Giả thiết về căn bệnh lạ giúp danh họa Leonardo da Vinci tạo ra các tuyệt tác hội họa vĩ đại
Hầu như ai cũng biết tới bức họa nàng Mona Lisa nổi tiếng của danh họa Leonardo da Vinci, nhưng làm sao để ông có thể vẽ nên một kiệt tác hoàn hảo như vậy giờ đây đã có lời giải đáp.
Nhắc đến Leonardo da Vinci, ai cũng phải ngưỡng mộ về một danh họa sở hữu nhiều tác phẩm nghệ thuật xuất sắc, làm giới nghệ thuật phải điên đảo. Càng đi sâu vào tìm hiểu, người ta càng phải khâm phục trước bộ óc toàn năng lẫn nhiều điều kỳ bí xung quanh cuộc đời ông, đặc biệt là tác phẩm Mona Lisa lừng danh…
Đại danh họa người Ý Leonardo da Vinci (1452 – 1519) đã được thế giới công nhận là một thiên tài toàn năng trên nhiều lĩnh vực như kiến trúc, điêu khắc, y học, tự nhiên, nghiên cứu khoa học, hội họa… Bên cạnh đó, ông cũng rất tài ba trong vai trò là nhà ảo thuật, biên kịch và thi sĩ.
Không ai có thể phủ nhận Leonardo da Vinci chính là thiên tài của mọi thời đại.
Đặc biệt trong lĩnh vực hội họa, ông đã đóng góp cho nền nghệ thuật nhân loại bằng kiệt tác “Bữa ăn tối cuối cùng” tại Tu viện Saint Maria delle Grazie (Millan – Ý), “Người Vitruvius”, “Lady with an Ermine”… và đặc sắc nhất vẫn là bức họa nàng Mona Lisa.
… cho đến sự huyền bí trong bức tranh La Gioconda (Mona Lisa)
Mona Lisa là một bức tranh chân dung thế kỷ 16 được vẽ bằng sơn dầu bởi Leonardo. Nó được đánh giá là bức tranh nổi tiếng nhất cuộc đời ông nhờ vào nhiều yếu tố khác nhau.
Có thể khẳng định rằng, nụ cười cùng đôi mắt bí ẩn của nàng Mona Lisa đã làm các nhà nghiên cứu phải đau đầu trong suốt nhiều năm liền. Theo giả thuyết của nhóm khoa học Italia, trong mắt nàng Mona Lisa có chứa nhiều con số và chữ cái cực nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy.
Không chỉ nàng Mona Lisa mà đến cả đại danh họa Leonardo cũng có đôi mắt kỳ lạ không thể lý giải nổi.
“Ở mắt phải của Mona Lisa có ký tự LV tượng trưng cho tên viết tắt của Leonardo da Vinci, còn mắt trái cũng có chữ nhưng chưa xác định được đó là chữ CE hay B. Ở vòm mắt có số 72, hoặc L và số 2″ – ông Silvano Vinceti, Chủ tịch Ủy ban Di sản văn hóa quốc gia Ý nhận định.
Còn ở nụ cười, chưa một nhà nghiên cứu nào có thể chắc chắn nàng đang biểu lộ cảm xúc gì. Có người cho rằng nụ cười phảng phất nét đượm buồn, nhưng người khác lại nghĩ đó là nụ cười láu lỉnh và có phần tức giận… Thậm chí một nghiên cứu còn cho rằng, danh họa đã mặc đồ nữ giới để tự họa nên bức chân dung ấy, nhờ vậy mà bức tranh tạo nên hiệu ứng kỳ lạ.
Giả thiết về căn bệnh lác mắt hiếm gặp khiến Leonardo trở thành danh họa vĩ đại
Mới đây, trong lúc đang ngắm nhìn những bức tranh của Leonardo, giáo sư Christopher Tyler – hiện giảng dạy tại Đại học London và Viện nghiên cứu mắt Smith-Kelingwell (San Francisco) đã phát hiện ra một số điều kỳ lạ. Không chỉ ở mắt của nàng Mona Lisa mà đến tác giả của nó cũng sở hữu đôi mắt khác lạ.
Trong hầu hết các bức tranh tự họa bản thân, mắt của thiên tài hội họa không hề nhìn thẳng như người bình thường, mà có xu hướng xếch về phía tai!
Càng nghiên cứu, các nhà khoa học lại càng nhận thấy ông mắc phải chứng lác mắt exotropia gián đoạn.
Để chắc chắn, ông đã phân tích hướng nhìn ở 6 bức tranh chân dung của Leonardo gồm 2 bức điêu khắc, 2 bức phác họa và 2 bức sơn dầu. Ông đo vị trí mí mắt, mống mắt và đồng tử trong tranh và gộp lại.
Kết quả cho thấy, mắt trái của vị danh họa gốc Ý đã bị lệch 10,3 độ ra ngoài so với bình thường. Quả thật Leonardo đã mắc phải chứng “exotropia gián đoạn” – một loại bệnh lác mắt mà khi thư giãn thì mắt trái của ông bị lệch, còn khi điều tiết thì mắt sẽ ở vị trí khác hẳn ban đầu.
“Vậy bệnh lác mắt này gây hại hay có lợi cho Vinci? Câu trả lời là nó đã giúp ông vẽ được những bức ảnh có độ sâu cùng kích cỡ vật thể vô cùng chính xác, cùng kỹ thuật đổ bóng đạt chuẩn” – giáo sư Tyler công bố trên Tạp chí Nhãn khoa JAMA.
Cụ thể, khi nhìn bằng mắt phải thì ông vẫn thấy như bình thường, còn nhìn bằng mắt trái thì mọi vật thể sẽ trở thành không gian ba chiều. Hay có thể khẳng định rằng 2 con mắt đã giúp ông cảm nhận thế giới bằng 2 cách khác nhau. Đặc biệt hơn, tật exotropia này chỉ có 1% dân số thế giới mắc phải, rất hiếm gặp.
Dù nghe rất thuyết phục nhưng vẫn có một số người phản đối với công bố này. Bác sĩ nhãn khoa Julius Oatts cho biết, tuy nghiên cứu này có độ xác thực rất cao nhưng vẫn chưa chắc những bức tự họa ấy có phải là Leonardo hay không. Chưa kể nếu đúng thì không chắc ông đã vẽ mắt đúng như thực tế.
Tật lác mắt này là gì?
Đây là một bệnh lý về mắt mà khi mắc phải, đôi mắt của bạn sẽ không thể nhìn thẳng được mà nhìn theo 2 hướng khác nhau. Một mắt sẽ nhìn thẳng về phía trước, trong khi mắt còn lại sẽ nhìn theo một trong các hướng như: Nhìn vào trong, nhìn ra ngoài, nhìn lên trên, nhìn xuống dưới.
Dựa vào mắt nhìn lệch mà chúng ta sẽ gọi tên khác nhau, chẳng hạn như mắt lác ngoài hay dân gian hay có cụm từ “mắt lé” để ám chỉ chung. Còn ở trường hợp của Leonardo, ông đã mắc chứng lác mắt exotropia cực hiếm thường có 1 hoặc 2 mắt lệch ra khỏi mũi.
Nếu nhìn kỹ, bạn sẽ thấy mắt của danh họa người Ý có phần lác so với bình thường.
Theo chuyên trang y tế Healthline (Mỹ), exotropia thường được phân ra 4 loại chính như sau:
- Exotropia bẩm sinh: Đây là bệnh lác mắt mà từ khi sinh ra đã mắc phải, thường thấy ở trẻ sơ sinh mới chào đời.
- Exotropia cảm quan: Loại exotropia này xảy ra ở mọi lứa tuổi và gây bệnh một khi mắt có sự cố hoặc tầm nhìn kém lâu ngày.
- Exotropia mắc phải: Loại exotropia này thường là kết quả của một bệnh, chấn thương hoặc tình trạng sức khỏe khác gây nên, đặc biệt là những bệnh ảnh hưởng đến não. Ví dụ, nếu bạn mắc phải đột quỵ hoặc hội chứng Down thì sẽ làm tăng nguy cơ mắc exotropia.
- Exotropia gián đoạn: Đây là loại phổ biến nhất và nữ giới thường có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp đôi nam giới, nó cũng là tình trạng mà Leonardo gặp. Bệnh này làm 1 mắt có xu hướng di chuyển ra ngoài khi cơ thể mệt mỏi, nhưng vẫn có lúc thẳng như bình thường.
Dấu hiệu sớm của bệnh thường rất dễ phát hiện vì mắt đã bị lệch sang 1 bên. Tuy lúc đầu có thể xảy ra không liên tục, nhưng dần dần nó sẽ lệch hẳn và không nhìn thẳng được nữa. Bệnh cũng hay xuất hiện khi mắt điều tiết hoặc cố gắng nhìn các vật ở xa.
Khi tình trạng này xảy ra sớm, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn kịp thời. Các biện pháp khắc phục thường sẽ là mang kính hoặc một số bài tập mắt chuyên dụng. Trong một số trường hợp cá biệt thì bác sĩ sẽ xem xét chuyện phẫu thuật mắt, nhưng nó cũng tiềm ẩn một số nguy hiểm.
Tóm lại, bí ẩn về cách mà danh họa vẽ nên tác phẩm tuyệt đỉnh nàng Mona Lisa đã hé lộ thêm một phần – đó là nhờ tật lác mắt. Tiến sĩ Tyler cùng các cộng sự rất tâm đắc khi nghiên cứu về Leonardo, bởi danh họa người Ý là một nhân vật “hấp dẫn đến nỗi càng đào sâu, người ta càng thấy nhiều điều bí ẩn chưa được khai phá”.
Bí ẩn bức tranh 'bị nguyền rủa' ai nhìn vào đều gặp thất bại
Bức tranh 'Man Proposes, God Disposes' là một trong những kiệt tác của danh họa Edwin Henry Landseer. Được lưu giữ tại Đại học London, một số sinh viên cho hay khi nhìn vào tranh nó khiến họ 'phát điên' và không thể hoàn thành bài thi.
Bức tranh "Man Proposes, God Disposes" (tạm dịch: Người cầu xin, Trời vứt bỏ) là tác phẩm hội họa nổi tiếng của họa sĩ Edwin Henry Landseer. Được vẽ năm 1864, dân gian cho rằng bức tranh "bị nguyền rủa".
Điều này xuất phát từ việc bức tranh của Landseer tái hiện lại thảm kịch "một đi không trở lại" mà nhóm thám hiểm Bắc Cực của Sir John Franklin gặp phải sau khi khởi hành năm 1845.
Toàn bộ đoàn thám hiểm gồm 24 sĩ quan, 110 thuyền viên trên 2 con tàu HMS Erebus và HMS Terror thiệt mạng trong chuyến hành trình đó.
Trong bức tranh, họa sĩ Edwin vẽ hai con gấu Bắc Cực "tấn công", "cắn xé" con tàu gặp nạn của đoàn thám hiểm do Franklin dẫn đầu.
Hiện bức tranh của họa sĩ Edwin được treo trong bảo tàng Royal Holloway College thuộc Đại học London.
Khu vực treo bức tranh là nơi thường xuyên tổ chức thi cho sinh viên. Mỗi khi đến kỳ thi, bức tranh của họa sĩ Edwin được che kín bằng tấm vải lớn.
Người ta làm vậy là do một số sinh viên kể rằng khi nhìn bức tranh của họa sĩ Edwin trong lúc làm bài thi sẽ khiến họ "phát điên", đầu óc trống rỗng và không thể hoàn thành bài thi.
Theo đó, một số sinh viên thất bại trong kỳ thi và phải thi lại, thậm chí là học lại.
Nhiều người cho rằng sự việc này xảy ra là do bức tranh "bị nguyền rủa" ai nhìn vào đều gặp thất bại, không thể làm chủ bản thân.
Đến nay, giới khoa học vẫn chưa thể chứng minh bức tranh của họa sĩ Edwin có thực sự "bị nguyền rủa" hay không do điều này không thể rất khó kiểm chứng.
Mời độc giả xem video: Hé lộ chân dung đích thực nàng Mona Lisa trong bức tranh cùng tên qua xét nghiệm AND. Nguồn: VTC14.
Vì sao 'Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai' không có lông mi? Bức tranh của Johannes Vermeer đến nay vẫn hấp dẫn giới hội họa lẫn văn học thế giới. Danh tính của cô gái trong tác phẩm và nhiều bí ẩn xung quanh nó chưa có lời giải. Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai được mệnh danh là "Mona Lisa của Bắc Âu". Bức tranh nổi tiếng do họa sĩ người Hà Lan...