Giá trị thương hiệu của Amazon lớn hơn Apple, Google
Trong số 10 thương hiệu đắt giá nhất thế giới, 7 cái tên đứng đầu đều liên quan đến lĩnh vực công nghệ.
Báo cáo BrandZ được hãng nghiên cứu Kantar (Anh) công bố ngày 21/6 cho thấy Amazon là thương hiệu đắt giá nhất thế giới trong năm 2021 với giá trị 684 tỷ USD. 2 vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về Apple, Google với giá trị 612 tỷ USD và 458 tỷ USD.
Theo SCMP , báo cáo của Kantar đánh giá 18.500 thương hiệu tại 51 quốc gia trên thế giới. Danh sách 100 thương hiệu đắt giá nhất được tính toán dựa trên giá trị tài chính của công ty mẹ, khả năng thúc đẩy doanh số từ thương hiệu.
Các hãng công nghệ chiếm 7/10 thương hiệu đắt giá nhất toàn cầu
Trên bảng xếp hạng của Kantar, các hãng công nghệ chiếm 7/10 vị trí cao nhất. Trong số 10 thương hiệu này, có 8 cái tên đến từ Mỹ và 2 thương hiệu của Trung Quốc.
Video đang HOT
Theo Reuters , hãng game Tencent đứng thứ 5 với giá trị thương hiệu 240 tỷ USD, trong khi Alibaba xếp thứ 7 với giá trị 197 tỷ USD bất chấp sự giám sát, cạnh tranh gay gắt trên chính quê nhà.
“Các thương hiệu Trung Quốc đang phát triển đều đặn và chậm rãi, đã có những bước tiến đáng kể từ khi nhiều công ty tận dụng sức mạnh công nghệ, nhanh chóng bắt kịp xu hướng phát triển tại Trung Quốc và trên thế giới”, Graham Staplehurst, Giám đốc chiến lược toàn cầu của Kantar nhận định.
Trong khi giá trị thương hiệu Amazon tăng 64% hay Apple tăng 74%, Tesla là thương hiệu có giá trị tăng nhanh nhất toàn cầu. Theo Kantar, thương hiệu của hãng xe này tăng 275% trong một năm, đạt 42,6 tỷ USD.
Ngoài Tesla, 5 thương hiệu Trung Quốc đã tăng hơn gấp 2 lần giá trị gồm Pinduoduo và Meituan, các sàn thương mại điện tử lớn của Trung Quốc. Tiếp theo là hãng sản xuất rượu Moutai và nền tảng chia sẻ video TikTok.
10 thương hiệu đắt giá nhất thế giới theo bảng xếp hạng Kantar BrandZ.
Theo SCMP , các hãng Trung Quốc đã củng cố sự hiện diện trên bảng xếp hạng Kantar năm nay, chiếm 18/100 thương hiệu đắt giá nhất. Tổng giá trị của các thương hiệu Trung Quốc trong top 100 chiếm 14%, tăng từ mức 11% cách đây 10 năm.
Trong khi đó, giá trị của các thương hiệu châu Âu trong top 100 chỉ chiếm 8%. Thương hiệu châu Âu đắt giá nhất trong bảng xếp hạng của Kantar là hãng thời trang Louis Vuitton từ Pháp, xếp thứ 21, tiếp theo là tập đoàn phần mềm SAP của Đức, hạng 26. Trong khi đó, thương hiệu Anh duy nhất lọt top 100 là Vodafone, xếp hạng 60.
Zoom, nền tảng gọi video nhóm do doanh nhân người Mỹ gốc Hoa Eric Yuan sáng lập, lần đầu tiên lọt top 100 thương hiệu đắt giá nhất, xếp hạng 52. Những dịch vụ gọi video được sử dụng phổ biến trong bối cảnh đại dịch khiến nhiều người học tập, làm việc tại nhà.
Mặc dù những cái tên Trung Quốc ngày càng xuất hiện nhiều, các thương hiệu Mỹ vẫn chiếm ưu thế trong bảng xếp hạng của Kantar với 56/100 công ty, tổng giá trị chiếm 74%.
Ireland vẫn là thiên đường thuế của Big Tech
Luật thuế mới của nhóm G7 vẫn không có được những đặc quyền mà các thiên đường thuế như Ireland cung cấp cho Big Tech.
Các tòa nhà và văn phòng hiện đại được nhìn thấy bên bờ sông Liffey ở Dublin, thủ đô và thành phố lớn nhất của Ireland
Theo Bloomberg, Big Tech (các công ty công nghệ lớn) và các ngành công nghiệp khác đã "trú ẩn" tại các thiên đường thuế của châu Âu sẽ khó lòng chịu chuyển cơ sở ra ngoài theo cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu mới được đề xuất, vì những thị trường như Ireland vẫn đang cung cấp nhiều đặc quyền về thuế hơn các nước láng giềng giàu có.
Hiện mức thuế của Ireland dành cho các doanh nghiệp là 12,5%. Mức thuế do nhóm G7 đề xuất là 15%. Cả hai mức thuế này vẫn thấp hơn mức thuế 20% trở lên mà các công ty phải đối mặt ở những nước như Mỹ hoặc Pháp. Ngoài mức thuế doanh nghiệp thấp hơn mặt bằng chung, Ireland còn có hiệp ước thuế với các quốc gia khác cho phép doanh nghiệp đa quốc gia trả thuế thấp hơn và cung cấp thêm ưu đãi để bù đắp cho những công ty chi tiêu vào nghiên cứu và phát triển.
Theo ông Robert Palmer, Giám đốc điều hành của nhóm vận động Tax Justice UK, một số công ty có thể sẽ chuyển trụ sở ra khỏi các quốc gia có thuế suất thấp như Ireland, nhưng họ vẫn có "nhiều động lực để giữ công ty và tiền ở các khu vực đó".
Bản thân nhóm Big Tech đã hỗ trợ phần lớn cho nỗ lực điều chỉnh thuế toàn cầu mới. Google rất ủng hộ việc cập nhật quy tắc thuế quốc tế và "hy vọng các quốc gia tiếp tục làm việc cùng nhau để đảm bảo một thỏa thuận cân bằng và lâu dài sẽ sớm được hoàn thiện", phát ngôn viên José Castaeda của Google nói trong một tuyên bố qua email. Một đại diện của Amazon cũng tỏ thái độ đồng tình, nói rằng quy trình do Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển dẫn đầu "sẽ giúp mang lại sự ổn định cho hệ thống thuế quốc tế", và mô tả thỏa thuận hôm 5.6 là "bước tiến đáng hoan nghênh trong nỗ lực đạt được mục tiêu này". Phó chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu của Facebook Nick Clegg cũng đưa ra nhận xét tích cực tương tự trên Twitter.
Ireland đã trở thành cơ sở hoạt động ở châu Âu cho một số công ty quốc tế lớn nhất, bao gồm Google, Apple và Facebook. Đề xuất thuế tối thiểu mới đây của nhóm G7 có mục đích ngăn các công ty sử dụng khu vực pháp lý thuế thấp để cắt giảm hóa đơn thuế, đồng thời ngăn các quốc gia vì cạnh tranh mà đưa ra thuế suất thấp hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính của Ireland Paschal Donohoe đã lập luận rằng cạnh tranh thuế là công cụ hợp pháp cho các quốc gia nhỏ hơn, vốn không có được nhiều nguồn lực như các quốc gia lớn. Ông Paschal Donohoe đã cam kết sẽ tìm các lĩnh vực chính sách khác để đảm bảo Ireland vẫn là "nơi rất hấp dẫn" đối với đầu tư quốc tế.
Theo Giám đốc điều hành của TaxWatch George Turner, có lẽ những thiên đường thuế như Bermuda, nơi các công ty không phải trả thuế, sẽ gặp nhiều rủi ro hơn trong thời gian tới khi cập nhật thuế quốc tế thay đổi. "Tôi nghĩ trò chơi đã kết thúc ở những thiên đường thuế 0% như Bermuda", ông George Turner nói.
CEO Tim Cook tìm cách ngăn luật chống độc quyền CEO Tim Cook đã đích thân liên lạc với Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi và nhiều thành viên khác trong Quốc hội để bày tỏ lo ngại về luật chống độc quyền. Luật chống độc quyền sẽ đẩy các "ông lớn" công nghệ vào thế khó Đầu tháng này, các nhà lập pháp Mỹ đề xuất 6 dự luật nhắm vào...










Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Windows Maps của Microsoft sắp bị 'khai tử'

TSMC xác nhận mẫu iPhone đầu tiên trang bị chip 1,4nm

Tiết kiệm 122 tiếng đồng hồ mỗi năm nhờ sử dụng AI

Apple vội vã làm một việc để né thuế đối ứng của ông Trump

Từ tháng 6, smartphone, máy tính bảng bán tại EU bắt buộc phải làm điều này

Google Chrome đáng giá 50 tỷ USD

Apple được khuyên không nên quảng cáo quá đà cho tính năng AI trên iPhone

Người dùng có thể thay thế trợ lý ảo Siri trên mọi iPhone bằng ứng dụng mới

Pony.ai và Tencent sẽ cung cấp dịch vụ taxi robot trên WeChat

AI trong quá trình chuyển đổi xanh: Cơ hội và thách thức

Robot siêu nhỏ biến hình

Đột phá trong nghiên cứu chế tạo chất bán dẫn và siêu dẫn
Có thể bạn quan tâm

Top 3 ngày sinh âm lịch vàng mười, ai sở hữu sẽ hưởng cuộc đời dư dả, phú quý đại tài
Trắc nghiệm
17:18:59 27/04/2025
Bị tạm giữ vì dùng giấy chứng minh CAND giả để xin bỏ qua vi phạm nồng độ cồn
Pháp luật
16:23:36 27/04/2025
"Công chúa mùa hè" đẹp nhất Hàn Quốc: Nhan sắc tưới mát tâm hồn, phim lãng mạn mới chưa gì đã thấy hay muốn xỉu
Phim châu á
16:05:03 27/04/2025
"Lật mặt 8" trở thành phim Việt có vé bán trước cao chưa từng có
Hậu trường phim
15:42:56 27/04/2025
Hòa Minzy, Thanh Thủy, Tiểu Vy diện áo dài mừng Đại lễ 30/4
Sao việt
14:40:42 27/04/2025
Trước khi qua đời, Giáo hoàng Francis dùng hết tiền làm từ thiện
Thế giới
14:35:32 27/04/2025
Siêu sao hết thời bị yêu cầu giải nghệ ngay lập tức, nhảy như robot vô hồn khiến netizen ngao ngán
Nhạc quốc tế
14:32:05 27/04/2025
vivo V50 Lite ra mắt tại Việt Nam, trang bị pin 'siêu khủng' 6.500 mAh
Đồ 2-tek
14:30:54 27/04/2025
Katy Perry vừa hát vừa khóc nức nở, con gái 5 tuổi bị lôi vào scandal ầm ĩ nhất sự nghiệp?
Sao âu mỹ
14:20:14 27/04/2025
Nhan sắc gây thương nhớ của nữ quân nhân "khối Hoa hậu" diễu binh 30/4, ảnh đời thường càng bất ngờ
Netizen
14:15:20 27/04/2025