Giá vải thiều thu mua tại vùng trồng xuất khẩu cao hơn thị trường 20-25%
Ngày 22/6, vải thiều chính vụ tại huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương ở những vùng trồng theo tiêu chuẩn quốc tế phục vụ xuất khẩu vẫn đang được bán với giá cao hơn thị trường từ 20-25%.
Doanh nghiệp Singapore thăm một số vườn vải thiều tại vùng nguyên liệu ở xã Thanh Xá, huyện Thanh Hà ngày 22/6.
Đây là chia sẻ của bà Ngô Thị Thu Hồng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Ameii Việt Nam, đơn vị đang thu mua và xuất khẩu vải thiều Hải Dương sang thị trường cao cấp. Công ty này có nhà máy đặt tại vùng nguyên liệu Thanh Hà.
Bà Hồng cho biết, mấy ngày qua, mặc dù giá vải thiều ngoài thị trường đang giảm, còn khoảng 15.000 đồng/kg nhưng công ty vẫn thu mua vải cho nông dân Thanh Hà cao hơn thị trường, đảm bảo cao hơn từ 20-25%.
Theo bà Hồng, những ngày này, doanh nghiệp đang hoạt động hết công suất để kịp cung ứng đơn hàng cho các đối tác Nhật Bản. Ngày 22/6, doanh nghiệp tiếp tục đón đối tác từ Singapore đến tìm hiểu vùng nguyên liệu và đặt hàng mua. Đại diện doanh nghiệp Singapore sau khi thăm một số vườn vải thiều đã dành nhiều lời khen ngợi về mẫu mã và chất lượng quả vải Hải Dương.
Chia sẻ về quá trình chăm sóc vải, ông Phạm Văn Giang, đại diện Hợp tác xã Ameii Việt Nam đồng thời là Tổ trưởng Tổ sản xuất vải VietGAP và GlobalGAP xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà khẳng định, các hộ nông dân thành viên Hợp tác xã tuân thủ nghiêm quy trình sản xuất vải theo tiêu chuẩn xuất khẩu. Đến thời điểm này, khoảng 300 tấn vải của hợp tác xã đã được thu mua, tiêu thụ, chiếm 2/3 sản lượng vải của hợp tác xã. Nông dân rất phấn khởi vì giá bán vải cao.
“Đầu mùa, giá vải Hợp tác xã được doanh nghiệp thu mua khoảng 50.000 – 60.000 đồng/kg và thời điểm hiện tại trung bình 20.000 – 25.000 đồng/kg”.
Bên cạnh loại vải trồng theo tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu sang các thị trường cao cấp đang có giá tốt thì còn một diện tích xấp xỉ 1 ha vải chăm sóc theo tiêu chuẩn hữu cơ cũng đang tiêu thụ nội địa với giá cao. Ông Giang cho biết, vải hữu cơ rất ngon và ngọt, giòn cùi nên các cửa hàng trong chuỗi thực phẩm sạch ở Hà Nội rất chuộng. Giá bán vải hữu cơ từ 35.000 – 40.000 đồng/kg, thậm chí có lúc 45.000 đồng/kg. Nhu cầu rất lớn, hợp tác xã không đủ để cung cấp.
Doanh nghiệp Singapore đánh giá cao mẫu mã và chất lượng quả vải thiều Thanh Hà khi đi thăm vùng nguyên liệu ngày 22/6.
Năm 2022, toàn huyện Thanh Hà có khoảng 3.200 ha vải. Vụ vải sớm của Thanh Hà cho sản lượng khoảng 29.000 tấn, cao hơn vụ vải năm trước khoảng 4.000 tấn.
Theo đại diện lãnh đạo huyện Thanh Hà, ước tính, vụ vải sớm cho doanh thu khoảng 1.000 tỷ đồng, tăng khoảng 300 triệu đồng so với vụ vải năm trước.
Video đang HOT
Vụ vải năm nay, thời gian thu hoạch vải sớm Thanh Hà dài hơn 1 tháng, hơn năm trước khoảng 1 tuần, việc tiêu thụ thuận lợi, giá bán cao. Vải u trứng trắng đầu vụ có thời điểm bán với giá 180.000 đồng/kg, sau đó, trà vải u hồng, u gai và tàu lai có giá 35.000 – 40.000 đồng/kg.
Kết quả này phản ánh tác động tích cực từ chuỗi hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại của địa phương và của tỉnh trong năm 2022. Bên cạnh đó, nông dân cũng chủ động hơn trong tìm kiếm các kênh tiêu thụ. Năm nay, sản lượng vải sớm Thanh Hà tiêu thụ tại các thị trường miền Nam và các siêu thị cao hơn những vụ vải trước.
Mùa vải thiều 2022 đang đến gần, tỉnh Bắc Giang tham vọng chiếm thị phần ở thị trường đặc biệt
Sự kiện trái vải thiều Bắc Giang được giao dịch trên các sàn thương mại điện tử năm 2021 đánh dấu sự thay đổi lớn trong quy trình thu mua và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đặc trưng này của tỉnh Bắc Giang.
Duy trì và nâng cao chất lượng mã vùng trồng vải thiều xuất khẩu
Năm 2022, tỉnh Bắc Giang tiếp tục duy trì 28.300 ha vải thiều, sản lượng khoảng 160.000 tấn, trong đó diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là 15.400 ha, GlobalGAP là 82 ha.
Riêng đối với thị trường Nhật Bản tỉnh Bắc Giang tiếp tục chỉ đạo 30 mã số vùng trồng, diện tích gần 220 ha tại 3 huyện: Tân Yên, Lục Ngạn, Lục Nam.
Trong năm nay, tỉnh cấp mới 5 mã số vùng trồng với diện tích 50 ha để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và thị trường khác; duy trì 01 cơ sở xông hơi khử trùng, đóng gói tại Bắc Giang, liên kết với 03 cơ sở xông hơi khử trùng đảm bảo phục vụ nhu cầu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Năm 2022, tỉnh Bắc Giang tiếp tục duy trì 28.300 ha vải thiều, sản lượng khoảng 160.000 tấn. Ảnh: K.N
Ông Dương Thanh Tùng, Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bắc Giang cho biết: "Sở NNPTNT tỉnh đã chỉ đạo các vùng trồng vải tập trung trên địa bàn như Lục Ngạn, Lục Nam, Tân Yên.... duy trì 149 mã số vùng trồng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc (diện tích 15.867 ha, sản lượng khoảng 95.000 tấn); 30 mã vùng trồng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản (diện tích 219 ha, sản lượng 1.800 tấn); đồng thời duy trì vùng vải sản xuất theo tiêu chuẩn xuất khẩu vào Mỹ, Úc, EU... với 18 mã số vùng trồng, diện tích là 218 ha, ước sản lượng 1.600 tấn".
Ngoài ra, ngành nông nghiệp cũng triển khai phối hợp với các huyện rà soát bổ sung các vùng trồng theo yêu cầu của các thương nhân, doanh nghiệp; tiến hành loại bỏ các vùng trồng không đảm bảo yêu cầu; đồng thời thực hiện số hoá 43 vùng sản xuất vải tập trung với diện tích 430 ha tại các huyện: Lục Ngạn, Tân Yên, Lục Nam....
Triển khai cấp mã vùng trồng, tập huấn cho người dân về quy trình canh tác vải an toàn, gắn vùng sản xuất với tiêu thụ, không ngừng nâng cao chất lượng và sản lượng trái vải thiều tại các vùng trồng, hỗ trợ bao tiêu, tiêu thụ cho người dân.....
Tiếp tục kế thừa thành công vụ vải thiều 2021
Nối tiếp sự thành công của tỉnh Hải Dương trong việc đưa trái vải lên bán tại các sàn thương mại điện tử, tỉnh Bắc Giang cũng vừa đưa thành công quả vải lên các sàn.
Năm 2021, quả vải thiều - đặc sản của tỉnh Bắc Giang đã có mặt trên các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam như Sendo, Voso (Viettel Post), Tiki, Shopee, Postmart (VNpost), Cuccu.
Không chỉ hướng dẫn cách bán hàng trên môi trường điện tử, các sàn thương mại điện tử còn hỗ trợ người dân đóng gói, bảo quản, vận chuyển vải an toàn đến tận tay người tiêu dùng. Do nhiều khâu trung gian được cắt bỏ nên giá bán vải tương đối ổn định.
Tỉnh Bắc Giang phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức livestream bán vải thiều.
Năm 2021 đánh dấu sự thành công lớn của tỉnh Bắc Giang trong việc đưa vụ vải thiều thành công vượt qua dịch bệnh.
Vụ vải năm 2021 đúng vào thời điểm dịch COVID-19 diễn ra tại nhiều địa phương. Tỉnh Bắc Giang đã có những phương án chủ động, linh hoạt trong điều hành.
Việc thu hoạch và tiêu thụ được tổ chức khép kín, tạo "luồng xanh" trong việc tiêu thụ, đưa doanh nghiệp đến tận nơi thu mua.
Khi việc xuất khẩu và cách tiêu thụ truyền thống bị hạn chế bởi dịch Covid-19, người dân Bắc Giang thay đổi tư duy để nhanh chóng tiếp cận cách bán hàng trên môi trường số. Hơn 6.800 tỷ đồng là doanh thu trong vụ vải thiều Bắc Giang năm 2021.
Một mùa vụ đặc biệt chưa từng có tiền lệ trong lịch sử khi thời vụ thu hoạch đúng thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh và diễn biến phức tạp trên địa bàn.
Vượt lên tất cả khó khăn, với sự chủ động linh hoạt, tỉnh Bắc Giang đã có một mùa vụ thắng lợi trên nhiều phương diện: sản lượng, chất lượng và thị trường tiêu thụ rộng lớn nhất từ trước tới nay khi lần đầu tiên trái vải thiều được bán trên các sàn thương mại điện tử.
Vải thiều Bắc Giang được đưa lên sàn thương mại điện tử.
Theo ông Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang: "Tiếp nối sự thành công của vụ vải thiều năm 2021, vụ vải thiều năm 2022, trước diễn biến dịch Covid-19 vẫn còn phức tạp, tình hình thị trường xuất khẩu tại các nước dự báo có nhiều khó khăn, biến động, trong đó bao gồm cả các thị trường truyền thống, ngay từ đầu năm, Sở Công Thương đã phối hợp với Sở NNPTNT, UBND huyện Lục Ngạn, Tân Yên, ... nắm bắt tình hình tổ chức sản xuất, thực hiện công tác dự báo, chuẩn bị xây dựng phương án xúc tiến tiêu thụ.
Sở Công Thương đã sớm cho triển khai, phối hợp với các cơ quan liên quan làm tốt công tác dự báo, chuẩn bị xây dựng chương trình, kế hoạch, phương án dự kiến tổ chức các hoạt động xúc tiến tiêu thụ.
Tăng cường các hoạt động tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu vải thiều sang các thị trường tiềm năng và khó tính.
Tham mưu cho UBND tỉnh về vấn đề giao thương và các hoạt động xúc tiến tiêu thụ trái vải thiều đến các thị trường tiềm năng trong và ngoài nước.
Sở Công Thương tỉnh cũng đã chỉ đạo Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin mùa vụ với các kênh phân phối thông qua nền tảng Internet, mạng xã hội... chủ động xây dựng và tạo lập kênh, nhóm là thành viên đại diện các tập đoàn phân phối, các chợ đầu mối, các thương nhân, nhà quản lý... thực hiện kết nối, trao đổi thông tin trực tuyến về dự kiến mùa vụ.
Với thị trường trong nước, ngoài kinh nghiệm xúc tiến tiêu thụ vải thiều trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối; cần chú trọng mở rộng, đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều tại thị trường miền Nam, miền Tây... phấn đấu thị phần tiêu thụ vải thiều trong nước chiếm tỷ lệ cao.
Bắc Giang chính thức khởi động vụ vải thiều 2022 bằng sự kiện xúc tiến tiêu thụ vải tại Mỹ Vải thiều chính vụ của Bắc Giang hiện đã bắt đầu ra hoa với tỷ lệ đạt khoảng 75%, dự kiến sản lượng 160.000 tấn, thời gian thu hoạch từ ngày 10/6 - 20/7/2022. Với sản lượng thu hoạch dự kiến như trên, tỉnh Bắc Giang đã ban hành kế hoạch tổ chức các sự kiện, hoạt động xúc tiến tiêu thụ vải...