Giá vàng, lãi suất, tỷ giá sẵn sàng cho kịch bản xấu tại Trung Đông
Căng thẳng Mỹ – Iran leo thang, tâm lý tiêu cực lập tức lan rộng trên thị trường tài chính toàn cầu và Việt Nam không là ngoại lệ.
Giá vàng sẽ đột biến theo câu chuyện chính trị
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Chứng khoán, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế phân tích, sau khi Mỹ triệt hạ tướng Soleimani của Iran (3/1), giá vàng lập tức tăng vọt lên 1.580 USD/ounce, nhưng sau đó 1 ngày đã lắng xuống còn 1.550 USD/ounce.
Tuy nhiên, ngay sau động thái Iran tấn công hai căn cứ quân sự của Mỹ vào 8/1, giá vàng trên thị trường thế giới đã bật lên trên 1.600 USD/ounce (tương đương 44,695 triệu đồng/lượng) – mức cao nhất trong vòng 6 năm qua, điều này khiến giá vàng trong nước biến động rất mạnh.
Tại thị trường vàng Hà Nội ngày 8/1, giá vàng SJC của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn tại Hà Nội được niêm yết 44,05 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào (tăng 400.000 đồng/lượng so với cuối giờ chiều ngày 7/1) và bán ra ở mức 44,57 triệu đồng/lượng (tăng 550.000 đồng/lượng).
Giá vàng miếng PNJ niêm yết ở mức 44,05 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và 44,45 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra, đều tăng 450.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều.
Vàng miếng Phú Quý mua vào 44 triệu đồng/lượng (tăng 400.000 đồng/lượng) – bán ra 44,40 triệu đồng/lượng (tăng 500.000 đồng/lượng).
Vàng miếng của Công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá mua vào 44,10 triệu đồng/lượng (tăng 440.000 đồng/lượng) – bán ra 44,40 triệu đồng/lượng (tăng 540.000 đồng/lượng).
Một lãnh đạo cao cấp của Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) cho biết, thường những năm trước, khi giá vàng lên xuống, người dân sẽ đổ xô đi mua vàng, nhưng thông tin từ các bộ phận kinh doanh báo lên Ban lãnh đạo là chưa thấy xuất hiện câu chuyện người dân đổ xô đi mua vàng, thậm chí tình hình mua bán vàng còn lắng xuống.
Toàn Công ty đang “trực chiến” trong trường hợp có bất thường để báo cáo tới cơ quan quản lý.
“Dự báo về giá vàng thế giới và trong nước thời gian tới là điều rất khó, bởi giá sẽ đột biến theo câu chuyện chính trị”, vị lãnh đạo PNJ nói.
TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế dự đoán, ít có khả năng có cuộc tấn công mạnh mẽ giữa Mỹ và Iran, mà có thể Iran sẽ thông qua các tổ chức khủng bố để tấn công vào những điểm là lợi ích của nước Mỹ.
Do vậy, mâu thuẫn giữa hai nước không bùng nổ, nhưng sẽ âm ỉ kéo dài. Điều này sẽ khiến giá dầu sẽ tiếp tục tăng và USD mất giá, kéo theo giá vàng tăng.
“Hiện tại, giá vàng chưa có đột biến, nhưng khi có hành động đáp trả thực sự giữa Mỹ và Iran, giá vàng trên thị trường sẽ tăng mạnh và tác động đến giá vàng trong nước.
Thông thường, giá vàng trong nước sẽ vào tăng vào dịp cận Tết hoặc sau Tết, do chịu tác động mua vào và tâm lý của người dân về thời điểm mùa vụ. Do đó, gộp cả hai yếu tố quốc tế và trong nước, giá vàng sẽ tăng”, TS. Nghĩa nói.
Trong khi đó, TS. Hiếu nhận định: “Giả thiết chỉ là những cuộc trả đũa lẻ tẻ ở một vài điểm của Iran, rồi một vài căn cứ quân sự của Mỹ bị tấn công sẽ chưa làm thị trường vàng thế giới dao động mạnh.
Video đang HOT
Nhưng nếu Mỹ tấn công 52 điểm trên toàn lãnh thổ Iran như tuyên bố của Tổng thống Trump thì sẽ xảy ra cuộc chiến tranh toàn diện, giá vàng sẽ lên đến mức không ai có thể lường được. Ngưỡng trước mắt sẽ là 1.800 USD/ounce, còn vàng ở Việt Nam lên ngưỡng tới là 50 triệu đồng/lượng”.
Lãi suất dự báo sẽ hạ bởi chính sách nới lỏng tiền tệ
Câu chuyện lãi suất được TS. Hiếu dự báo sẽ trở thành một vấn đề nóng cho Việt Nam khi tình hình thế giới bất ổn hơn.
Nếu nổ ra một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Iran trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung vẫn đang giằng co, Anh rời khỏi Liên minh châu Âu trong những ngày tới, sẽ đưa tình hình kinh tế thế giới khủng hoảng lớn.
Nền kinh tế nước ta chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng vì dựa rất nhiều vào ngoại thương (kim ngạch xuất khẩu hai chiều năm hơn 500 tỷ USD, cao gấp đôi mức GDP là 267 tỷ USD).
“Nếu tình hình thế giới chao đảo, Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều. Trong trường hợp đó, có lẽ lãi suất sẽ trở thành công cụ để Ngân hàng Nhà nước đối phó với khủng hoảng thông qua biện pháp hạ lãi suất, hay còn gọi là nới lỏng chính sách tiền tệ. Nhưng, hạ lãi suất bằng cách nào?
Đây là vấn đề lớn và thường Ngân hàng Nhà nước sử dụng 2 công cụ, lãi suất điều hành là lãi suất áp dụng trên thị trường liên ngân hàng và trần lãi suất 5%/năm cho các kỳ hạn huy động đến 6 tháng.
Nhưng, hai công cụ này có thể là không hữu hiệu lắm trong vấn đề hạ lãi suất và Ngân hàng Nhà nước có lẽ phải dùng các công cụ khác để hạ lãi suất, kể cả tăng cung tiền và chính sách hỗ trợ lãi suất cho bất động sản”, TS. Hiếu dự báo.
Tuy nhiên, TS. Nghĩa lại cho rằng, lãi suất không biến động mạnh.
Trên thị trường tiền tệ tuần từ 30/12/2019 – 3/1/2020, kênh thị trường mở tuần qua tạm ngừng hoạt động khi không phát sinh giao dịch mới nào, số dư OMO và tín phiếu đều giữ ở mức 0.
Một lượng tiền đồng nhỏ vẫn được bơm ra thông qua giao dịch mua USD về Ngân hàng Nhà nước.
Lãi suất trên liên ngân hàng nhích tăng 11 điểm phần trăm lên mức 2,017%/năm với kỳ hạn qua đêm, nhưng vẫn đang ở mức thấp hơn lãi suất tín phiếu. Chênh lệch lãi suất VND – USD trong khoảng 0,4 – 0,8%/năm.
Trên thị trường 1, lãi suất tiền gửi ghi nhận bước giảm 30 – 50 điểm phần trăm với kỳ hạn trên 6 tháng ở một số ngân hàng thương mại nhỏ, thu hẹp khoảng cách với các nhóm ngân hàng thương mại còn lại.
Hiện lãi suất huy động nằm trong khoảng 4,1 – 5,0%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng, 5,3 – 7,4%/năm với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng và 6,4 – 7,5%/năm với kỳ hạn 12, 13 tháng.
Chủ trương hạ lãi suất từ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước tiếp tục có tác động đến xu hướng lãi suất khi vừa bước sang năm mới, thời điểm các chỉ tiêu an toàn của năm cũ đã phải hoàn tất.
Các chuyên gia kinh tế dự báo, năm 2020, lãi suất huy động có khả năng tiếp tục hạ dựa trên 2 nền tảng là thanh khoản hệ thống ngân hàng và định hướng từ Chính phủ.
Giá cả hàng hóa và thị trường ngoại hối là các biến số có thể làm nhanh hoặc chậm việc hạ lãi suất.
Việc giảm lãi suất ở kỳ hạn dài sẽ vẫn có khoảng cách giữa các nhóm ngân hàng vì định hướng giảm tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn còn gần 3 năm nữa mới kết thúc.
Tuy vậy, những diễn biến vừa qua cho thấy, việc kiểm soát các ngân hàng nhỏ đã có hiệu quả, từ đó hạn chế bớt các cuộc chạy đua lãi suất trong tương lai.
Tỷ giá: Những Điều khó đoán năm 2020
Tỷ giá – câu chuyện được các chuyên gia kinh tế và lãnh đạo ngân hàng nhận định là điều không ai có thể lường đoán hết trong năm 2020 khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đang giằng co rồi tới cuộc chiến Mỹ – Iran đang âm ỉ.
“Nhiều khả năng, đồng CNY tiếp tục mất giá, tỷ giá VND cũng sẽ bị phá giá để đối phó với những vấn đề trên thị trường ngoại thương của Việt Nam”, TS. Hiếu dự báo
Còn TS. Nghĩa nhận định, mặc dù USD mất giá tác động đến tỷ giá hối đoái, VND sẽ tăng giá, tác động xấu đến xuất khẩu, nhưng biến động này Ngân hàng Nhà nước thừa khả năng điều chỉnh, can thiệp để giữ tỷ giá ổn định.
“Tỷ giá vẫn tiếp tục ổn định trong xu thế kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, kế thừa thành tựu 2019. Hiên tại, mức độ biến động của thị trường thế giới chưa lớn, phản ứng của ngân hàng trung ương các nước chưa rõ ràng, nhưng với dự trữ ngoại tệ khá mạnh nên chắc chắn sẽ không xảy ra biến động lớn”, TS. Nghĩa nêu quan điểm.
Cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung vốn đã tiếp tục phát đi các tín hiệu khả quan, Nhà Trắng dự kiến thỏa thuận giai đoạn 1 sẽ được ký kết vào 15/1/2020 và lẽ ra các thị trường đã có tuần giao dịch đầu năm êm ả nếu như không có diễn biến bất ngờ vào ngày thứ 6 (3/1).
Mỹ bất ngờ không kích người có ảnh hưởng thứ 2 tại Iran khiến căng thẳng Mỹ – Iran leo thang. Tâm lý tiêu cực lập tức lan rộng trên thị trường tài chính toàn cầu bởi thị trường có thêm một mối lo.
Khởi đầu năm mới, Trung Quốc đã hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 50 điểm phần trăm, xuống mức 12,5% với các ngân hàng thương mại lớn.
Đây là lần hạ thứ 8 trong 2 năm trở và tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Trung Quốc đang ở mức thấp nhất trong lịch sử 30 năm.
Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã bơm thêm 800 tỷ CNY (khoảng 115 tỷ USD) vào thị trường, CNY giảm giá nhẹ trong những ngày đầu năm 2020, nhưng tính chung cả tuần vẫn tăng 0,37%, hiện ở mức 6,97 CNY/USD.
Tỷ giá giao dịch USD/VND giữ nguyên mức 23.080/23.230 VND/USD trên ngân hàng; giảm 20 VND/USD ở chiều mua vào và không đổi ở chiều bán ra trên thị trường tự do, ở mức 23.160/23.190 VND/USD.
Tỷ giá trung tâm giảm 12 VND/USD, về mức 23.157 VND/USD. Trong bối cảnh cung cầu ngoại tệ trong nước thuận lợi như hiện nay, tỷ giá USD/VND dự kiến sẽ tiếp tục đi ngang trong vùng 23.100 – 23.200.
Đặc biệt, trong bối cảnh cả năm 2019, Ngân hàng Nhà nước mua vào tới 20 tỷ USD, nâng dự trữ ngoại hối lên trên 79 tỷ USD – gấp đôi so với cuối năm 2016, củng cố bộ đệm để ứng phó với những biến động từ bên ngoài.
“Việt Nam cần chuẩn bị sẵn các kịch bản để đối phó với các khủng hoảng chưa từng có trên toàn cầu và sát với thực tế hơn”, TS. Hiếu nhấn mạnh.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Chính phủ giao nhiều mục tiêu cụ thể cho Ngân hàng Nhà nước
Nhìn chung, những mục tiêu được giao đối với Ngân hàng Nhà nước tiến thêm một bước so với trước.
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước tại Hà Nội.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, trong đó có những nhiệm vụ cụ thể cho ngành ngân hàng.
Đối với ngành ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước, trong Nghị quyết năm nay, Chính phủ đã giao những nhiệm vụ cụ thể hơn so với năm 2019.
Cụ thể, năm 2020, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục là nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp đồng bộ, hiệu quả với chính sách tài khóa và các chính sách khác để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước điều hành lãi suất, tỷ giá linh hoạt, phù hợp với cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường và yêu cầu quản lý... Bảo đảm tăng trưởng tín dụng hợp lý gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đáp ứng nhu cầu hợp pháp của người dân, góp phần ngăn chặn "tín dụng đen.
Theo Trung tâm Nghiên cứu MSB, so với năm 2019, những nhiệm vụ Chính phủ giao có một số điểm thay đổi.
Nếu nhiệm vụ của năm 2019 là "Củng cố dự trữ ngoại hối nhà nước" thì sang năm 2020, nhiệm vụ này đã chi tiết "Tăng dự trữ ngoại hối nhà nước khi điều kiện thị trường thuận lợi".
Ngoài ra, ngành ngân hàng cũng được bổ sung nhiệm vụ "Phê duyệt và triển khai Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030".
Trong Nghị quyết năm 2020, đối với nhiệm vụ củng cố ngành ngân hàng, Nghị quyết bổ sung cụm từ "kết quả cụ thể, rõ rệt" đối với nhiệm vụ xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém. Tuy nhiên, cụm từ "không hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách Nhà nước" trong Nghị quyết năm 2019 đã được lược bỏ.
Nghị quyết năm nay cũng đặt ra mục tiêu cụ thể - ban hành khuôn khổ thể chế quản lý thử nghiệm (sandbox) đối với hoạt động công nghệ tài chính (fintech).
Đối với việc áp dụng Chuẩn mực Basel II, thay cho việc "Thúc đẩy áp dụng" trong Nghị quyết năm 2019, Nghị quyết năm nay đã xác định chi tiết "Phấn đấu đến cuối năm 2020 các ngân hàng thương mại cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II".
Trong Nghị quyết năm 2019, Chính phủ mới chỉ ra nhiệm vụ cho ngành ngân hàng là "có giải pháp để tăng vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại nhà nước chiếm cổ phần chi phối". Đến năm nay, nhiệm vụ này đã thúc bách và nhắm tới đối tượng cụ thể hơn "kịp thời tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam".
THANH BÌNH
Theo Bizlive.vn
Tỷ giá trung tâm tăng, các ngoại tệ mạnh lao dốc Sáng nay (3/1), tỷ giá trung tâm giảm cặp đồng tiền VND/USD được Ngân hàng Nhà nước công bố tăng 7 đồng. Giá trao đổi USD trên thị trường vẫn ít biến động, nhưng ngoại tệ mạnh lao dốc. Tỷ giá trung tâm tăng, các ngoại tệ mạnh lao dốc. Ảnh minh họa. Sáng nay (3/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ...