Giá vàng đang bị dồn nén nhưng sẽ vượt mốc 1.800 USD?
Giá vàng trong 2 tuần gần đây đang mắc kẹt ở mốc 1.700 USD và gần như không có nhiều động thái để gia tăng. Phiên giao dịch ngày 26-5, giá vàng ở mức 1.729 USD/ounce.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, đây là dấu hiệu dồn nén cho một mức tăng sắp đến của vàng. Một loạt các yếu tố địa chính trị, hành động của các ngân hàng trung ương thế giới sẽ có khả năng đẩy vàng lên mốc 1.800 USD/ounce.
Các chiến lược gia của Ngân hàng ING (Hà Lan) cho biết, lịch sử đang lặp lại khi các căng thẳng địa chính trị đang gia tăng, mà Trung Quốc là tâm điểm khiến hồi sinh một căng thẳng thương mại khác. Đó là những cáo buộc của Mỹ với Trung Quốc về COVID-19, đạo luật mới về Hong Kong… Đây là cái cớ để giá vàng tăng.
Ông Bart Melek, người đứng đầu Bộ phận chiến lược toàn cầu của Ngân hàng đầu tư TD Securities (Canada) nhận định, trong ngắn hạn, căng thẳng địa chính trị khó thúc đẩy vàng tăng giá vì bị đồng USD mạnh lên cản trở. Vì các căng thẳng này, nhà đầu tư có xu hướng tìm đến đồng USD hơn vàng. Nhưng một khi căng thẳng địa chính trị lan sang thương mại, vàng bắt đầu tăng giá.
Video đang HOT
“Thị trường vàng đang ở chế độ chờ đợi. Do đó, vàng sẽ tăng giảm rất ít. Nhưng cần lưu ý vàng đang trong vị thế tốt chờ tăng giá, mà có thể sẽ được kích thích từ các động thái của các ngân hàng trung ương trên thế giới mà vốn bị điều chình từ các dữ liệu vĩ mô toàn cầu sẽ xuất phát từ Mỹ và Trung Quốc”, ông Colin Cieszynski, chiến lược gia thị trường của SIA Wealth Management nói.
Hai thương hiệu vàng trong nước chênh nhau gần 2 triệu đồng mỗi lượng
Sau nhiều phiên điều chỉnh khác nhau, đến sáng 21/4 giá vàng SJC đã cao hơn thương hiệu vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu gần 2 triệu đồng mỗi lượng.
Khách hàng đang giao dịch vàng miếng. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam )
Hai thương hiệu vàng miếng trong nước vẫn duy trì chênh lệch ở mức rất cao trong phiên sáng nay (21/4).
Theo đó, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết từ 47,40-48,05 triệu đồng/lượng, tăng 50.000 đồng/lượng so với chốt phiên trước.
Công ty Doji Hà Nội giữ nguyên giá vàng SJC với giá mua và bán từ 47,45-48,00 triệu đồng/lượng.
Còn tại Phú Quý, doanh nghiệp này nâng giá mua và bán vàng SJC 50.000 đồng/lượng, giá mới từ 47,50-48,00 triệu đồng/lượng.
Cùng thời điểm trên, Công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng Rồng Thăng Long từ 45,25-46,15 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), đi ngang so với chốt phiên trước.
Với thay đổi như trên, hai thương hiệu vàng trong nước đang chênh nhau khoảng 1,9 triệu đồng mỗi lượng.
Trên thế giới, giá vàng dao động quanh ngưỡng 1.689 USD/ounce, giảm nhẹ khoảng 2 USD/ounce so với chốt phiên trước. Mức giá này tương đương 47,9 triệu đồng mỗi lượng khi qui đổi theo tỷ giá USD tại ngân hàng Vietcombank.
Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của VND với USD là 23.246 VND/USD, tăng 8 đồng/USD so với ngày 20/4.
Với biên độ tăng giảm /-3%, Ngân hàng Vietcombank nâng giá USD 10 đồng/USD, giá mới từ 23.370-23.550 đồng/USD (mua vào/bán ra). Ngân hàng BIDV niêm yết từ 23.375-23.555 đồng/USD, tăng 15 đồng/USD.
Tại Ngân hàng Vietinbank, doanh nghiệp này giao dịch đồng USD từ 23.363-23.543 đồng/USD (mua vào/bán ra), tăng 6 đồng/USD, trong khi ngân hàng Eximbank niêm yết tỷ giá từ 23.370-23.540 đồng/USD, không đổi so với chốt phiên trước.
Đức Duy
Giá dầu mỏ ngay lập tức tăng trở lại sau khi rơi xuống ngưỡng âm Sau khi rơi xuống vùng âm (-37,63 USD/thùng) lần đầu tiên trong lịch sử, giá dầu ngọt nhẹ WTI trong phiên mở cửa đầu ngày 21/4 đã bật trở lại lên trên 0 USD/thùng. Tại thị trường New York, giá dầu WTI của Mỹ giao tháng 5/2020 bất ngờ tăng trở lại, lên mức 1,1 USD/thùng sau khi rơi xuống mức -37,63 USD/thùng...