Giá TV giảm, sức mua cũng không tăng
Theo phản ánh từ các siêu thị điện máy khắp cả nước, sức tiêu thụ TV năm nay giảm từ 10 đến 20% so với mọi năm mặc dù giá đã rẻ đáng kể so với năm trước.
Nhìn chung trên thị trường, giá TV năm nay rẻ hơn năm trước khoảng 10%, riêng dòng LED TV rẻ tới 20%. Chẳng hạn, TV LED 32 inch năm ngoái có giá trung bình là 7 triệu đồng nhưng năm nay chỉ 6 triệu đồng. Ông Lê Tùng, Giám đốc Marketing của hệ thống Topcare lý giải, việc giảm giá không ngoài mục đích kích cầu, nhất là với các sản phẩm ở phân khúc bình dân.
Hiện tại, ngoài mức giá được điều chỉnh, nhiều siêu thị vẫn liên tục đưa ra các chương trình khuyến mại, giảm giá, tập trung vào một số TV LED màn hình 40 inch và TV 3D, như sản phẩm của LG, Samsung giảm từ 400 nghìn đến vài triệu đồng. TV của JVC đang có mức giảm “khủng” nhất lên đến 8 triệu đồng cho model LT-42L20, còn 13,1 triệu đồng. Một số TV màn hình lớn của Sony cũng đang được khuyến mại đáng kể, có mẫu hạ tới 6 triệu đồng như Sony 46NX720 còn 39 triệu, Sony 60NX720 giảm 10 triệu đồng còn 90 triệu.
Giá cả, mẫu mã, thương hiệu là những tiêu chí người dùng quan tâm khi lựa chọn TV. Ảnh:Tuấn Anh.
Dù vậy, theo phản ánh từ các siêu thị, sức mua TV năm nay không được như năm trước, doanh số giảm chừng 10 đến 20%. “Nếu những năm trước, người dùng chú trọng ba yếu tố ‘thông minh, thời trang, giá cả’ thì năm nay lần lượt là ‘giá cả, mẫu mã, thương hiệu’ – họ xem xét giá đầu tiên”, ông Tùng nhận định.
Chị Nguyễn Mai Hoa, cán bộ y tế ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, chia sẻ, chị mua chiếc TV Samsung 32EH4000 vì TV cũ ở nhà bị hỏng, buộc phải mua kẻo không có gì xem. Ngay đầu năm, gia đình không hề có kế hoạch mua sắm gì lớn vì thu nhập bị giảm nhiều, chỉ đủ chi tiêu hàng ngày.
Còn anh Nguyễn Đình Chiến (Cấu Giấy, Hà Nội) cho biết anh mới chuyển sang căn hộ chung cư nên muốn sắm một chiếc TV mới. Theo anh Chiến, nếu không có nhà mới thì anh cũng chẳng mua thêm TV làm gì. Anh so sánh hóm hỉnh, “TV cũng như nhà đất. Nhà đất ế ẩm thì đương nhiên TV cũng ế thôi”.
Video đang HOT
Theo quy luật, từ nay đến Tết Nguyên đán là mùa cao điểm của thị trường TV. Hầu hết các siêu thị đều dồn lực chạy đua nước rút doanh số trong những tháng cuối năm. Đại diện siêu thị Dienmay.com cho biết, thông thường, sức mua trong giai đoạn cuối năm thường tăng từ 30 đến 50% so với các tháng trong năm, nhưng dự đoán năm nay sẽ không bằng năm ngoái.
Năm nay, các siêu thị điện máy đang chuyển hướng từ các chương trình “khuyến mại khủng” tại cửa hàng sang khai thác lợi thế của thương mại điện tử. Thu hút khách mua hàng trực tuyến được cho là “át chủ bài” của nhiều siêu thị sau khi họ nghiệm ra rằng “các chương trình tiếp thị trực tiếp với băng rôn bắt mắt chỉ hấp dẫn người xem mà chưa đủ hấp dẫn để mua”, anh Nguyễn Xuân Toản, nhân viên marketing tại siêu thị Trần Anh chia sẻ.
Hàng hóa đã được chuẩn bị sẵn sàng để phục vụ dịp mua sắm cuối năm. Ảnh: Tuấn Anh.
Từ đầu năm đến nay, các hãng điện tử liên tục đưa ra model mới, trong đó, chủ đạo nhất vẫn là TV LED 32 inch. Hầu như hãng nào đều có vài model mới cho dòng này như Panasonic THL32C5V; Samsung LA32E420; TCL 32B330; LG tập trung mạnh vào phân khúc này với 4 model LG 32CS460, 32PB200, 32PU200, 32PS200; Sony có 32EX330 và 32EX340. Đặc biệt, phân khúc TV 32 inch năm nay còn có sự góp mặt của mẫu TV 3D do LG sản xuất 32LM3450.
Ngoài các mẫu 32 inch chiếm vị trí chủ đạo, các hãng cũng tung ra các dòng TV cao cấp, 3D, smartTV như PX200 của Toshiba, những dòng kích cỡ lớn như LG 42PM4700 42 inch hay Panasonic THP50X50V với màn hình 50 inch và nhiều dòng 3D mới như LG 42LM5800, Toshiba 47RW1, TCL 55V7300, Samsung UA46ES7100 và UA50ES6200.
Theo VNE
Nhật mất dần "ngai vàng" điện tử gia dụng?
Sự trỗi dậy của các tên tuổi nước ngoài đã khiến ngành công nghiệp điện tử Nhật Bản mất dần thị phần và lâm vào cảnh khó khăn trong vài năm trở lại đây.
Quận Akihabara, trung tâm mua sắm hàng điện tử nổi tiếng nhất nước Nhật - Ảnh: Internet.
Hàng loạt "tin xấu" về thị phần, doanh thu, cắt giảm nhân sự... liên tục ập đến với các tập đoàn điện tử gia dụng Nhật Bản như Sony, Panasonic hay Sharp thời gian qua đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế xứ hoa anh đào. Điều gì đã xảy ra?
Ngủ quên trên chiến thắng
Trong chuyến công tác đến Nhật năm 2004, cây bút công nghệ Michael Gartenberg (Thời báo Phố Wall) đã rất ấn tượng khi trông thấy chiếc Librie của Sony, máy đọc sách dùng "mực điện tử" (e-ink) đầu tiên của thế giới vào thời điểm đó.
Khi ấy, Gartenberg đã bị thuyết phục chiếc máy hẳn sẽ đóng vai trò tiên phong của một làn sóng thiết bị điện tử gia dụng mới sắp đổ bộ lên thị trường Hoa Kì và phương Tây. Tuy nhiên đã có một vấn đề: hệ điều hành của Librie chỉ hỗ trợ tiếng Nhật, việc tải sách cần được thực hiện thông qua máy tính và các lựa chọn dịch vụ đều rất hạn chế.
Ngày nay, thiết bị Kindle của Amazon đang thống trị gần như tuyệt đối thị trường máy đọc sách điện tử, còn Sony lại đang ở vào thế "trầy vi tróc vảy" khi các thế hệ tiếp theo của chiếc Librie chỉ chiếm vỏn vẹn 2% thị trường này.
Thiết bị Librie của Sony ra mắt trước Amazon Kindle đến ba năm - Ảnh: Internet.
Biểu đồ thị trường thiết bị đọc sách điện tử năm 2012, Sony (Nhật) chiếm 2% thị phần so với con số 62% của Kindle (Amazon, Mỹ) - Ảnh: Internet.
Trên thực tế, kịch bản tương tự đã diễn ra không ngừng trong 20 năm qua đối với các tập đoàn điện tử Nhật, vốn một thời từng dẫn đầu thị trường thế giới. Họ làm được điều đó cũng như đánh bại mọi đối thủ nhờ sự đột phá, cách tân và cực kỳ sáng tạo trong khâu thiết kế phần cứng, từ TV màn hình phẳng cho đến điện thoại di động đa chức năng.
Thế nhưng, cũng trong hầu hết trường hợp, các đối thủ nước ngoài đã nhanh chóng phản công bằng việc cải tiến chất lượng sản phẩm nhanh chóng, sử dụng hệ điều hành/phần mềm thân thiện và dịch vụ trực tuyến đơn giản hơn, và không quên kèm theo một chiến lược tiếp thị thông minh.
"Chúng tôi (các công ty điện tử Nhật) đã quá tự tin về công nghệ và năng lực sản xuất của mình, kết cục là hiện nay chúng tôi mất phương hướng trong việc tìm hiểu khách hàng muốn gì" - chủ tịch Tập đoàn Panasonic Kazuhiro Tsuga phát biểu tại buổi họp báo nhậm chức vào tháng 6-2012, sau khi Panasonic chứng kiến khoản thua lỗ lớn nhất trong suốt 94 năm lịch sử hãng.
Tất cả đã khiến những niềm tự hào của công nghiệp điện tử Nhật, chẳng hạn Sharp, phải vật lộn với cảnh thua lỗ cùng giá cổ phiếu trượt dốc. Sony đang trong giai đoạn tái cơ cấu toàn bộ tập đoàn sau bốn năm liền kinh doanh không có lãi. Một ông lớn khác là Panasonic cũng đang lên kế hoạch cắt giảm dây chuyền sản xuất hàng điện tử gia dụng.
Ngoài ra, sự tăng giá của đồng yen cũng là tác nhân rất lớn góp phần giảm lợi nhuận của các lô hàng xuất khẩu ra nước ngoài - một vấn đề mà người Hàn Quốc đã tránh được nhờ đồng won có giá trị yếu hơn. Như một hệ quả tất yếu, lợi nhuận suy yếu khiến các công ty Nhật cũng vì thế phải cắt giảm chi phí cho bộ phận nghiên cứu và sản xuất, đồng nghĩa với sự kém cạnh tranh trong việc tạo ra các sản phẩm mới đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Con số thua lỗ của ba tập đoàn điện tử hàng đầu Nhật Bản gồm Sony, Sharp và Panasonic lên đến... 20 tỉ USD trong năm tài khóa 2011. Đây là sự tương phản quá khác biệt so với thời kì hoàng kim vào cuối những năm 1970, đầu những năm 1980, khi Nhật Bản thống trị toàn bộ thị trường điện tử dân dụng thế giới bao gồm chip nhớ, TV CRT màu và máy ghi âm băng cassette, còn bộ phận nghiên cứu của họ phát minh những thiết bị mang tính "cách mạng" của cả một thời kì như máy nghe nhạc di động Walkman, đầu đĩa CD và DVD...
Theo TTO
Panasonic lên kế hoạch cắt giảm 10.000 lao động Hãng điện tử Nhật Bản nổi tiếng một thời, Panasonic đang có kế hoạch cắt giảm thêm 10.000 lao động cho đến tháng 3 năm sau nhằm giải quyết tình hình kinh tế đang gặp khó khăn của mình. Theo Reuters, Panasonic sẽ sa thải 10.000 nhân sự từ nay cho tới hết tháng 3/2013. Với việc cắt giảm này, hãng sẽ tiết...