Giá vàng “nổi sóng”
Sau nhiều phiên giằng co trong biên độ hẹp thì cuối cùng, giá vàng trong nước và thế giới cũng đã có những phiên bùng nổ, thiết lập mức cao nhất trong 3 tuần trở lại đây.
Sau phiên tăng mạnh ngày hôm qua, hôm nay 15/5, giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh, các doanh nghiệp kinh doanh kim loại quý điều chỉnh tăng với biên độ khoảng 100.000-150.000 đồng/lượng.
Tại hệ thống SJC Hà Nội, giá niêm yết mua vào – bán ra vàng miếng SJC ở mức 48,32 – 48,71 triệu đồng/lượng; tại hệ thống SJC TP.HCM 48,32 – 48,69 triệu đồng/lượng. So với chốt phiên giao dịch ngày hôm qua, giá thương hiệu vàng miếng quốc gia đã tăng 150.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 140.000 đồng/lượng ở chiều bán ra.
Giá vàng đã có 2 phiên tăng mạnh
Video đang HOT
Tại các doanh nghiệp kinh doanh vàng khác, giá vàng SJC cũng tăng rất mạnh, với mức tăng dao động từ 120.000 – 200.000 đồng/lượng. Theo đó, giá vàng SJC tại DOJI và Phú Quý đang cùng giao dịch tại 48,30 – 48,55 triệu đồng/lượng; tại Bảo Tín Minh Châu 48,32 – 48,54 triệu đồng/lượng…
Đối với các thương hiệu vàng phi SJC, mức tăng còn cao hơn. Đơn cử như nhẫn 99.99 của SJC tăng 400.000 đồng/lượng lên 47,20 – 47,90 triệu đồng/lượng; nhẫn tròn trơn Bảo Tín Minh Châu tăng 500.000 đồng/lượng lên 47,23 – 47,83 triệu đồng/lượng, nhẫn Phú Quý 24k tăng 550.000 đồng/lượng lên 47,10 – 47,80 triệu đồng/lượng…
Giá vàng trong nước tăng mạnh khi vàng thế giới liên tục có 2 phiên bứt phá. Mức tăng của vàng thế giới trong toàn phiên Mỹ (đêm qua theo giờ Việt Nam) lên tới trên 15 USD mỗi ounce, chốt phiên tại 1.730 USD/ounce. Sang đến phiên châu Á sáng nay, vàng vẫn duy trì trên mức cao này.
Dù Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell đã làm lu mờ triển vọng đưa lãi suất về âm, nhưng các chuyên gia cho rằng việc nới lỏng định lượng không giới hạn và lãi suất đang giữ vùng 0 trong tương lai gần sẽ tiếp tục hỗ trợ giá vàng.
Tâm lý né tránh rủi ro trên thị trường tài chính đang giúp đẩy giá vàng lên cao nhất trong vòng 3 tuần trở lại đây. Các nhà đầu tư lo ngại rằng hậu quả của Covid đối với nền kinh tế sẽ còn kéo dài trong nhiều năm tới, chứ không chỉ trong nhiều tháng như các cuộc khủng hoảng trước đây.
Giá vàng châu Á giảm hơn 1% phiên cuối tuần
Trong phiên giao dịch chiều ngày 17/4, giá vàng giảm hơn 1% tại thị trường châu Á do nhu cầu mua vào các tài sản rủi ro tăng cao khi nước Mỹ đang lên những kế hoạch ban đầu để mở cửa trở lại nền kinh tế.
Ngoài ra, những dấu hiệu sớm cho thấy khả năng thành công loại thuốc điều trị thử nghiệm dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cũng khiến các nhà đầu tư rời khỏi các "thiên đường trú ẩn an toàn" như vàng.
Một cửa hàng kim hoàn ở Yangon, Myanmar. Ảnh: THX/TTXVN
Chiều phiên này, tại thị trường Bengaluru (Ấn Độ), giá vàng giao ngay giảm 0,9%, xuống 1.701,99 USD/ounce, sau khi có thời điểm mất tới 1,9% vào đầu phiên. Tuy nhiên, tính tới thời điểm này của tuần giá vàng này tăng khoảng 0,5%, hướng tới tuần tăng giá thứ hai liên tiếp do lo ngại của nhiều nhà đầu tư về cuộc suy thoái tồi tệ nhất của nền kinh tế thế giới trong hàng thập kỷ qua do dịch COVID-19.
Trong khi đó, giá vàng giao kỳ hạn cũng hạ 0,7% trong phiên này, xuống 1.718,80 USD/ounce.
Mặc dù đang tồn tại sự "không hài hòa tạm thời" giữa các thị trường tài chính và nền kinh tế thực, song việc Mỹ lên kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh tế cho thấy sự phục hồi từ cuộc khủng hoảng dịch COVID-19 có thể diễn ra nhanh hơn dự tính, qua đó tạo sức ép giảm lên giá vàng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 16/4 cho biết việc mở cửa trở lại nền kinh tế Mỹ sẽ diễn ra theo từng giai đoạn, với điều kiện tiên quyết là các bang ghi nhận sự suy giảm của COVID-19. Cụ thể, trong giai đoạn đầu, các địa điểm như nhà hàng và rạp chiếu phim có thể hoạt động trở lại cùng với quy định giãn cách xã hội chặt chẽ. Trong giai đoạn 2, việc hạn chế đi lại không thiết yếu có thể được dỡ bỏ và các trường học có thể mở cửa trở lại. Trong giai đoạn 3, những người dễ bị tổn hại sức khỏe có thể tái tương tác cộng đồng. Tờ New York Times đưa tin, Tổng thống Trump đã nói với Thống đốc các bang rằng một số bang có thể mở cửa trở lại vào ngày 1/5 hoặc sớm hơn.
Ngoài ra, thị trường kim loại quý và đồng USD trong phiên này cũng chịu tác động bởi thông tin thuốc điều trị thử nghiệm COVID-19 của Mỹ đã có những dấu hiệu tích cực.
Cùng ngày, thị trường cũng tiếp nhận dữ liệu mới từ kinh tế Trung Quốc cho hay nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã suy giảm trong quý I/2020, lần đầu tiên kể từ năm 1992, do ảnh hưởng của sụ bùng phát dịch COVID-19. Mặc dù vậy, sản lượng công nghiệp của nước này trong tháng Ba lại giảm 1,1% so với cùng kỳ năm 2019, thấp hơn dự báo của giới phân tích.
Cũng trong phiên này, giá palladium tăng 2,1%, lên 2.199,18 USD/ounce. Giá bạc hạ 2,6%, xuống 15,21 USD/ounce, trong khi giá bạch kim mất 0,9%, xuống 776,21 USD/ounce.
Vào 15 giờ 40 phút, Công ty Vàng Bạc Đá quý Sài gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 47,50-48,270 triệu/đồng (mua vào-bán ra).
Minh Trang
Giá vàng đã biến động thế nào trong 15 ngày cách ly xã hội? Thị trường vàng trong khoảng thời gian 15 ngày cả nước thực hiện cách ly toàn xã hội tăng giảm thất thường, có ngày mức chênh lệch lên tới 700.000 đồng/lượng so với phiên giao dịch liền trước. Trong 2 tuần cả nước thực hiện cách ly toàn xã hội (từ 01-15/4), giá vàng trong nước biến động liên tục dựa theo diễn...