Giá vàng kết thúc tuần ở ngưỡng 1.290 USD/ounce
Sau khi khởi đầu tuần mới đầy hứa hẹn, giá vàng thế giới đã giảm đáng kể xuống dưới 1.300 USD trong hai phiên giao dịch gần đây. Hiện đang ở ngưỡng 1.289,8-1.290,8 USD/ounce, mức thấp nhất trong hơn một tuần qua.
Đầu giờ chiều ngày 13/4, giá vàng nữ trang 99,99 tại Hà Nội và Đà Nẵng được Tập đoàn Doji niêm yết ở mức 35,95-36,65 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra), giảm 50.000 đồng/lượng so với phiên giao dịch cuối giờ chiều qua. Trong khi đó, giá mua vào và bán ra của thương hiệu này tại TP. HCM chỉ giảm 30.000 đồng/lượng, dao động ở ngưỡng 35,92-36,62 triệu đồng/lượng.
Thị trường vàng khép lại một tuần biến động ở ngưỡng 1.290 USD
Giá vàng rồng Thăng Long 999,9 cũng giảm 30.000 đồng mỗi lượng, hiện Bảo Tín Minh Châu đang niêm yết ở mức 36,26 triệu đồng/lượng theo chiều mua vào và 36,71 triệu đồng/lượng theo chiều bán ra.
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn vẫn giữ nguyên giá vàng SJC ở cả hai chiều mua vào và bán ra như phiên giao dịch cuối giờ chiều qua: 36,34-36,49 triệu đồng/lượng ở TP.HCM, 36,34-36,51 triệu đồng/lượng ở Hà Nội và Đà Nẵng.
Nhìn lại tuần qua, vàng “sung sức” ngay từ đầu tuần mới khi liên tục nắm giữ các mức giá cao trên ngưỡng tâm lý 1.300 USD, nhờ diễn biến phức tạp của các vấn đề địa chính trị ở một số “điểm nóng kinh tế” trên thế giới.
Liên quan đến cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, hai bên đều phát đi những tín hiệu tốt đẹp sau khi kết thúc vòng đàm phán kéo dài 3 ngày tại thủ đô Washington hôm 5/4 vừa qua.
Nhà Trắng cho biết các thành viên trong phái đoàn Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục liên hệ với nhau để giải quyết dứt điểm những vấn đề tồn đọng. Theo thông tin từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, thỏa thuận thương mại đang dần đạt được và các cuộc đàm phán dự kiến kéo dài thêm một tháng nữa. Hiện cả Mỹ và Trung Quốc vẫn đang tích cực thảo luận các vấn đề “nhức nhối” làm sứt mẻ “tình cảm” đôi bên, bao gồm chuyển giao công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ, giao thương nông nghiệp…
Tuy nhiên việc hai “gã khổng lồ” kinh tế chưa đạt được một thỏa thuận cụ thể nào từ khi bắt đầu đàm phán đến nay, đã để ngỏ khả năng kết thúc cuộc đối đầu thương mại khốc liệt bùng phát từ giữa năm 2018 là điều rất khó.
Video đang HOT
Giữa lúc “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” với Trung Quốc, nền kinh tế số 1 thế giới lại tiếp tục “tuyên chiến” với Liên minh châu Âu (EU).
Sau khi tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) kết luận các khoản trợ cấp của EU đối với hãng chế tạo máy bay Airbus đem đến nhiều bất lợi cho Mỹ, ông chủ Nhà Trắng hôm 9/4 đã đe dọa sẽ áp thuế lên 11 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của EU, bao gồm máy bay thương mại cỡ lớn, rượi vang, phô mai và các sản phẩm từ sữa. Động thái trả đũa này sẽ khiến căng thẳng thương mại giữa Mỹ và EU leo thang, đặc biệt, có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh thương mại có quy mô lớn hơn.
Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2019 xuống còn 3,3%, từ mức 3,5%.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tỏ ra kém lạc quan về triển vọng kinh tế khu vực và không đưa ra thay đổi gì trong chính sách tiền tệ, nhấn mạnh lại kế hoạch giữ mức lãi suất không đổi, ít nhất cho đến cuối năm.
Ngày sau các thông tin này, đồng USD lập tức suy yếu, đồng thời giúp kim loại quý phục hồi từ đà giảm của tuần trước.
Tuy nhiên, thị trường càng xuôi về cuối tuần càng u ám, nhưng lực giảm không đáng kể bởi theo các chuyên gia nhận định, trong bối cảnh bất ổn về chính trị và tài chính như hiện nay, vàng vẫn được coi như một khoản đầu tư an toàn.
Nhờ hậu thuẫn của bất ổn chính trị, vàng vẫn duy trì mức giá khá “tốt” cho đến cuối tuần.
Số liệu kinh tế Mỹ đã tác động mạnh đến tâm lý của các nhà giao dịch vàng kể từ hôm thứ 5 (10/4).
Thống kê từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của nước này trong tuần qua giảm 8.000 đơn xuống mức 196.000, ghi nhận mức thấp kỷ lục kể từ năm 1969. Trong tháng 3, lạm phát giá bán buôn tăng mạnh nhất kể từ tháng 10 năm ngoái.
Chỉ số giá sản xuất cốt lõi (PPI) tăng 0,3% trong tháng 3, vượt trên dự báo 0,2% của các nhà kinh tế.
Trong khi đó, biên bản cuộc họp Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) từ ngày 19-20/3 cho thấy Cục Dự trữ Liên bang (FED) vẫn chưa loại trừ hoàn toàn việc tăng lãi suất trong năm nay. Điều này đã gây áp lực lên thị trường vàng.
Một phần nguyên nhân khác khiến giá vàng giảm nhẹ là do đồng đô la tỏ ra mạnh mẽ, đồng bảng Anh đang trượt dài trong bối cảnh thỏa thuận Anh rời khỏi EU, hay còn gọi là Brexit, vẫn chưa giải quyết êm thấm.
Tại cuộc họp thượng đỉnh bất thường ở thủ đô Brussels, Bỉ, 27 nhà lãnh đạo EU đã quyết định kéo dài thời hạn Brexit đến ngày 31/10, mặc dù trước đó Thủ tướng Theresa May chỉ đề xuất đến ngày 30/6, nhằm để Anh có thêm thời gian giải quyết đống hỗn độn, tránh việc rời khỏi EU mà không có thỏa thuận nào.
Theo thegioitiepthi.vn
Thị trường vàng hạ nhiệt sau phiên chạm đỉnh 3 tuần
Hôm nay (22/3), giá vàng thế giới và nội địa đồng loạt giảm nhẹ so với phiên giao dịch hôm qua, một ngày sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tuyên bố giữ nguyên lãi suất cơ bản.
Ghi nhận lúc 11g ngày 22/3, giá vàng thế giới trên sàn Kitco giảm 0,2 USD/ounce so với phiên liền trước, giao ngay ở mức 1.308,8-1.309,8 USD/ounce.
Cùng thời điểm trên, giá vàng rồng Thăng Long 999,9 được Bảo Tín Minh Châu niêm yết tại ngưỡng 36,52-36,97 triệu/lượng (mua vào-bán ra), giảm 70.000 đồng/lượng so với giá chốt phiên giao dịch chiều qua.
Giá vàng thế giới và trong nước sụt giảm sau phiên tăng 'sốc'.
Giá vàng nữ trang 99,99 của Tập đoàn Doji giảm 80.000 đồng/lượng so với phiên hôm qua, hiện đang giao dịch ở mức 36,28-36,98 triệu/lượng (mua vào-bán ra) ở Hà Nội và Đà Nẵng, 36,23-36,93 triệu/lượng (mua vào-bán ra) ở TP.HCM.
Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 36,57-36,71 triệu đồng/lượng tại TP.HCM và 36,57-36,73 triệu đồng/lượng tại Hà Nội, Đà Nẵng, đồng loạt giảm 80.000 đồng/lượng ở chiều mua và 90.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với mức giá chốt phiên hôm qua.
Sau cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày của Cục Dự trữ Liên bang (FED), hôm qua, Chủ tịch Jerome Powell cho biết ngân hàng trung ương nước Mỹ chính thức đưa ra quyết định sẽ giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 2,25-2,5%, đồng thời phát đi tín hiệu không có kế hoạch nâng lãi suất từ nay đến cuối năm.
Giá vàng vọt tăng mạnh 6 USD/ounce từ đầu giờ sáng 21/3 lên ngưỡng 1.318 USD/ounce ngay sau khi đón nhận thông báo, thậm chí, giá kim loại quý này còn gần chạm mốc 1.320 USD/ounce, đánh dấu mức cao nhất trong hơn 3 tuần gần đây.
Cũng sau quyết định này của FED, chỉ số đô la Mỹ, thước đo sức khỏe của đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chính, đã mất hơn 0,5%. Tuy nhiên, hôm nay, chỉ số đồng USD phục hồi trở lại, kìm hãm "sự thăng hoa" của vàng.
Nguyên nhân chính là do đồng bảng Anh đang mất giá sau khi Thủ tướng Theresa May viết thư gửi cho Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) Donald Tusk, đề nghị trì hoãn Điều 50 về việc Vương quốc Anh rời khỏi EU (hay còn gọi là Brexit) đến ngày 30/6. Trong khi theo quy định, vụ "ly hôn" lịch sử này sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 29/3.
Tuy nhiên, mới đây, các nhà lãnh đạo EU cảnh báo sẽ chỉ chấp thuận cho Anh rút khỏi khối này vào ngày 22/5 với điều kiện bà May thuyết phục được Quốc hội Anh phê chuẩn dự thảo thỏa thuận Brexit mà thủ tướng đã đạt được với 27 quốc gia thành viên EU trong cuộc bỏ phiếu vào tuần tới.
Trước đó, tháng 6/2016, Anh tổ chức trưng cầu dân ý với kết quả 52% số phiếu ủng hộ kế hoạch Brexit. EU hồi cuối tháng 11 năm ngoái đã chấp nhận Thỏa thuận Rút lui và Tuyên bố Chính trị về quan hệ EU - Anh trong tương lai của Luân Đôn. Hai bên đã mất 17 tháng để đưa ra các điều khoản cho Brexit, tuy nhiên đến nay, Quốc hội Anh đã hai lần bác bỏ dự thảo thỏa thuận này.
Theo thegioitiepthi.vn
Thị trường vàng ảm đạm chờ đợi quyết định của FED Hôm nay (20/3), giá vàng thế giới và trong nước đồng loạt giảm sau 3 phiên bứt phá mạnh trong bối cảnh các nhà đầu tư đang tập trung vào kết quả cuộc họp chính sách tháng 3 được Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) Jerome Powell công bố vào cuối ngày 20/3. Ghi nhận lúc 11g sáng, giá vàng thế...