Giá vàng hôm nay 21/7: Hết lực đỡ, giá vàng trượt sâu từ đỉnh
Tuần qua giá vàng cả trong nước và ngoài nước đều tăng sốc, tuy nhiên, với diễn biến mới trên thị trường, giá vàng được dự báo sẽ giảm mạnh trong những phiên giao dịch sắp tới.
Ảnh minh hoạ
Ngay trong phiên giao dịch đầu tuần, tiếp nối xu hướng tăng trong phiên giao dịch cuối tuần trước đó, giá vàng thế giới đã tăng mạnh. Tính đến đầu giờ ngày 15/7, theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 1.418,07 USD/Ounce. Trong khi đó, giá vàng thế giới giao tháng 8/2019 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchanghe ở mức 1.419,6 USD/Ounce, tăng 7,4 USD/Ounce trong phiên.
Giá vàng thế giới tiếp tục xu hướng tăng chủ yếu do kỳ vọng về việc Cục Dữ trữ liên bang Mỹ (FED) hạ lãi suất cơ bản đồng USD ngày càng rõ ràng. Nhu cầu vàng trên thị trường tăng cao cũng là nguyên nhân khiến giá vàng đi lên. Cụ thể, theo ghi nhận, đến hết tháng 5, các ngân hàng trung ương đã mua ròng khoảng 247 tấn, tương đương 10 tỷ USD, qua đó tiếp tục mở rộng nắm giữ vàng như một phần của dự trữ ngoại hối.
Ngoài ra, tâm lý lo ngại tình hình căng thẳng ở Trung Đông sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu cũng khiến dòng tiền dịch chuyển từ các kênh đầu tư rủi ro sang vàng để bảo toàn vốn.
Giá vàng thế giới tiếp tục treo cao và có xu hướng tăng nhẹ bất chấp việc đồng USD phục hồi chủ yếu do giới đầu tư lo ngại một cuộc chiến tranh toàn diện sẽ xảy ra khi các ngân hàng Trung ương và Chính phủ các nước, trong đó có Mỹ chủ động làm suy yếu đồng nội tệ.
Đà tăng của giá vàng thế giới chỉ chững lại trong phiên giao dịch ngày thứ 4 khi thị trường đón nhận tín hiệu tích cực từ nền kinh tế Mỹ. Theo Bộ thương mại Mỹ, doanh số bán lẻ của nước này trong tháng 6 tăng 0,4%, cao hơn khá nhiều so với mức dự tăng tăng 0,1% của các nhà kinh tế.
Nhưng tâm lý hưng phấn của thị trường đã không kéo dài được lâu khi Tổng thống Donald Trump cho biết có thể áp thuế hàng Trung Quốc nếu muốn. Thông tin này lập tức khiến những lo ngại về cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung bùng nổ trở lại và quá đó khiến giá vàng nhảy vọt. Theo ghi nhận, tính đến đầu giờ ngày 18/7, theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 1.426,23 USD/Ounce, tăng hơn 18 USD/Ounce so với cùng thời điểm ngày 17/7.
Video đang HOT
Căng thẳng thương mại tiếp tục đẩy giá vàng tăng cao trong phiên giao dịch tiếp đó khi thị trường đón nhận thông tin Hàn Quốc đã quyết định hạ lãi suất cơ bản xuống 1,5% nhằm hỗ trợ tăng trưởng khi những vấn đề thương mại với Nhật Bản đang đe dạo tạo ra nhiều rào sản với kinh tế. Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) đã đưa ra quyết định điều chỉnh lãi suất cơ bản sau bảy tháng liên tiếp ghi nhận hoạt động xuất khẩu giảm sút và đà giảm này có thể còn kéo dài do Tokyo hạn chế xuất khẩu cho Seoul nhiên liệu để sản xuất chất bán dẫn và màn hình hiển thị, vốn là hai sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn của Hàn Quốc.
Tuy nhiên, trong phiên giao dịch cuối tuần, khi thị trường được trấn an và bình tĩnh trở lại, khi nguy cơ về một cuộc chiến tranh tiền tệ được đẩy lùi, trong khi ngân hàng Trung ương của nhiều quốc gia đồng thời hạ lãi suất nhằm hỗ trợ tăng trưởng… thì những lo ngại trên dần được đẩy lùi khiến giá vàng giảm mạnh.
Tính đến đầu giờ sáng ngày 20/7, theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 1.425,80 USD/Ounce, giảm khoảng 23 USD/Ounce so với cùng thời điểm ngày 19/7. Trong khi đó, giá vàng thế giới giao tháng 8/2019 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchanghe ở mức 1.426,5 USD/Ounce, giảm 1,8 USD/Ounce trong phiên và giảm tới 25 USD/Ounce so với cùng thời điểm ngày 19/7.
Tại thị trường trong nước, theo diễn biến của giá vàng thế giới, giá vàng 9999 trong nước cũng được các doanh nghiệp điều chỉnh với biên độ rộng, có thời điểm vọt xa mức 40 triệu đồng/lượng nhưng rồi khép tuần giao dịch với xu hướng giảm mạnh.
Tính đến cuối phiên giao dịch ngày 20/7, giá vàng SJC được niêm yết tại TP Hồ Chí Minh ở mức 39,40 – 39,70 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), giảm đồng thời 200 ngàn đồng/lượng ở cả chiều mua và chiều bán so với cuối phiên giao dịch ngày 19/7.
Cùng thời điểm, giá vàng SJC được Tập đoàn DOJI niêm yết ở mức 39,35 – 39,75 triệu đồng/lượng, giảm 300 ngàn đồng ở chiều mua và 400 ngàn đồng/lượng ở chiều bán.
Còn tại Phú Quý SJC, giá vàng miếng SJC đứng ở mức 39,35 – 39,75 triệu đồng/lượng, giảm 300 ngàn đồng ở chiều mua và 250 ngàn đồng ở chiều bán.
Tại Bảo Tín Minh Châu, giá vàng 9999 được niêm yết ở mức 39,35 – 39,71 triệu đồng/lượng, giảm 300 ngàn đồng ở chiều mua và 440 ngàn đồng chiều bán so với cuối phiên giao dịch ngày 19/7.
Minh Ngọc
Theo petrotimes.vn
Giá vàng hôm nay 5/7: Lo ngại gia tăng, giá vàng lại nổi sóng
Trong bối cảnh một cuộc chiến tiền tệ làm phức tạp hơn vấn đề thương mại Mỹ - Trung khiến thị trường đối diện với những nguy cơ rủi ro mới, qua đó đẩy giá vàng hôm nay 5/7 tăng mạnh.
Tính đến đầu giờ sáng 5/7, giờ Việt Nam, giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 1.422,80 USD/Ounce, tăng khoảng 7 USD so với cùng thời điểm ngày 4/7.
Trong khi đó, giá vàng thế giới giao tháng 8/2019 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchanghe ở mức 1.424,6 USD/Ounce, tăng 3,7 USD/Ounce trong phiên.
Quy theo giá USD ngân hàng, vàng thế giới hiện có giá 39,39 triệu đồng/lượng. Chưa tính thuế và phí, giá vàng thế giới hiện đang cao hơn giá vàng trong nước khoảng 390 ngàn đồng/lượng.
Giá vàng thế giới tăng trong bối cảnh căng thăng thương mại Mỹ - Trung có nguy cơ leo thang.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/7 đã cáo buộc Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) thao túng tiền tệ, và cho rằng Mỹ cần có biện pháp ứng phó trong khi tiếp tục gây sức ép buộc cả hai phải tăng cường mua hàng hóa của Mỹ.
"Trung Quốc và EU đang chơi trò thao túng tiền tệ và dồn tiền vào hệ thống của họ để cạnh tranh với Mỹ. Chúng ta phải ứng phó hoặc sẽ tiếp tục là những kẻ ngốc ngồi phía sau và xem các nước khác tiếp tục trò chơi của họ. Họ đã làm điều này trong nhiều năm qua", ông Trump viết trên Twitter.
Bên cạnh đó, người đừng đầu Nhà Trắng cũng khẳng định rằng ngân hàng Trung ương Trung Quốc và Ngân hàng Trung ương châu Âu đã cắt giảm lãi suất để hạ giá các sản phẩm xuất khẩu của Mỹ, đồng thời kêu gọi Fed có động thái tương tự.
Ở diễn biến khác, Triều Tiên cũng đã có phản ứng trước việc Mỹ gửi thư kêu gọi các nước trả lại công nhân Triều Tiên trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại khu vực phi quân sự giữa hai miền Triều Tiên.
Bức thư của Mỹ được gửi vào ngày 27-6 và kêu gọi tất cả các nước áp dụng các điều khoản trừng phạt của LHQ nhằm kêu gọi trả lại tất cả các công nhân Triều Tiên hạn chót vào cuối năm 2019.
Với những diễn biến trên, giới đầu tư đang lo ngại sẽ có một cuộc chiến thương mại không chỉ giữa Mỹ với Trung Quốc mà có thể sẽ là cả Mỹ với EU. Và nếu điều này thực sự xảy ra, những nguy cơ, rủi ro đối với kinh tế toàn cầu sẽ là vô cùng lớn.
Ghi nhận cùng thời điểm, chỉ số đo lường sức mạnh đồng bạc xanh so với các đồng tiền chính trong rổ tiền tệ, đứng ở mức 96,350 điểm, tăng 0,02%.
Tại thị trường trong nước, tính đến cuối phiên giao dịch ngày 4/7, giá vàng SJC được niêm yết tại TP Hồ Chí Minh ở mức 38,75 - 39,00 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), giảm 100 ngàn đồng/lượng ở chiều mua và 150 ngàn đồng/lượng ở chiều bán so với cuối phiên giao dịch ngày 3/7.
Cùng thời điểm, giá vàng SJC được Tập đoàn DOJI niêm yết ở mức 38,90 - 39,40 triệu đồng/lượng, tăng 150 ngàn đồng ở chiều mua và 50 ngàn đồng ở chiều bán.
Còn tại Phú Quý SJC, giá vàng miếng SJC đứng ở mức 38,75 - 39,15 triệu đồng/lượng, tăng 50 ngàn đồng ở chiều mua và giảm 150 ngàn đồng ở chiều bán.
Tại Bảo Tín Minh Châu, giá vàng 9999 được niêm yết ở mức 38,83 - 39,18 triệu đồng/lượng, tăng 80 ngàn đồng ở chiều mua và 680 ngàn đồng ở chiều bán so với cuối phiên giao dịch ngày 3/7.
Minh Ngọc
Theo petrotimes.vn
Giá vàng hôm nay 29/6: Nín thở chờ thượng đỉnh, USD đứng yên, vàng tăng giá Một kết quả không mấy lạc quan từ cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể đẩy giá vàng hôm nay 29/6 vào thế phá đỉnh mới. Ảnh minh hoạ Tính đến đầu giờ sáng 29/6, giờ Việt Nam, giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 1.411,48 USD/Ounce, tăng...