiếu đang phản ứng bằng cách đặt cược rằng chính sách xoay trục của Fed sẽ diễn ra muộn hơn và nhẹ hơn so với dự kiến vài tháng trước. Về lý thuyết, điều đó sẽ là tiêu cực đối với vàng vì lãi suất cao làm giảm sức hấp dẫn của vàng so với các tài sản mang lại lợi suất như trái phiếu. Các nhà đầu tư cũng đang đẩy đồng USD lên giá, khiến vàng trở nên đắt hơn nhiều đối với những người mua ở các thị trường tiêu thụ hàng đầu: như Trung Quốc và Ấn Độ.
Tại sao mua vàng vào thời điểm này?
Đó là câu hỏi lớn. Lỗ hổng rõ ràng trong câu chuyện của thị trường vàng diễn ra 5 tuần qua là trong khi Fed vẫn dự kiến sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất trong năm nay - điều dự kiến sẽ có lợi cho vàng - thì nhiều nhà đầu tư thực sự đã nhận thấy ít thuyết phục hơn về thời điểm cắt giảm lãi suất so với vài tháng trước.
Một khả năng là một số nhà đầu tư vàng thay vào đó đang tập trung vào viễn cảnh "hạ cánh cứng" của nền kinh tế Mỹ dựa trên dữ liệu gần đây và đổ xô mua vàng vì vai trò của nó như một "thiên đường trú ẩn an toàn". Ý tưởng đó cũng có thể đưa ra lời giải thích cho một động thái kỳ lạ khác trên thị trường vàng trong những tuần gần đây - mối quan hệ giữa độ chênh lệch giá vàng kỳ hạn và vàng giao ngay với lãi suất của Fed.
Trong lịch sử, điều đó chỉ xảy ra trên cơ sở bền vững khi lãi suất ở mức thấp hoặc sắp giảm mạnh. Sự đảo ngược của chênh lệch giá có thể báo hiệu rằng các nhà đầu tư lo lắng đang kêu gọi nắm giữ vàng giao ngay, như một biện pháp phòng thủ trước tình trạng hỗn loạn tiềm ẩn.
Ông Ole Hansen, người đứng đầu chiến lược hàng hóa tại Saxo Bank AS, cho biết: "Đà tăng của vàng đang thách thức nhiều suy đoán, đặc biệt là khi lãi suất vẫn ở mức cao. Tôi nghĩ câu chuyện đang thay đổi theo hướng lạm phát dai dẳng và có thể là một cú "hạ cánh cứng" của kinh tế Mỹ, kèm theo nhiều bất ổn địa chính trị và xu hướng phi toàn cầu hóa đang thúc đẩy nhu cầu mua vàng của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu".
Lý giải xu hướng mua vàng của các ngân hàng trung ương châu Á Sức lấp lánh của vàng tồn tại vượt thời gian đối với người mua châu Á và các ngân hàng trung ương ở đây cũng lựa chọn loại hàng hóa này để thực hiện chính sách phi đô la hóa. Du khách ngắm trang sức bằng vàng được bày bán ở thành phố Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Kim...