Giá vàng châu Á lên mức cao nhất trong một tuần phiên chiều 23/4
Chiều 23/4, giá vàng châu Á tăng lên mức cao nhất trong một tuần qua do nhà đầu tư kỳ vọng vào khả năng các ngân hàng trung ương lớn sẽ đưa ra thêm các biện pháp kích thích kinh tế đểđối phó với dịch.
Một cửa hàng kim hoàn. (Ảnh: THX/TTXVN)
Trong phiên giao dịch chiều 23/4, giá vàng châu Á tăng lên mức cao nhất trong một tuần qua do nhà đầu tư kỳ vọng vào khả năng các ngân hàng trung ương lớn sẽ đưa ra thêm các biện pháp kích thích kinh tế để hạn chế thiệt hại do đại dịch COVID-19 gây ra, trong bối cảnh phần lớn các quốc gia tiếp tục kéo dài lệnh phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Vào lúc 17 giờ 4 phút giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tăng 0,6% lên 1.724,39 USD/ounce. Trong khi, giá vàng Mỹ giao kỳ hạn tăng 0,5% lên 1.747,50 USD/ounce.
Chuyên gia Xiao Fu thuộc Ngân hàng trung ương Trung Quốc cho hay “ giá vàng đang tăng vì chi phí cơ hội nắm giữ vàng đang trở nên hấp dẫn.”
Chuyên gia này cũng nhận định một số cuộc họp của các ngân hàng trung ương sẽ diễn ra vào tuần tới và các ngân hàng có thể sẽ tăng cường các biện pháp kích thích tài chính, trong lúc các nhà đầu tư đang tìm kiếm những loại tài sản an toàn hơn trong tình hình hiện nay.
Video đang HOT
Vàng có xu hướng được hưởng lợi từ các biện pháp kích thích kinh tế của các ngân hàng trung ương kể từ khi kim loại quý này được coi là mặt hàng chống lạm phát và đồng tiền mất giá.
Hạ viện Mỹ, ngày 23/4, dự kiến sẽ thông qua dự luật cứu trợ COVID-19 với giá trị gần 500 tỷ USD. Trong khi đó, các nhà đầu tư cũng đang ngóng chờ báo cáo về lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần ở Mỹ.
SPDR Gold Trust, quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới, cho biết lượng vàng do quỹ này nắm giữ vào ngày 22/4 tăng 0,9% so với phiên trước đó, lên 1.042,46 tấn, mức cao nhất trong gần 7 năm qua.
Cũng trong phiên này, giá palladium tăng 1%, lên 1.957,30 USD/ounce. Giá bạc tăng 0,8%, lên 15,28 USD/ounce, trong khi giá bạch kim tăng 0,4%, lên 760,71 USD/ounce.
Cuối ngày 23/4 Công ty Vàng Bạc Đá quý Sài gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 47,80-48,47 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra)./.
Q.Chung
Giá dầu mỏ ngay lập tức tăng trở lại sau khi rơi xuống ngưỡng âm
Sau khi rơi xuống vùng âm (-37,63 USD/thùng) lần đầu tiên trong lịch sử, giá dầu ngọt nhẹ WTI trong phiên mở cửa đầu ngày 21/4 đã bật trở lại lên trên 0 USD/thùng.
Tại thị trường New York, giá dầu WTI của Mỹ giao tháng 5/2020 bất ngờ tăng trở lại, lên mức 1,1 USD/thùng sau khi rơi xuống mức -37,63 USD/thùng trong phiên giao dịch trước đó. Tuy nhiên, nguồn cung hiện quá dư thừa trên các thị trường và các kho dự trữ cũng hết chỗ chứa, khiến người mua không mấy mặn mà.
Hiện các nhà buôn tập trung nhiều hơn vào hợp đồng giao tháng 6/2020, với khối lượng giao dịch cao hơn gấp 30 lần khi giá dầu đã lên tới hơn 21 USD/thùng sau khi dừng ở mức gần 20,43 USD/thùng tại New York.
Đổ xăng cho phương tiện tại một trạm xăng ở Los Angeles, bang California, Mỹ ngày 18/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, dầu thô Brent giao tháng 6/2020, được giao dịch ở mức 25,61 USD/thùng, tăng 0,15%.
Thị trường dầu mỏ thế giới liên tục lao dốc trong những tuần qua do lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại áp đặt tại nhiều nước trên thế giới nhằm chống sự lây nhiễm của dịch bệnh COVID-19, khiến nhu cầu về "vàng đen" giảm mạnh. Cuộc khủng hoảng giá dầu càng trở nên tồi tệ hơn khi tranh cãi giữa Saudi Arabia và Nga xảy ra trước khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC ) đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác 9,7 triệu thùng dầu/ngày. Tuy nhiên, cùng với các nguồn dự trữ đã kịch trần, quyết định của OPEC chưa đủ sức kéo giá dầu trở lại quỹ đạo. Trong phiến giao dịch ngày 20/4, giá vàng đen đã giảm xuống "vùng âm", mức thê thảm nhất chưa từng có trong lịch sử.
Trong khi đó, chứng khoán Mỹ quay đầu giảm mạnh sau 2 tuần tăng liên tiếp. Đà lao dốc lịch sử cùa giá dầu WTI đã làm gia tăng lo ngại về thiệt hại kinh tế xảy ra do các lệnh đóng cửa trong mùa dịch COVID-19. Sự chậm trễ trong việc tài trợ chương trình cho vay giải cứu doanh nghiệp nhỏ bị kiệt quệ cũng góp phần gây sức ép đến tâm lý thị trường.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 592,05 điểm (tương đương 2,44%), chốt phiên ở mức 23.650,44 điểm, trong khi chỉ số tổng hợp S&P 500 giảm 51,4 điểm (tương đương 1,79%), xuống 2.823,16 điểm, còn chỉ số công nghệ Nasdaq giảm 89,41 điểm (1,03%), xuống 8.560,73 điểm.
Trong 11 lĩnh vực của chỉ số S&P 500, chỉ số năng lượng giảm 3,7% trong phiên này và từ đầu năm đến nay đã giảm 45%, mức giảm mạnh nhất.
Trong phiên giao dịch ngày 20/4, giá vàng thế giới đã tăng đến 1% sau khi có thời điểm chạm mức thấp nhất trong hơn một tuần qua, khi sự sụt giảm của giá dầu thô Mỹ xuống mức thấp kỷ lục đã khiến các tài sản rủi ro "thất thế" và đưa giới đầu tư tìm đến sự an toàn từ vàng.
Vào lúc 23 giờ 10 phút ngày 20/4 (theo giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay tăng 0,5% lên 1.692,26 USD/ounce, sau khi có thời điểm giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 9/4 là 1.670,55 USD/ounce. Giá vàng kỳ hạn cũng tăng 0,7% và khép phiên ở mức 1.711,20 USD/ounce.
Chuyên gia phân tích thị trường cấp cao của công ty OANDA, Edward Moya cho rằng giá vàng đang gia tăng trước những dự đoán rằng các biện pháp kích thích tiền tệ chưa từng có trên toàn cầu sẽ chỉ gia tăng và sau khi dự báo biến động mang tính lịch sử trong ngành dầu mỏ cho thấy hoạt động kinh tế toàn cầu còn lâu mới có thể phục hồi trở lại bình thường.
Trong khi đó, một cuộc khảo sát mới đây của ngân hàng Deutsche Bank cho thấy thị trường đã trở nên thiếu tự tin hơn nhiều về khả năng châu Âu và Mỹ sẽ khôi phục lại hoạt động kinh doanh trước mùa Hè, dù nhiều nước đang bắt đầu dần mở cửa trở lại nền kinh tế.
Phương Hoa
Giá vàng hôm nay 7/4: Thời điểm đã đến, vàng tăng vọt Giá vàng hôm nay 7/4 trên thị trường thế giới tăng vọt do giới đầu tư cảm thấy an tâm hơn khi rót tiền vào vàng sau khi đón nhận những tín hiệu tích cực trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Đêm 6/4 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay ở mức 1.649 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 4 năm...