Giá vàng cao kỷ lục, tôi buốt ruột khi phải mừng cưới ‘trả nợ’ chị chồng 5 chỉ
Hồi tôi cưới, chị chồng mừng 5 chỉ, nay giá vàng khủng khiếp quá, tôi muốn mừng cưới chị bằng tiền nhưng chồng không chịu, nhất định đòi mua ít nhất 5 chỉ “trả” chị.
Dù chẳng có tiền đầu tư này nọ nhưng mấy tuần qua, ngày nào tôi cũng nín thở theo dõi giá vàng, thậm chí mấy ngày vừa rồi thì cứ một lát lại lên mạng xem nó đã tăng đến mức nào. Tất cả chỉ vì đám cưới chị chồng tôi sắp diễn ra trong chưa đầy chục ngày tới.
Chị chồng tôi năm nay 38 tuổi mới kết hôn lần đầu nên đây là đám cưới được cả họ mong đợi từ hơn thập kỷ qua, là sự kiện lớn nhất trong năm nay. Chị vốn là người nhiệt tình, rộng rãi, hay giúp đỡ mọi người nên bạn bè, họ hàng, người thân ai cũng hồ hởi xúm vào giúp một tay chuẩn bị đám cưới. Mọi người cũng ríu rít chuyện chuẩn bị quà mừng. Nhưng đây là chuyện khiến tôi đau đầu.
5 năm trước, khi tôi cưới, chị chồng mừng 5 chỉ vàng. Hai đứa con tôi cũng được chị quan tâm, yêu mến, hay mua đồ cho chúng. Vì thế tôi vẫn định, khi chị cưới, tôi sẽ tặng nhiều hơn quà mừng của chị ngày xưa một chút. Không ngờ, mãi chị chẳng lấy chồng, đến khi đùng một cái dẫn vị hôn phu về ra mắt thì giá vàng cứ tăng không có điểm dừng.
Nghĩ đến đám cưới chị chồng sắp tới, ngày nào tôi cũng “canh” giá vàng. (Ảnh: Coventrygold)
Hồi mà chị tuyên bố cưới chồng, giá vàng cứ rập rình lên xuống quang mức 70 triệu đồng/lượng. Ngay từ lúc đó tôi đã “canh” rất kỹ, đợi nó xuống kha khá để mua quà cưới luôn, vì lúc đó tôi nghĩ 70 triệu là mức quá cao. Ai ngờ, giá vàng nếu giảm cũng chỉ giảm chút xíu, mà lên thì khó dừng. Mỗi lần nó tăng 1 triệu đồng, tôi lại nghĩ thôi chờ thêm, nó sẽ giảm chứ làm sao tăng mãi ở mức cao vô lý như vậy được. Rồi tôi quyết định, chỉ cần nó về 70 là mua, nhưng mà mức giá đó ngày càng bị bỏ xa.
Cách đây mấy hôm khi thấy giá vàng vượt mức 76 triệu đồng/lượng và có vẻ sẽ tăng tiếp, tôi biết mình không có hy vọng chờ nó quay đầu về mức có thể chấp nhận, nên quyết định chọn phương án mừng cưới chị chồng 20 triệu đồng. Đây dù sao cũng không phải số tiền nhỏ so với thu nhập và tích lũy của vợ chồng tôi, chắc chị hiểu hoàn cảnh các em nên sẽ thông cảm, vì tính chị vốn không so đo tính toán.
Nhưng chồng tôi không chịu, anh bảo tôi ích kỷ và chắc lép, khăng khăng bảo rằng chị cưới sau đáng lẽ phải mừng nhiều hơn, mừng bằng chị có khác gì trả nợ sòng phẳng, còn nếu tôi tiếc tiền quá thì ít nhất cũng phải mừng lại chị đúng 5 chỉ. Tôi nói gì anh cũng không nghe, bảo nếu tôi là tay hòm chìa khóa không trích tiền ra mua thì anh cũng sẽ vay tiền để mua, có điều sau đó sẽ giảm số tiền đưa vợ mỗi tháng để trả nợ.
Chồng tôi nói vậy có khác gì ép vợ, nhưng có lẽ anh sẽ không nhượng bộ. Tôi cũng biết chồng có lý. Thật sự tôi cũng muốn mừng cưới chị đàng hoàng, nhưng nghĩ đến giá vàng tăng một cách kinh khủng, trong một thời gian ngắn mà thiệt nhiều tiền đến thế, tôi thấy buốt cả ruột.
Hôm qua đến giờ, tôi cứ ôm điện thoại theo dõi giá vàng, lúc nó vọt lên hơn 80 triệu đồng/lượng, tôi đã định thôi không chờ nữa, phải rút tiền mua kẻo nhỡ nó tăng tiếp thì chết. Đầu giờ chiều định đi thì giá quay đầu giảm hơn 1 triệu đồng, tôi lại cố chờ.
Bạn tôi bảo vừa rồi vàng tăng cao quá nên sẽ còn giảm nữa, liệu tôi có nên mạo hiểm chờ thêm không? Chồng tôi nói chị mừng cưới chúng tôi bằng vàng miếng nên cũng phải mừng lại chị bằng vàng miếng, tôi có nên bất chấp mua vàng nhẫn cho rẻ?
Con dâu phát hiện suy nghĩ thật của mẹ chồng và chị chồng về mình khi mượn điện thoại để gọi
Mượn điện thoại để gọi điện, con dâu vô tình phát hiện cuộc hội thoại nói mình không ra gì giữa mẹ chồng và chị chồng.
Video đang HOT
Đang thao tác thì một tin nhắn từ chị chồng gửi cho mẹ chồng đến, nội dung là: "Con mừng là năm nay con khốn ngu ngốc đó không làm hỏng cuộc vui của bố mẹ".
Người phụ nữ Anh có tên tài khoản Raspberry đã chia sẻ trên diễn đàn Mumsnet việc mình vô tình phát hiện suy nghĩ thực sự của gia đình chồng về cô, nhân một kỳ nghỉ nước ngoài cùng cậu con trai và bố mẹ chồng.
Người phụ nữ cho biết: "Ở nước ngoài điện thoại của tôi bị mất sóng nên đã mượn điện thoại của mẹ chồng để gọi về chúc mừng sinh nhật mẹ tôi. Đang thao tác thì một tin nhắn từ chị chồng gửi cho mẹ chồng đến, nội dung là: "Con mừng là năm nay con khốn ngu ngốc đó không làm hỏng cuộc vui của bố mẹ".
Tin nhắn kích thích trí tò mò, cô đã quyết định xem thêm. Cuộc trao đổi nhiều ngày giữa hai người phụ nữ trong gia đình chồng khiến Raspberry choáng váng.
Mượn điện thoại mẹ chồng để gọi điện, người phụ nữ vô tình phát hiện những tin nhắn nói xấu mình của gia đình chồng. Ảnh minh họa
"Ơn Chúa, năm nay nó không lên cơn" hoặc "Năm nay con bò lười biếng đó đang tăng cân", hay "Là lỗi của chồng nó khi đã biết như vậy mà vẫn còn lấy, không biết làm sao nó chịu đựng được con đó chứ"..., đầy rẫy những tin nhắn nội dung như vậy.
Người phụ nữ lý giải, cô bị bệnh động kinh, kỳ nghỉ năm ngoái vài lần lên cơn bệnh khiến cô phải nằm một chỗ hai ngày.
"Lúc đó tôi đã rất áy náy. Tôi xin lỗi nhưng bố mẹ luôn nói 'không sao cả'. Nếu các tin nhắn không hiện ra, tôi sẽ chẳng bao giờ biết được suy nghĩ thật của họ", cô nói thêm.
Cô đang không biết có nên nói ngay cho chồng hay đợi hết kỳ nghỉ mới nói, hoặc bỏ qua xem như không có việc gì?
Câu chuyện của Raspberry thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Nhiều người khuyên chị cần kể cho chồng để anh xử lý. Một số khác nói từ giờ không nên đi nghỉ cùng mẹ chồng nữa.
"Nói với mẹ chồng của bạn khi đã hết kỳ nghỉ, rằng bạn đã cảm thấy bị tổn thương trước các tin nhắn đó. Nếu khó nói, hãy dùng tin nhắn", một người khuyên.
Tuy nhiên, cũng có người cho rằng Raspberry đã sai khi xem điện thoại người khác.
Khoảng cách mẹ chồng nàng dâu
Hàng trăm năm qua, vấn đề quan hệ mẹ chồng nàng dâu đã làm cho nhiều người phụ nữ sợ hãi, nhiều người đàn ông đau đầu khi bước vào cuộc sống hôn nhân.
Rõ ràng, không có cặp vợ chồng trẻ nào lại muốn chứng kiến nỗi bất hòa giữa mẹ chồng nàng dâu, nhưng do sự khách biệt về ý thức và thói quen dẫn đến cách ứng xử khác nhau, không tránh khỏi làm nảy sinh mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu.
Biểu hiện cụ thể là mẹ chồng không hài lòng, con dâu cảm thấy oan ức, con trai lúng túng không biết nghe ai, các cháu hoang mang sợ hãi, làm cho gia đình lục đục không yên.
Vấn đề quan hệ mẹ chồng nàng dâu đã làm cho nhiều người phụ nữ sợ hãi. Ảnh minh họa: shutterstock
Cần phải nói rằng, giữa mẹ chồng nàng dâu thiếu hẳn cảm giác thân thiện trời phú. Chính vì vậy, những chuyện rất bình thường giữa mẹ và con gái, rơi vào mẹ chồng nàng dâu thì thành chuyện ngay.
Các nàng dâu đều biết rằng, nếu bị mẹ đẻ mắng mỏ, dù mắng rất thậm tệ, tự mình cảm thấy rất ấm ức, nhưng không bao giờ để bụng. Nhưng nếu bị mẹ chồng nói vài câu, dù chỉ là nói chứ không phải mắng, tự mình cũng cảm thấy bực mình và cho rằng mẹ chồng cố tình bới lông tìm vết, thế là tự nhiên vùng dậy cãi lại, chống lại, thậm chí "để bụng suốt đời".
Trong khi đó, mẹ chồng cũng có cảm giác tương tự. Nếu bực mình với con gái, vài ngày sau là hết bực mình, nhưng nếu bực mình với con dâu, thì nỗi bực bội đó cứ canh cánh trong lòng, dần dần thành định kiến.
5 câu nói cải thiện mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu
"Mẹ đối xử với con như con gái"
So với con dâu, những thành viên như bố mẹ, anh chị em có sự gắn kết mật thiết hơn hẳn. Cụ thể, mọi người có thời gian ở bên nhau lâu hơn, chung huyết thống. Con dâu không cùng máu mủ, nhập gia sẽ có chút khó khăn để thích nghi.
Lúc này, mẹ chồng nên đối xử con dâu như con gái để tạo nền tảng vững chắc cho mối quan hệ. Ngoài hành động, mẹ chồng nên thể hiện cho con dâu thấy để con dâu có cảm giác "người một nhà". Một khi khoảng cách được thu nhỏ, mâu thuẫn nảy sinh cũng dễ giải quyết hơn.
Việc con dâu dành thời gian cho gia đình lớn là sự cố gắng, rất đáng ghi nhận. Ảnh minh họa: shutterstock
"Mẹ giao quyền quyết định cho con"
Kết hôn với nam giới thuộc tuýp "con trai của mẹ", phụ nữ khó có thể hạnh phúc trọn vẹn. Cảm giác mẹ chồng chi phối con trai sẽ khiến mối quan hệ mẹ chồng sớm rạn nứt.
Để tránh mối quan hệ lạnh nhạt, mẹ chồng nên trao quyền quyết định việc trong nhà cho con dâu. Mẹ chồng chỉ nên phân tích, đưa lời khuyên cho con cái khi có việc hệ trọng. Làm được như vậy, mẹ chồng vừa có thời gian an dưỡng tuổi già, con dâu cũng cảm thấy vui vẻ vì mình được đánh giá cao, tự tay chèo chống con thuyền hạnh phúc của mình.
"Cảm ơn con đã vất vả vì gia đình mình"
Nhiều mẹ chồng suy nghĩ con dâu là phận con, làm việc cho đại gia đình là chuyện đương nhiên. Thực tế, con dâu có công việc để phấn đấu và gia đình nhỏ cần lo lắng. Chưa kể, con dâu cũng còn bố mẹ đẻ cần chăm sóc. Việc con dâu dành thời gian cho gia đình lớn là sự cố gắng, rất đáng ghi nhận.
Mẹ chồng hiểu chuyện nói ra câu nói trên thể hiện ghi nhận, đánh giá cao sự cố gắng của con dâu. Cũng nhờ câu nói này, con dâu cảm thấy mình được tôn trọng, càng cố gắng hơn để xây dựng gia đình êm ấm.
"Mẹ cũng từng làm dâu"
Trước khi làm mẹ chồng, phụ nữ từng làm dâu. Nhiều mẹ chồng nói câu này với thái độ yêu thương, thông cảm sẽ giúp con dâu cảm thấy không đơn độc, có người cùng cảnh ngộ. So với việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với người thể hiện thái độ bề trên, luôn tỏ ra xa lạ thì giao tiếp với người "đồng cảnh ngộ" sẽ dễ dàng hơn nhiều.
"Hãy cho mẹ biết khi con gặp khó khăn"
Thực tế, nhiều cô dâu lấy chồng xa, bố mẹ đẻ dù muốn cũng khó lòng ở bên hỗ trợ. Lúc này, mẹ chồng "chìa tay" mỗi lúc khó khăn sẽ rất có ý nghĩa đối với cô dâu.
Sự hậu thuẫn càng quan trọng khi cặp đôi cãi vã. Nếu như mẹ chồng đứng về con trai, cặp đôi khó có kết đẹp. Không những vậy, mối quan hệ mẹ chồng con dâu còn rạn nứt. Thay vì chứng kiến con cái lục đục, mẹ chồng nên tìm hiểu khó khăn của cả hai con, đứng về phía con dâu khi cần thiết.
Nhiều mẹ chồng không khéo dẫn đến cảnh đổ dầu vào lửa, quan hệ mẹ chồng tan nát mà còn khiến vợ chồng trẻ ly hôn - một cái kết không ai mong muốn.
Yêu cầu chị chồng trả nợ như thỏa thuận, chị lại lên giọng thách thức Chị bảo nếu tôi không nhận tiền mà cứ đòi vàng thì chị sẽ không trả nữa để xem tôi làm gì được chị. Ngày tôi mới về làm dâu, chị chồng tôi tên Quyên gặp khó khăn nên đã hỏi vay tiền. Lúc đó tôi có vài chỉ vàng và định cho vay nhưng chị ấy muốn vay nhiều hơn để giải...