Giá trị thương hiệu ngân hàng tăng vọt, VPBank lần đầu tiên lọt Top 300 toàn cầu
Thứ hạng của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng ( VPBank) tăng gần 100 bậc, góp phần đưa ngân hàng này lọt vào danh sách Top 300 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới, đồng thời giữ vững vị trí Ngân hàng tư nhân có thương hiệu mạnh nhất Việt Nam.
VPBank là ngân hàng tư nhân có thương hiệu mạnh nhất Việt Nam
Theo bảng xếp hạng được được Brand Finance, công ty tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới, công bố đầu tháng 2 vừa qua, thứ hạng thương hiệu (Brand rank) của VPBank đã tăng 81 bậc, vượt lên vị trí thứ 280 (năm 2019 là vị trí thứ 361), và trở thành ngân hàng tư nhân Việt Nam đầu tiên lọt vào Top 300 ngân hàng có giá trị thương hiệu nhất thế giới.
Ông Lại Tiến Mạnh, đại diện Brand Finance tại Việt Nam, cho biết: “VPBank đã có sự tăng trưởng đột phá, tăng gần 100 bậc và lọt vào Top 300, đứng ở vị trí 280 trên bảng xêp hạng và vị trí cao nhất đối với ngân hàng tư nhân của Việt Nam. Đây được đánh giá là mức tăng trưởng giá trị thương hiệu vào “hàng khủng” so với thương hiệu các ngân hàng trên thế giới”.
Được biết, VPBank đã 2 lần góp mặt trong bảng xếp hạng của Brand Finance với giá trị thương hiệu và vị trí không ngừng tăng trưởng và cải thiện qua các năm, đặc biệt liên tục 2 năm gần đây luôn giữ vững vị trí đứng đầu khối ngân hàng tư nhân.
Đại diện VPBank chia sẻ: “Việc VPBank vượt tới gần 100 bậc trong danh sách thương hiệu ngân hàng giá trị nhất toàn cầu một lần nữa khẳng định VPBank là ngân hàng tư nhân có giá trị thương hiệu lớn nhất tại Việt Nam. Ngân hàng nhận định đây vừa là vinh dự nhưng cũng là một nhiệm vụ, đòi hỏi sự tập trung mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa của VPBank trong việc tăng cường sức mạnh thương hiệu, bên cạnh tăng trưởng về lợi nhuận nhằm giữ vững dẫn đầu và gia nhập các nhóm thương hiệu mạnh của khu vực”.
Kết thúc năm 2019, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của VPBank đạt mức cao nhất trong lịch sử với 10.334 tỷ đồng, vượt 9% kế hoạch và tăng 12,3% so với năm 2018. Tổng thu nhập hoạt động hợp nhất của ngân hàng đạt 36.356 tỷ đồng, tăng 20,3% so với thời điểm một năm trước đó. Tăng trưởng huy động đạt mức 23,7% so với năm 2018, giúp ngân hàng đảm bảo an toàn vốn và mở rộng hoạt động kinh doanh.
Như Loan
Theo baodautu.vn
Video đang HOT
Phiên sáng 21/1: Nhóm ngân hàng tiếp sức, VN-Index leo lên gần 985 điểm
Lực mua dồn mạnh vào nhóm cổ phiếu ngân hàng, cùng sự tự tin của dòng tiền khiến sắc xanh lan tỏa tốt trên bảng điện tử đã đưa VN-Index tiến sát lên mốc 985 điểm.
Trong phiên hôm qua, áp lực bán có dấu hiệu gia tăng từ sớm khiến thị trường trở nên rung lắc, khiến có lúc VN-Index bị đẩy lùi về mốc 975 điểm.
Thị trường lại một lần nữa bật nẩy trở lên trong phiên chiều. Tuy nhiên, cũng như phiên sáng, dòng tiền khá yếu khiến VN-Index chưa thể hồi phục và dừng chân ngay dưới mốc tham chiếu.
Theo nhận định của MBS thì thông thường, những phiên cuối cùng của năm thị trường luôn tăng điểm, những người cần bán giảm margin thì cũng đã bán, dòng tiền đứng ngoài cũng đang có sự sốt ruột nhất định khi thị trường đang tăng vững sau nhiều lần retest vùng đáy hỗ trợ 950 điểm.
Bước sang phiên giao dịch sáng nay 21/1, lực mua trở lại khá mạnh ở nhóm bluechip nói chung và nhóm ngân hàng nói riêng, cùng sự lan tỏa khá tốt ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ đã đưa VN-Index nhích dần lên và gần chạm tới 985 khi kết phiên.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 171 mã tăng và 120 mã giảm, VN-Index tăng 5,82 điểm ( 0,59%), lên 984,45 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 87,2 triệu đơn vị, giá trị 1.661,6 tỷ đồng, tăng 12% về khối lượng nhưng giảm 23% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp gần 18 triệu đơn vị, giá trị 334,7 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng có sự đồng thuận cao, trong đó điểm sáng nhất là VPB, khi 4,7% lên 23.550 đồng, sau khi báo lãi trước thuế 10.334 tỷ đồng, tăng hơn 12% so với năm 2018. Trong đó, lợi nhuận của ngân hàng mẹ VPBank đóng góp 57%, phần còn lại chủ yếu là Công ty tài chính FE Credit.
Còn lại như BID 1,3% lên 54.000 đồng; CTG 2,2% lên 25.650 đồng; TCB 1,7% lên 23.750 đồng; MBB 1,8% lên 22.400 đồng; HDB 1,6% lên 28.700 đồng; STB 1,9% lên 10.900 đồng...trong khi chỉ còn EIB -1,1% xuống 17.600 đồng; TPB -0,5% xuống 21.400 đồng và VCB đứng tham chiếu tại 94.000 đồng.
Rổ VN30 và các cổ phiếu vốn hóa lớn cũng góp phần tích cực đến thị trường với GAS 1,3% lên 94.600 đồng; VRE 1,8% lên 32.550 đồng; HPG 1,6% lên 25.900 đồng; PLX 1,4% lên 56.800 đồng; POW 2,8% lên 11.000 đồng...
Giảm điểm chỉ còn NVL -1,3% xuống 55.300 đồng; SAB -0,4% xuống 235.000 đồng; VJC -0,1%; GMD -0,2%; PNJ -0,4%...
Thanh khoản nhóm ngân hàng vượt trội với TCB dẫn đầu khi có 4,33 triệu đơn vị khớp lệnh; STB có 4,26 triệu đơn vị; CTG có 3,63 triệu đơn vị; VPB có 3,52 triệu đơn vị; MBB có 2,2 triệu đơn vị; HDB có 0,94 triệu đơn vị... Đây cũng là nhóm thanh khoản cao nhất HOSE.
Trong khi xen giữa một số có HPG với 3,3 triệu đơn vị; SBT có 1,06 triệu đơn vị...
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, các mã nhỏ cũng đồng loạt tăng và được mua mạnh với khối lượng giao dịch sôi động, trong đó, DLG, HAI, AMD, DRH, FTS tăng kịch trần.
Lác đác vài sắc đỏ ở một số mã có thanh khoản cao là GEX, PDR, NKG, PVT, SHI và đặc biệt là DPG, khi giảm sàn -6,9% xuống 30.250 đồng.
Trên sàn HNX, diễn biến tương tự trên HOSE, khi chỉ số HNX-Index xanh từ sớm và dần đi lên các mức điểm cao hơn, mặc dù quá trình đi lên cũng có sự rung lắc nhất định.
Dẫn dắt chỉ số là ACB 1,2% lên 24.600 đồng; SHB 4,2% lên 7.500 đồng; PVS 1,2% lên 18.000 đồng; VCS 0,9% lên 66.500 đồng; CEO 1,1% lên 9.000 đồng; TAR 0,8% lên 26.600 đồng, cùng sắc tím tại nhóm cổ phiếu nhỏ với ART, DST, DS3, SRA.
Giảm điểm đáng chú ý chỉ còn VCG -0,8% xuống 25.600 đồng; MBG -2% xuống 14.800 đồng; AMV -1,4% xuống 21.000 đồng.
Khá nhiều mã lớn nhỏ đứng tham chiếu như NVB, TNG, ACM, KLF, SHS, GKM, VC3, TVC...
Thanh khoản SHB cao nhất sàn với hơn 2,9 triệu đơn vị khớp lệnh; ART có 1,2 triệu đơn vị; PVS có 1,18 triệu đơn vị; ACB có 1 triệu đơn vị...
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 42 mã tăng và 30 mã giảm, HNX-Index tăng 0,99 điểm ( 0,94%), lên 105,62 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 13,25 triệu đơn vị, giá trị 138 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,5 triệu đơn vị, giá trị 12,4 tỷ đồng.
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index cũng có một phiên sáng tăng điểm tốt, mặc dù nhịp đẩy nhẹ cuối phiên đã khiến chỉ số không giữ được mức điểm cao nhất có được trong phiên.
Giao dịch khá tích cực với các mã giao dịch cao đều tăng như BSR, VIB, CTR, VGI, LPB, GVR, MPC, C4G, OIL, VEA...
Trong đó, BSR tăng mạnh 12,2% lên 8.300 đồng, khớp lệnh đột biến với hơn 7,64 triệu đơn vị.
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index tăng 0,28 điểm ( 0,51%), lên 55,77 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 10,47 triệu đơn vị, giá trị 118,4 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,51 triệu đơn vị, giá trị 7,83 tỷ đồng.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Lợi nhuận ngân hàng năm 2020 sẽ tăng mạnh? SSI Research dự báo, lãi trước thuế năm 2020 của các ngân hàng có thể tăng 22,5% nhờ sự phục hồi tại một số ngân hàng và thu nhập từ phí dịch vụ. Các ngân hàng được SSI Research dự báo có mức tăng trưởng lợi nhuận tốt nhất là Vietcombank, BIDV, VPBank, MB và Techcombank. Theo phân tích của nhóm này, tăng...