Giá vàng tăng vọt, nhưng giá bạc còn có thể tăng vượt trội hơn
Bạc có thể tăng vượt trội hơn vàng ngay cả khi giá của cả hai kim loại quý tăng vọt giữa nền kinh tế toàn cầu đang chững lại và đồng USD suy yếu.
Năm nay, giá vàng đã tăng lên mức cao kỷ lục chưa từng thấy. Các nhà đầu tư đã tăng cường nắm giữ các tài sản mang tính trú ẩn an toàn vì đại dịch vẫn không có dấu hiệu suy giảm.
Giá vàng tiếp tục đạt mức đỉnh mới 2.021 USD/ounce. Nhiều khả năng bất ổn địa chính trị đã góp phần kéo giá vàng lên mức cao mới. Vụ nổ ở cảng Beirut đã khiến hàng chục người tử vong và làm hàng ngàn người bị thương có thể là một trong những tác động kéo giá vàng lên trên mức 2.020 USD/ounce, theo Mizuho Bank.
Giá vàng giao ngay đã tăng hơn 32% từ đầu năm đến nay và là năm có mức tăng tốt nhất kể từ năm 1979. Trong khi đó, giá bạc cũng tăng theo sau với hơn 30% cho đến nay.
Video đang HOT
Michael Hsueh, một chiến lược gia hàng hóa và ngoại hối tại Deutsche Bank nói với CNBC rằng, ông hy vọng bạc sẽ vượt trội hơn vàng.
Các nhà phân tích chỉ ra rằng nền kinh tế thế giới được thiết lập để phục hồi trở lại, qua đó thúc đẩy tiêu dùng công nghiệp. Điều đó làm gia tăng nhu cầu với bạc, bởi đây là loại kim loại quý có nhiều ứng dụng để sử dụng trong công nghiệp.
“Bạc có thành phần khá cao trong sản xuất công nghiệp. Trong một môi trường kinh tế toàn cầu đang phục hồi, đó là một lý do để mua bạc”, Michael Hsueh nói với CNBC trong cuộc phỏng vấn hôm thứ Ba (4/8).
Các nhà phân tích tại Citigroup cũng cho biết trong một lưu ý hồi tháng trước rằng, sự phục hồi trong hoạt động sản xuất đang đẩy giá bạc tăng cao hơn so với vàng.
Hiệu ứng của Joe Biden
Ngoài các lý do trên, các nhà phân tích tại Citigroup cũng cho biết, thị trường đang định giá tiềm năng cho nhu cầu bạc nhiều hơn nếu ông Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và thực hiện kế hoạch cơ sở hạ tầng xanh của mình.
Theo kế hoạch của Joe Biden, các chuyến tàu, xe buýt và xe chở khách sẽ chạy bằng điện hoặc nhiên liệu sạch. Ngoài ra, kế hoạch cũng bao gồm cung cấp các ưu đãi để nâng cấp nhà ở và các tòa nhà thương mại để làm cho chúng chống chịu tốt hơn với thời tiết khắc nghiệt.
“Trong thời kỳ tăng giá của cả vàng và bạc, bạc thường tăng nhanh hơn so với vàng”, Ned Naylor-Leyland, Giám đốc quản lý quỹ kim loại quý tại Jupiter Asset Management cho biết.
Ông chỉ ra việc sử dụng bạc trong số lượng ứng dụng y tế đang ngày càng tăng, cũng như trong các linh kiện điện tử cho mạng viễn thông 5G. Nhưng nhìn chung, cả hai kim loại quý đều có thể tiếp tục tăng.
Ông cũng nói thêm rằng, nhiều lý do khiến nhà đầu tư mất niềm tin vào các đồng tiền tệ, đặc biệt là USD, do việc nới lỏng tiền tệ và tăng đột biến trong chi tiêu của chính phủ trong việc quản lý đại dịch.
Giá vàng và đồng USD có mối quan hệ ngược chiều. Khi đồng USD giảm giá so với các đồng tiền khác, các loại hàng hóa được định giá bằng đồng bạc xanh, trong đó có kim loại quý sẽ tăng giá.
IMF cảnh báo sự mất cân bằng tài chính toàn cầu do COVID-19
Ngày 4/8, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định, sự mất cân đối tài khoản vãng lai toàn cầu có thể bị thu hẹp hơn nữa trong năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, trong khi một số nền kinh tế mới nổi dễ bị tổn thương có thể sẽ đối mặt với sự thất thoát dòng chảy đầu tư lớn.
Vận chuyển hàng hóa tại cảng Tangshan, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Theo IMF, sự mất cân đối tài khoản vãng lai toàn cầu đã bị thu hẹp trong năm 2019 do các hoạt động thương mại giảm tốc, song đại dịch COVID-19 có thể khiến nó bị thu hẹp hơn nữa trong năm nay. Tuy nhiên, một số nhà xuất khẩu hàng hóa và các nước phụ thuộc vào du lịch có thể chuyển sang thâm hụt tài khoản vãng lai.
Báo cáo của IMF về tiền tệ và mất cân bằng đối với 30 nền kinh tế lớn nhất thế giới cho thấy số dư tài khoản vãng lai đã giảm xuống còn 2,9% GDP toàn cầu, và có thể thu hẹp 0,3% GDP toàn cầu trong năm 2020, chủ yếu do chính sách kích thích tài chính và tiền tệ lớn của nhiều quốc gia cũng như những áp lực tiếp tục ảnh hưởng tới thương mại quốc tế.
Theo nhà kinh tế trưởng của IMF - bà Gita Gopinath, các nhà xuất khẩu hàng hóa lớn có thể sẽ chứng kiến tài khoản hiện tại chuyển từ thặng dư đến thâm hụt đáng kể. IMF cũng dự báo, Saudi Arabia, quốc gia có 5,9% thặng dư tài khoản vãng lai, sẽ chứng kiến mức thâm hụt 4,9% do sự sụt giảm của giá dầu cũng như nhu cầu dầu toàn cầu. Trong khi đó, các nền kinh tế phụ thuộc như Thái Lan và Malaysia có thể sẽ chứng kiến thặng dư giảm mạnh trong năm 2020.
Bloomberg: Làn sóng Covid-19 thứ hai phủ khắp châu Á, triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu mờ mịt Đại dịch đã quay trở lại trên toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương, dù trước đó, đây là đã ngăn chặn virus này tương đối hiệu quả. Bloomberg đánh giá, điều đó là một cảnh báo sớm cho sự sụt giảm của thế giới. Trung Quốc tuần này đã có một trường hợp dương tính mới xuất hiện ở Bắc...