Giá vàng ngất ngưởng
Giá vàng ngày 21/7 đã vượt mốc lịch sử, đạt 51,2 triệu đồng/lượng. Dường như kịch bản giá vàng giai đoạn 2008-2011 đang lặp lại. Thế nhưng, các chuyên gia kinh tế khuyến cáo: Đầu tư vào vàng thời điểm này là quá rủi ro và muộn, nhất là với nhà đầu tư có ý định lướt sóng.
Giá vàng neo cao nhưng không gây sốt thị trường. Ảnh: Quang Vinh.
Những nghịch lý trên thị trường vàng
Chỉ trong buổi sáng ngày 21/7, các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng kim loại quý liên tiếp phải điều chỉnh bảng giá vàng. 9h sáng giá vàng miếng thương hiệu quốc gia SJC được công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá tại thị trường Hà Nội ở mức 50,68 – 51,08 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Tăng 130 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua và bán so với cuối ngày hôm qua.
Đến 9h50′, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC tiếp tục nâng giá mua bán vàng miếng khoảng 120.000 đồng/ lượng lên 50,82 – 51,2 triệu đồng/ lượng.
Chưa dừng lại, đến đầu giờ chiều, giá vàng đã được thay đổi, ở mốc 51, 02 triệu đồng/ lượng chiều mua vào và bán ra là 51,47 triệu đồng/ lượng. Như vậy giá vàng nội địa đã chính thức phá vỡ mốc 51 triệu đồng. Đây là mức giá cao nhất của lịch sử vàng miếng. Còn tính từ thời điểm đầu năm đến nay, vàng đã tăng giá khoảng 30%.
Video đang HOT
Giá vàng trong nước đang được hỗ trợ mạnh mẽ khi giá vàng thế giới đang ở mức cao. Cụ thể giá vàng thế giới giao dịch ở mốc 1816.42USD/ounce tương đương 50,93 triệu đồng/lượng.
Dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, đe doạ nhiều nền kinh tế phải tái phong toả, đóng cửa nền kinh tế, làm đứt găy chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu đã hỗ trợ giá vàng đi lên. Bên cạnh đó, đồng USD suy yếu cũng là nhân tố thúc đẩy giá vàng tăng mạnh. Nhiều người cho rằng vàng sẽ leo lên mức 1.825 USD/ounce, và nếu phá vỡ ngưỡng này, giá vàng thậm chí có thể tăng cao hơn.
Ở một thái cực khác, dù giá vàng nóng bỏng tay, nhưng cảnh mua bán khá im ắng. Ghi nhận trên thị trường cũng cho thấy, giá vàng tăng nhưng không tạo được những cơn sốt xếp hàng dài chờ mua chờ bán. Tại một số điểm giao dịch vàng lớn trên địa bàn Hà Nội, lượng khách mua vào và lượng khách bán ra có tỉ lệ ngang bằng nhau (50% khách mua vào và 50% khách bán ra).
Bản thân các doanh nghiệp kinh doanh vàng cũng khuyến cáo, do giá vàng trụ vững ở ngưỡng cao. Vì vậy, người dân và các nhà đầu tư nên cân nhắc trước các giao dịch mua bán.
Theo phân tích của chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, giá vàng biến động không ngừng và tăng, giảm bất ngờ khi kinh tế toàn cầu có diễn biến mới, nên kênh đầu tư vàng chỉ là “hầm trú ẩn an toàn” cho các khoản đầu tư nhàn rỗi, chứ không phải là đầu cơ, lướt sóng trong ngắn hạn. Do vậy, cảnh đổ xô mua bán là không có. Chưa kể thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đã kiểm soát tốt thị trường, tình trạng đầu cơ, găm giữ vàng đã giảm mạnh.
Kịch bản cũ đang lặp lại?
Theo ông Huỳnh Trung Khánh, cố vấn cấp cao Hội đồng Vàng thế giới tại Việt Nam, Singapore và Indonesia, một khi Covid-19 còn hoành hành và chưa có vắc-xin phòng ngừa, các nhà đầu tư vẫn tìm đến vàng, thì giá mặt hàng kim quý này còn cơ hội tăng.
Còn với việc các quốc gia, trong đó có Mỹ, in lượng tiền lớn đưa ra thị trường, đồng USD có xu hướng mất giá. Với lợi thế về tính thanh khoản, kênh đầu tư này sẽ giống như hầm trú ẩn an toàn trong bối cảnh kinh tế sụt giảm.
Nhiều chuyên gia khác cũng nhận định, giá vàng đang lặp lại kịch bản giai đoạn 2008 – 2011. Còn nhớ, năm 2008, khi khủng hoảng xảy ra, giá vàng đã giảm từ 1.030 USD/ounce vào tháng 3/2008, xuống còn hơn 700 USD/ounce vào gần cuối năm. Thế nhưng, đây cũng là thời điểm các quỹ đầu tư và các ngân hàng trung ương tập trung đẩy mạnh mua vàng. Giá vàng sau đó đã được đẩy lên mức giá cao nhất (1.921 USD/ounce năm 2011) và dần quay đầu giảm khi các tổ chức này chốt lời.
Kịch bản này có vẻ đang được lặp lại khi đầu tháng 3/2020, giá vàng có lúc giảm xuống dưới 1.500 USD/ounce, nhưng nhanh chóng lấy lại mức giá trên 1.600 USD/oune, và hiện nay vượt 1.800 USD/ ounce. Nhiều ý kiến cho rằng, vàng sẽ sớm vượt mức 2.000 USD/ounce trong năm nay.
Ông Nguyễn Thế Hùng, chuyên gia của Hiệp hội Kinh doanh vàng cho hay, giá vàng trên thế giới tăng cao và đã kéo theo giá vàng trong nước tăng mạnh thời gian qua.
Nhiều chuyên gia cũng cảnh báo, nếu tình hình thế giới tiếp tục bất ổn, giá vàng vọt tăng, tâm lý đầu cơ vàng sẽ bị kích thích trở lại. Hiện nay tâm lý tích trữ vàng vẫn rất mạnh mẽ với một bộ phận người Việt. Do vậy không thể chủ quan với vàng.
Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Trí Hiếu, cho biết giá vàng trong nước có thể đạt tới 55 triệu đồng/lượng theo chiều hướng tăng của giá vàng trên thế giới, và thậm chí có thể cao hơn nếu giá vàng thế giới lên tới 1.900 – 2.000 USD/ounce. Dịch bệnh tiếp tục căng thẳng, chiến tranh thương mại, các nước đua nhau bơm tiền ra thị trường khiến giá hàng hóa tăng cao, trong đó có vàng. Tuy nhiên, đầu tư vào vàng thời điểm này là quá rủi ro và muộn, nhất là với nhà đầu tư có ý định lướt sóng. Bởi vì giá vàng đã tăng một thời gian dài,. Bên cạnh đó, một khi vắc-xin điều trị Covid-19 ra đời, giá vàng có thể sẽ tuột dốc không phanh.
Khuyến cáo để gửi tiết kiệm an toàn, bảo mật
Trong bối cảnh kinh tế xã hội có nhiều bất ổn do tác động của đại dịch Covid-19, gửi tiết kiệm nổi lên là kênh đầu tư an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, gửi tiết kiệm sao cho an toàn, bảo mật là vấn đề không phải ai cũng nắm rõ.
Việc sử dụng các ứng dụng ngân hàng số sẽ giúp giảm thiểu được những rủi ro mang yếu tố con người. Ảnh: N.H
Thời gian qua, đã có một vài trường hợp khách hàng vì tin tưởng nhân viên giao dịch, nhân viên ngân hàng mà đưa tiền trực tiếp cho nhân viên ngân hàng, không qua hệ thống, bỏ qua các bước giám sát, kiểm tra chéo với ngân hàng. Thậm chí, nhiều người tin tưởng gửi tiền cho nhân viên ngân hàng để lấy lãi suất cao mà không cần biết tiền của mình thực tế có được gửi vào ngân hàng hay không... Điều này đã dẫn tới không ít rủi ro đáng tiếc cho người gửi tiền.
Trước thực trạng này, các ngân hàng đã đưa ra khuyến nghị người gửi tiền cần tuân thủ đúng quy trình tại ngân hàng và nên tự mình thực hiện các thủ tục gửi tiết kiệm tại quầy theo hướng dẫn của giao dịch viên ở chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng.
Đặc biệt, với sự phát triển của công nghệ, các khách hàng cũng có thể dễ dàng tra cứu thông tin giao dịch của mình tại ngân hàng để phát hiện những sai sót, bất thường và yêu cầu hỗ trợ kịp thời.
Cùng quan điểm như trên, các chuyên gia tài chính cũng nhận định, bên cạnh vấn đề lãi suất, người gửi tiền cần phải thực hiện đúng quy trình, quy định của ngân hàng. Điều này sẽ bảo đảm tiền đã vào hệ thống ngân hàng, người gửi tiền được hưởng lãi suất, dịch vụ của ngân hàng và bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho khách hàng. Không vì tin tưởng bất kỳ cá nhân, nhân viên, kể cả cán bộ ngân hàng để đưa tiền trực tiếp mà không lấy giấy tờ, không kiểm tra đối chiếu... để tránh bị lợi dụng, trục lợi, tránh những rủi ro ngoài ý muốn.
"Quy định mới giúp chuẩn hóa chứ không cản trở TPDN" Chuyên gia cho rằng, quy định mới không cản trở sự phát triển, mà giúp bài bản hơn, chuẩn hóa và lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Ảnh minh họa. Như BizLIVE đề cập ở thông tin trước, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 81/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2018/NĐ-CP ngày...