Giá vàng châu Á cao nhất trong gần hai tháng sau cuộc bầu cử tại Mỹ
Trong phiên giao dịch chiều 9/11, giá vàng tại thị trường châu Á tăng lên mức cao nhất gần trong gần hai tháng, nhờ sự giảm giá của đồng USD và hy vọng về các biện pháp kích thích kinh tế mới tại Mỹ, sau chiến thắng mới đây của ông Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Vàng miếng tại sàn giao dịch vàng ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Cụ thể, giá vàng giao ngay tăng 0,5% lên 1.960,99 USD/ounce, sau khi có lúc tăng lên 1.965,33 USD/ounce, mức cao nhất kể từ ngày 16/9.
Howie Lee, nhà kinh tế tại OCBC Bank, nhận định triển vọng về gói kích thích lớn hơn cho kinh tế Mỹ là nhân tố hỗ trợ giá vàng và gây sức ép lên đồng USD. Chỉ số đồng USD đã xuống mức thấp nhất trong 10 tuần qua và khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn với những nhà đầu tư nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Ngày 7/11, bốn ngày sau ngày bầu cử chính thức 3/11, các hãng truyền thông lớn tại Mỹ đồng loạt dẫn kết quả kiểm phiếu mới nhất tại bang Pennsylvania nghiêng về phe Dân chủ, giúp ông Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Mặc dù khả năng đảng Cộng hòa kiểm soát Thượng viện Mỹ có thể dẫn tới triển vọng về một gói kích thích kinh tế nhỏ hơn, song có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hành động nhiều hơn nữa để vực dậy nền kinh tế chịu thiệt hại do đại dịch COVID-19.
Chính sách nới lỏng tiền tệ và môi trường lãi suất thấp trên toàn cầu đang hỗ trợ giá vàng hướng đến một năm tăng mạnh nhất trong một thập niên, khi kim loại quý này được coi là công cụ hữu hiệu chống lại lạm phát.
Nhà phân tích Daniel Hynes của ANZ cho rằng dưới tác động của đại dịch COVID-19 đối với tình hình kinh tế, lãi suất thấp sẽ được duy trì và đồng USD yếu hơn – những yếu tố giúp hỗ trợ giá vàng.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 16h30 ngày 9/11 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 50.786.162 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19. Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 243.768 ca tử vong, trong khi số ca mắc đã vượt 10 triệu trường hợp – chiếm 1/5 tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu.
Còn trên thị trường các kim loại quý khác, giá bạc tăng 0,9% lên 25,81 USD/ounce, giá bạch kim tăng 1,4% lên 901,42 USD/ounce còn giá palladium giảm 0,7% xuống còn 2.474,34 USD/ounce.
Tại Việt Nam, chiều 9/11, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 56,45- 57,97 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Thị trường tài chính 24h: Tháng 11 này là cơ hội để tích lũy cổ phiếu
VN-Index nhích nhẹ; 10 tháng, bảo hiểm đầu tư trở lại nền kinh tế 434.625 tỷ đồng; Tháng 11 là thời điểm phù hợp để nhà đầu tư bắt đầu sàng lọc và tích lũy; Doanh nghiệp niêm yết có vốn nhà nước chi phối rơi vào thế kẹt; Chứng khoán châu Á tiếp tục nới đà tăng; FED quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức gần bằng 0...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Video đang HOT
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 6/11 tăng 100.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tăng thêm 100.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại mức 56,25 - 56,77 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 47 USD lên 1.949,6 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng chững lại và gần như đi ngang quanh mức giá trên cho đến cuối giờ chiều.
Giá vàng tương lai giao tháng 12 trên sàn Comex New York tăng 3,5 USD lên 1.950,3 USD/ounce.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,15% xuống 92,39 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 6/11 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.200 đồng, tăng 2 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.090 - 23.270 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,13 USD (-2,91%), xuống 37,66 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 1,03 USD (-2,52%), xuống 39,90 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index tăng không đáng kể
Trong phiên sáng, sau những phút đầu giao dịch thận trọng, lực bán trên diện rộng đã đẩy nhiều mã lớn bé mất điểm khiến VN-Index đảo chiều giảm nhẹ.
Bước sang phiên chiều,, thị trường đã nới rộng đà giảm khi nhiều bluechip có diễn biến không mấy tích cực. Tuy nhiên, ngay khi thủng mốc 935 điểm, lực cầu bắt đáy nhập cuộc đã giúp VN-Index leo trở lại sắc xanh nhạt khi đáng kể.
Một vài điểm nóng chỉ có tại FLC, khi tăng trần 6,94%, khớp 20,96 triệu đơn. Cùng các mã ngành dệt may như TCM, GIL tăng kịch trần, EVE tăng gần 3%, GMC 1,6%...
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 7,63 triệu đơn vị, với tổng giá trị bán ròng 143,66 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 6/11: VN-Index tăng 0,54 điểm ( 0,06%), lên 938,29 điểm; HNX-Index tăng 1,01 điểm ( 0,73%), lên 139,31 điểm; UPCoM-Index tăng 0,26 điểm ( 0,41%), lên 63,57 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall tăng mạnh trong phiên ngày thứ Năm (5/11), khi giới đầu tư tiếp tục hướng về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ khi ứng viên Joe Biden chỉ còn cách Nhà Trắng 6 phiếu đại cử tri.
Điều này khiến thị trường thêm tự tin rằng người chiến thắng sẽ sớm được gọi tên và một gói kích tích tài chính quy mô lớn sẽ được tung ra trong tương lai gần.
Cùng ngày, sau cuộc họp kéo dài hai ngày vừa qua, Fed tuyên bố giữ nguyên các chính sách đang thực hiện, giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 0 - 0,25%.
Kết thúc phiên 5/11, chỉ số Dow Jones tăng 542,52 điểm ( 1,95%), lên 28.390,18 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 67,02 điểm ( 1,95%), lên 3.510,45 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 300,15 điểm ( 2,59%), lên 11.890,93 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản leo lên mức cao nhất trong trong 29 năm qua nhờ động lực từ nhiều thị trường lớn trên thế giới gần đây.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,91% lên 24.325,23 điểm. Đây là mức điểm cao nhất kể từ tháng 11/1991, trước khi bong bóng kinh tế Nhật sụp đổ kéo theo thị trường chứng khoán lao dốc sau đó. Chỉ số Topix tăng 0,52% lên 1.658,49 điểm.
Trong tuần, cả hai chỉ số đều tăng hơn 5%, đánh dấu mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ cuối tháng 5/2020.
Ayako Sera, chiến lược gia thị trường tại Sumitomo Mitsui Trust Bank cho biết: "Giá cổ phiếu Nhật đang tăng theo chân chứng khoán Mỹ, trong bối cảnh thị trường có chút hưng phấn rằng ông Biden gần như chắc chắn sẽ thắng cử tổng thống".
Các nhà đầu tư dự đoán chiến thắng của Joe Biden cho vị trí tổng thống và đảng Cộng hòa tiếp tục giữ đa số ghế ở Thượng viện, điều này sẽ cho phép đảng Cộng hòa chặn các chương trình nghị sự của đảng Dân chủ như tăng thuế doanh nghiệp và vay nợ ồ ạt để chi tiêu lớn.
Chứng khoán Trung Quốc giảm nhẹ, nhưng đã tăng tốt trong tuần nhờ kỳ vọng ứng viên Biden sẽ ủng hộ cách tiếp cận ít đối đầu hơn với nước này nếu đắc cử tổng thống Mỹ.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,24% xuống 3.312,16 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip gần như không đổi ở mức 4.885,72 điểm.
Trong tuần, chỉ số CSI300 tăng 4,1%, mức tăng hàng tuần tốt nhất kể từ ngày 31/7, trong khi SSEC tăng 2,7%.
Chứng khoán Hồng Kông nhích lên, khi kết quả kiểm phiếu gần nhất ở Mỹ cho thấy ông Biden gần hơn với chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống,
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,06%, lên 25.712,97 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,18% lên 10.497,80 điểm.
Trong tuần, chỉ số HSI tăng 6,7%, trong khi HSCE tăng 7,6%.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng cũng nhờ tác động tích cực từ phố Wall phiên đêm qua.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 0,11%, lên 2.416,50 điểm. Trong tuần, chỉ số này đã tăng 6,6%, mức cao nhất kể từ đầu tháng 6.
Lee Kyoung-min, một nhà phân tích tại Daishin Securities cho biết, triển vọng thắng cử ngày càng tăng của ông Biden đã thúc đẩy cổ phiếu nhóm cổ phiếu năng lượng mới, với LG Chem tăng 6,35%, trong khi CS Wind Corp tăng 6,1%.
Kết thúc phiên 6/11: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 219,95 điểm ( 0,91%), lên 24.325,23 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 7,97 điểm (-0,24%), xuống 3.312,16 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 17,05 điểm ( 0,06%), lên 25.712,97 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 2,71 điểm ( 0,11%), lên 2.416,50 điểm.
Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán châu Á bùng nổ VN-Index giảm nhẹ; Tốt - xấu lợi nhuận ngân hàng mùa Covid; Dọn đường cổ phần hóa giai đoạn tới; Muốn nhanh niêm yết phải chào bán ra công chúng; Covid-19 làm mòn hiệu quả doanh nghiệp niêm yết; Chứng khoán châu Á tăng vọt; Hai kịch bản bầu cử tồi tệ là nỗi lo ngại của thị trường chứng khoán toàn cầu...là...