Giá trần đối với dầu mỏ Nga có thể bằng 50% mức giá hiện tại
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 3/7 cho biết, mức giá trần được áp đặt đối với dầu mỏ của Nga, để trừng phạt nước này vì cuộc xung đột Nga – Ukraine, dự kiến sẽ tương đương với 50% giá mua hiện tại.
Một cơ sở lọc dầu của Nga. Ảnh: TheMoscowtimes.com/TTXVN
Đề cập đến một thông cáo chung được đưa ra sau Hội nghị thượng đỉnh của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) vào cuối tháng trước, ông Kishida cho biết trong một bài phát biểu tại Tokyo rằng một cơ chế sẽ được thiết kế để dầu của Nga “sẽ không và không thể được mua với giá cao hơn” mức giá trần.
Thông cáo cho biết, kế hoạch giới hạn giá dầu có thể bao gồm các tùy chọn như chỉ cho phép vận chuyển dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ của Nga trên toàn cầu khi dầu được mua với giá bằng hoặc thấp hơn một mức cụ thể.
Việc hạn chế giá dầu được cho là sẽ làm trầm trọng thêm các lệnh trừng phạt hiện có đối với Nga, vì nước này được cho là đang thu lợi từ môi trường giá năng lượng cao, xuất phát từ những lo ngại về nguồn cung do căng thẳng địa chính trị.
Hội nghị thượng đỉnh kéo dài ba ngày ở miền Nam nước Đức giữa các nhà lãnh đạo Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã diễn ra trong bối cảnh căng thẳng Nga – Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, tình trạng lạm phát và thiếu hụt năng lượng và lương thực gia tăng.
Thủ tướng Kishida lưu ý rằng căng thẳng Nga – Ukraine là nguyên nhân khiến giá cả tăng vọt, đồng thời cho biết ông đã kêu gọi các nhà lãnh đạo khác tham gia Hội nghị thượng đỉnh G7 cùng hợp tác để đối phó với môi trường chi phí tăng cao.
Lý do gói trừng phạt thứ 7 của EU sẽ không cấm vận khí đốt của Nga
Giới chuyên gia nhận định gói trừng phạt thứ 7 của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga có thể được triển khai trong tháng này.
Cơ sở khai thác khí đốt Bovanenkovo của Nga trên bán đảo Yamal. Ảnh: AFP/TTXVN
Hội nghị thượng đỉnh EU, diễn ra vào ngày 23 - 24/6, sẽ chủ yếu tập trung vào các thách thức kinh tế mà khối đồng tiền chung eurozone đang phải đối mặt. Một số nước EU đã lên tiếng yêu cầu vòng trừng phạt mới phải thiết lập lệnh cấm khí đốt của Nga. Tuy nhiên, theo báo Nezavisimaya Gazeta, điều này khó có khả năng xảy ra.
Hiện chưa rõ thời điểm chính xác giới chức châu Âu thông qua vòng trừng phạt thứ 7. Nhưng theo mô hình làm việc trước đây của khối này, sẽ phải mất từ một đến hai tháng để thống nhất và soạn thảo một gói trừng phạt. Do đó, hội nghị thượng đỉnh tiếp theo của EU vào ngày 23-24/6 sẽ là thời điểm đầu tiên các cấm vận mới có thể được áp đặt.
Ngoài ra, Ukraine dự kiến là một chủ đề thảo luận chính trong khuôn khổ hội nghị. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đang nỗ lực vận động để đất nước này được thừa nhận là một ứng cử viên của EU. Chính phủ Kiev đã nộp đơn đăng ký tư cách này.
Tuy nhiên, theo Nezavisimaya Gazeta, việc toàn bộ thành viên EU nhất trí cho phép Kiev "nhảy cóc
EU thông qua gói trừng phạt thứ 6 áp đặt với Nga Ngày 3/6, Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 6 áp đặt với Nga, trong đó có giảm dần lượng dầu nhập khẩu từ Nga và loại thêm một số ngân hàng nước này ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Bên ngoài chi nhánh Ngân hàng Sberbank của Nga tại Ljubljana, Slovenia, ngày...