Giá vàng giảm sâu, tăng sốc: Đầu tư vàng như “chơi với lửa”
Giá vàng trong nước hôm nay (12/8) giảm sâu rồi lại tăng sốc khiến nhà đầu tư vàng như “chơi với lửa”.
Khá đông người dân tới giao dịch vào đầu giờ sáng nay tại cửa hàng Bảo Tín Minh Châu trên đường Cầu Giấy (Hà Nội).
Tính đến 18h30 chiều nay (12/8), giá SJC tại công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết cho thị trường TP. HCM giá 52,56-56,38 triệu đồng/lượng, tăng mạnh 5,04 triệu đồng/lượng chiều mua vào và 4,18 triệu đồng bán ra so với thời điểm 13h15. Chênh lệch giá mua vào và giá bán ra được thu hẹp còn 3,82 triệu đồng/lượng.
Tương tự, giá vàng Doji tại thị trường Hà Nội đứng ở 53,3-55,9 triệu đồng/lượng, tăng 4,3 triệu đồng/lượng chiều mua vào và 3,5 triệu đồng/lượng bán ra so với đầu giờ chiều nay.
Cùng thời điểm, trên hệ thống Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC đang ở mức 53,80-56,20 triệu đồng/lượng, tăng 4,62 triệu đồng/lượng chiều mua vào và 3,82 triệu đồng/lượng chiều bán ra so với lúc hơn 13h chiều. Giá vàng rồng Thăng Long của thương hiệu này cũng tăng 2,3 triệu đồng/lượng chiều mua vào, 2,5 triệu đồng/lượng bán ra và niêm yết ở 50,86-53,36 triệu đồng/lượng.
Như vậy, giá vàng ở các thương hiệu trên gần như đã lấy lại những gì đã mất sau nhịp lao dốc buổi sáng. Việc liên tục trồi sụt, đảo chiều chóng mặt này đã khiến những người cầm kim loại quý này trong tay như “ngồi trên lửa”, phân vân giữa lựa chọn mua vào và bán ra.
Theo ghi nhận của PV tại cửa hàng của Bảo Tín Minh Châu trên đường Cầu Giấy (Hà Nội) trong hôm nay, ngay từ sớm đã có khá đông khách hàng tới xếp hàng chờ giao dịch. Tuy nhiên, đến khoảng hơn 10h sáng, lượng người đến mua – bán vàng tại đây bắt đầu vãn dần.
Giá vàng trong nước giảm mạnh, nhiều người vẫn tiếp tục quan sát, chờ cơ hội bán ra nhằm tránh lỗ.
Với tâm lý mua vàng đầu tư và thường xuyên theo dõi diễn biến giá của kim loại quý này, anh Lê Minh Quang (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Chỉ ít ngày, vàng trong nước đã giảm gần 10 triệu đồng/lượng nên tôi cũng chưa có ý định bán ra để tránh lỗ nhiều bởi giá khi mua đã hơn 55 triệu đồng/lượng. Theo tôi, nhịp tăng của vàng sẽ vẫn còn và cần chờ những đợt hồi phục trở lại”.
Cũng theo anh Quang, đối với những người mua vàng ở “đỉnh”, đầu tư “lướt sóng” vào tuần trước sẽ rất lo lắng và “ nóng ruột”. Còn với những người muốn đầu tư lâu dài vẫn khá bình tĩnh và trông đợi vào một thời gian lâu hơn, có thể nửa năm hoặc một năm nữa.
Từ khoảng hơn 10h sáng nay (12/8), lượng người đến mua – bán vàng tại cửa hàng bắt đầu thưa dần.
Video đang HOT
Trong khi đó, anh N.V.M (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, sau khi vàng có dấu hiệu quay đầu đã kịp bán toàn bộ 3 lượng vàng SJC chốt lời vì mua được từ sớm ở vùng giá 46-48 triệu đồng/lượng.
“Vào thời điểm giá vàng chạm đỉnh ở mức trên 62 triệu đồng/lượng, tôi vẫn còn giữ khoảng 50% vàng với hy vọng có thể lên đến 70 triệu đồng/lượng như thấy vàng quay đầu đảo chiều nên đã quyết định bán hết với giá 53 triệu đồng/lượng.
Tuy giảm nhanh, nhưng vẫn còn may mắn có lãi là tốt rồi. Nếu như chờ đến hôm nay đã mất thêm khoảng 4 triệu đồng/lượng. Sau nhịp điều chỉnh này, theo tôi vàng vẫn sẽ tiếp tục đi lên và phải chờ cơ hội tốt để mua vào nhưng không phải bây giờ”, anh M. nói.
Giá vàng liên tục “nhảy múa” khiến người cầm kim loại quý này trong tay như “ngồi trên lửa”.
Nhận định về xu hướng của giá vàng thời điểm này, đại diện Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji cho biết, sau khoảng thời gian tăng liên tục, chạm mốc 62 triệu đồng/lượng, những ngày gần đây, giá vàng trong nước đã quay đầu giảm nhanh.
Về bản chất, giá vàng trong nước vẫn phải đi theo xu hướng của thế giới, nhưng khi tăng tới một giai đoạn, vàng miếng sẽ điều chỉnh để giảm về đúng giá tương đương với thế giới. Mặt khác, do sự điều tiết của Ngân hàng Nhà nước nhằm đảm bảo sự cân bằng của thị trường nên chênh lệch mua – bán sẽ có xu hương thu hẹp lại.
Bên cạnh đó, mặc dù thị trường đang chứng kiến các phiên điều chỉnh, tuy nhiên theo giới chuyên gia, hầu hết động lực tăng giá chính đối với vàng vẫn được duy trì như việc ngân hàng trung ương các nước in tiền nhiều hơn, môi trường lãi suất thấp, căng thẳng địa chính trị tiếp tục gia tăng và cuộc bầu cử sắp tới tại Mỹ, quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ – Trung ngày càng xấu đi…
Vì sao giá vàng mất mốc 2.000 USD/ounce?
Chuyên gia tại Moya nói với Zing giá vàng đang bước vào đợt điều chỉnh lành mạnh. Nếu sức mạnh của đồng USD tiếp tục duy trì, áp lực giảm giá sẽ đè nặng lên vàng trong tuần này.
Trong phiên giao dịch chiều 11/8 theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới giao ngay trên sàn Kitco lao dốc thẳng đứng xuống ngưỡng 1.984,40 USD/ounce rồi tăng trở lại quanh mức 1.998 USD/ounce.
Như vậy, sau khi tăng phi mã trong gần như suốt 3 tuần qua, giá vàng đã bước vào đợt quay đầu, trong bối cảnh Quốc hội Mỹ mất đến 2 tuần để tranh cãi về quy mô và cách thức của gói kích thích kinh tế tiếp theo.
Giá vàng thế giới mất mốc 2.000 USD/ounce. Ảnh: Reuters.
Rủi ro giảm giá
Trao đổi với Zing, ông Jeffrey Halley, chuyên gia cao cấp phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Oanda, công ty giao dịch ngoại hối có trụ sở tại Mỹ, nhận định các động thái cắt lỗ của nhà đầu tư khiến giá vàng tụt dốc. Nguyên nhân chính là đồng USD tăng giá và đà chững lại trên thị trường tiền tệ và kim loại quý.
"Giá vàng và bạc đã chạm ngưỡng cao kỷ lục nhưng cả hai đều có xu hướng giảm khá mạnh trong ngắn hạn, ngay cả ở xu hướng giá tăng. Đó là điều rất bình thường trên thị trường", ông giải thích.
Theo các phân tích kỹ thuật, động lực tăng của giá vàng đã mờ dần và nhường chỗ cho rủi ro giảm giá. Đáng chú ý là tỷ lệ giá vàng so với giá bạc cho thấy giá bạc có khả năng hồi phục nhanh hơn giá vàng trong ngắn hạn.
Sức mạnh của đồng USD phục hồi, đè nặng lên giá kim loại quý. Ảnh: Reuters.
"Tôi tin rằng đồng USD sẽ lấy lại sức mạnh vào tuần này. Điều đó sẽ khiến áp lực giảm giá đè nặng lên kim loại quý trong ngắn hạn. Giá vàng có thể giảm xuống còn 1.960 USD/ounce, thậm chí 1.940 USD/ounce", ông Halley nói thêm.
Ông dự đoán giá vàng sẽ tiếp tục giảm cho đến khi tất cả vị thế mua đầu cơ gần đây bị xóa bỏ. Theo vị chuyên gia tại Oanda, nếu sức mạnh của đồng USD vẫn được duy trì ở tuần này, các nhà đầu tư lướt sóng sẽ "mắc cạn". Tuy nhiên, nhu cầu mua vào có thể tăng mạnh ở những mức giá thấp.
"Các trợ lực cơ bản của giá vàng vẫn mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nhưng những gì các nhà đầu tư cần hiểu là đà tăng không bao giờ tuyến tính mãi. Và trong trường hợp của giá vàng, thường có những sự điều chỉnh giảm", ông nói.
Về dài hạn, chiến lược gia đầu tư Yung-yu Ma tại BMO Wealth Management chỉ ra 2 yếu tố khác có ảnh hưởng lớn tới quỹ đạo của giá vàng. "Đó là việc phát triển vaccine chống Covid-19 và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới", chuyên gia này nói với CNBC. "Sự xuất hiện của vaccine chống Covid-19 sẽ triệt tiêu những yếu tố hỗ trợ đà tăng của giá vàng", ông khẳng định.
Trả lời Zing, chuyên gia Jim Wyckoff tại Kitco News cho rằng các đợt điều chỉnh giảm là rất bình thường trong xu hướng tăng mạnh của giá vàng.
"Dựa trên phân tích kỹ thuật, đà tăng giá vẫn còn. Rủi ro lạm phát sẽ khiến giá kim loại quý leo dốc trong vài tuần và vài tháng tới. Riêng ngày 11/8, thông tin Nga phê duyệt vaccine Covid-19 là nguyên nhân chính làm vàng giảm giá mạnh", ông giải thích.
Theo Hãng tin TASS, Tổng thống Nga Vladimir Putin mở đầu cuộc họp chính phủ ngày 11/8 bằng thông báo đã được mong chờ nhiều ngày qua. Đó là Nga đã phê duyệt vaccine Covid-19 đầu tiên trên thế giới.
Bất ổn chính trị
Công ty nghiên cứu Third Bridge Group (New York, Mỹ), dự báo giá vàng có thể lao dốc xuống dưới 1.600 USD/ounce sau bầu cử và tăng lại vào năm sau.
Tuy nhiên, những bất ổn chính trị của Mỹ cũng có thể giúp giá kim loại quý hưởng lợi. Theo nhà phân tích cao cấp Edward Moya của Oanda, các nhà đầu tư tìm đến vàng như một tài sản "trú ẩn" an toàn khi mối quan hệ của Mỹ và Trung Quốc ngày một xấu đi.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc mới đây thông báo sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt lên 11 người Mỹ, trong đó có Thượng nghị sĩ Ted Cruz và Marco Rubio. Động thái này được công bố chỉ vài ngày sau khi Mỹ áp lệnh trừng phạt lên 11 quan chức Hong Kong và Trung Quốc đại lục với lý do "ảnh hưởng đến quyền tự do chính trị của Hong Kong".
Giá kim loại quý có thể hưởng lợi từ bất ổn chính trị. Ảnh: Reuters.
Theo ông Moya, mối quan hệ này dường như không thể hàn gắn và có thể sớm dẫn đến việc hủy bỏ thỏa thuận thương mại giai đoạn một.
"Cả hai nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc đều cần đến nhau trong quá trình phục hồi từ dịch Covid-19. Việc hai nền kinh tế lớn nhất thế giới phân ly có thể thúc đẩy dòng chảy trú ẩn an toàn mạnh mẽ cho vàng", ông này nhận định.
Ông Moya vẫn lạc quan về đà tăng của giá vàng ngay cả khi các nghị sĩ Mỹ chậm chạp trong việc đưa ra quyết định đối với gói kích thích kinh tế tiếp theo. "Nguyên nhân là tình trạng bế tắc tài khóa có thể dẫn đến gói kích thích 1.000-2.000 tỷ USD được bơm vào nền kinh tế", ông giải thích.
Giá vàng trong nước giảm mạnh, rút ngắn chênh lệch với giá thế giới Giá vàng trong nước liên tục được các doanh nghiệp điều chỉnh giảm trong phiên hôm nay (11/8). Kim loại quý đang trượt dài về vùng 55 triệu đồng/lượng và đang rút ngắn chênh lệch với giá thế giới. Giá vàng SJC được niêm yết ở mức 53,5 - 55,4 triệu đồng/lượng. Ảnh: Trần Việt/TTXVN Tại thời điểm 16h20 phút, giá vàng SJC...