Giá tiêu hôm nay 22/4: Thế giới đi ngang, thấp nhất 67.000đ/kg, giá tiêu Việt cạnh tranh nhất thế giới
Peppertrade nhận định, có thể trong thời gian tới, lượng hồ tiêu nhập khẩu từ các nước vào Việt Nam sẽ giảm mạnh do không có sự chênh lệch về giá giữa vùng xuất xứ khi giá tiêu từ Việt Nam vẫn ở mức cạnh tranh nhất.
Trong thời gian tới, lượng hồ tiêu nhập khẩu từ các nước vào Việt Nam sẽ giảm mạnh, giá tiêu từ Việt Nam vẫn ở mức cạnh tranh nhất. (Nguồn: Borneo Talk)
Cập nhật giá tiêu thế giới
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi – Ấn Độ ở mức 40.775 Rupee/tạ (cao nhất) và 40.066,65 Rupee/tạ (thấp nhất), giảm mạnh so với phiên trước đó.
Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng Rupee Ấn Độ (INR) ngày 21/4 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 305,95 VND/INR.
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giao dịch ở mức từ 67.000 – 71.000 đ/kg tại các địa phương.
Video đang HOT
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 67.000đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (68.000đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (69.500đ/kg); Bình Phước (70.0000đ/kg) và Bà Rịa – Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 71.000 đ/kg.
Theo bài viết mới nhất trên Peppertrade , thị trường hồ tiêu Việt Nam những ngày vừa qua tuy có biến động nhưng mức độ tăng giảm không đáng kể. Các vùng nguyên liệu hồ tiêu của Việt Nam dần đi vào cuối vụ 2021, cơ bản thu hoạch xong.
Theo nhận định của Peppertrade, nhu cầu thị trường vẫn chậm do nhiều nước đang nghỉ lễ và tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, lượng tiêu xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 4 có khả năng cao hơn tháng 3 và không ngạc nhiên khi đạt hơn 34.000 tấn trong tháng 4 này.
Cũng theo Peppertrade , Việt Nam đang chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ lễ dài, từ 30/4 đến 2/5 (hoặc 3/5 tùy đơn vị) nên các nhà sản xuất và xuất khẩu đang tăng cường thu mua nguyên liệu để đảm bảo kịp thời gian giao hàng trong tháng 4 theo hợp đồng đã ký.
Theo thống kê sơ bộ, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 8.143 tấn hạt tiêu trong quý I/2021 từ một số thị trường, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2020. Các đơn hàng này hầu như đã được ký kết trong quý III và quý IV của năm 2020.
Ngoài ra, đáng chú ý là lượng tiêu nhập khẩu qua đường chính ngạch từ Campuchia trong quý I/2021 cũng tăng tới 238,5%, đạt 606 tấn.
Peppertrade nhận định, có thể trong thời gian tới, lượng hồ tiêu nhập khẩu từ các nước vào Việt Nam sẽ giảm mạnh do không có sự chênh lệch về giá giữa vùng xuất xứ khi giá tiêu từ Việt Nam vẫn ở mức cạnh tranh nhất.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Campuchia đang diễn biến phức tạp nên lượng tiêu nguyên liệu nhập từ nước láng giềng vào Việt Nam chắc chắn sẽ bị gián đoạn.
Giá tiêu hôm nay 20/4: Thị trường trong nước bình lặng trong khi tiêu Ấn Độ tiếp tục tăng
Giá tiêu hôm nay 20/4 trong khoảng 67.500 - 71.000 đồng/kg. Giá tiêu trong nước tiếp tục đi ngang phiên thứ 3, trong khi tiêu Ấn Độ có phiên tăng trưởng.
Giá tiêu hôm nay 20/4: Thị trường trong nước bình lặng trong khi tiêu Ấn Độ tiếp tục tăng
Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 69.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 67.500 đồng/kg.
Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 68.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 71.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 70.000 đồng/kg. Sáng nay, giá tiêu tại các vùng trồng trọng điểm đi ngang phiên thứ 3 liên tiếp.
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ tăng 8,35 rupee/tạ, ở mức 40.775 rupee/tạ. Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 15/4/2021 đến ngày 21/4/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 309,02 VND/INR.
Theo nghiên cứu của các tổ chức, thị trường tiêu thụ hồ tiêu trên thế giới đang và sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn. Nhu cầu thế giới hiện khoảng 510.000 tấn/năm. Bình quân nhu cầu sử dụng hạt tiêu mỗi năm chỉ tăng 2 - 3%, trong khi sản lượng hồ tiêu toàn cầu tăng 8 - 10%.
Thị trường hồ tiêu thế giới tuần qua ghi nhận phản ứng trái chiều. Tại thị trường nội địa Ấn Độ, tiêu đen Malabar thâm hụt 3% xuống mức 5.166 USD/tấn. Nguyên nhân có thể là do đồng rupee suy yếu giá trị so với đồng USD.
Giá tiêu đen và tiêu trắng của Indonesia lần lượt giảm 1% và 4%, hiện đạt mức 3.144 USD/tấn và 6.015 USD/tấn. Việc giá hồ tiêu tại quốc gia này đi xuống một phần là do giá trị đồng rupiah giảm 1% so với đồng USD. Đồng thời, tỉnh Bangka hiện chịu sự chi phối nhiều hơn từ các nhà đầu cơ hồ tiêu.
Ở chiều ngược lại, tại Malaysia, tiêu đen và tiêu trắng được thu mua lần lượt với giá 2.979 USD/tấn và 4.387 USD/tấn, ghi nhận mức tăng tương ứng là 5% và 3%.
Theo International Pepper Community, trong tuần qua, chỉ có mặt hàng tiêu trắng của Trung Quốc là không xuất hiện biến động mới, tiếp tục được giao dịch tại mức giá cũ.
Dự báo về giá tiêu thời gian tới, ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group chia sẻ, sẽ còn giảm hơn nữa xuống khoảng 60.000 - 65.000 đồng/kg. Đó là bởi áp lực giao hàng không cao. Tiếp theo bước sang tháng 7, 8, các nước Indonesia và Brazil vào vụ thu hoạch sẽ làm cho lượng tiêu dồi dào hơn.
Giá tiêu hôm nay 19/4: Cao nhất 71.000đ/kg, giá tiếp tục giảm; tiêu Việt thiếu sức cạnh tranh Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cảnh báo nhu cầu của các quốc gia tiêu thụ lớn có xu hướng chuyển sang Brazil khi thị trường Việt Nam biến động khó lường khiến chuỗi cung ứng đứt gãy và do giá tiêu Brazil đang cạnh tranh hơn so với giá tiêu Việt Nam. VPA cảnh báo nhu cầu của các quốc gia...