Giả thiết nguồn lây ở Bệnh viện Đức Giang
Bệnh viện Đức Giang đang điều trị hơn 100 bệnh nhân Covid-19 nên nguồn lây có thể từ đây, song không loại trừ nguồn lây từ bên ngoài vào viện.
Bác sĩ Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, cho biết, bệnh viện đã làm việc với Sở Y tế Hà Nội và các chuyên gia, song hiện chưa tìm ra được nguồn lây của 2 ca Covid-19 trong viện. Tuy nhiên, vì bệnh viện là cơ sở điều trị cho bệnh nhân Covid-19 nên nguồn lây từ bệnh viện vẫn được cho là “nghi can số 1″.
Đến nay bệnh viện đã tiếp nhận điều trị 175 bệnh nhân Covid-19, trong đó 34 bệnh nhân đã được ra viện hoặc chuyển viện, hiện còn 141 bệnh nhân. Việc quản lý các bệnh nhân này được bệnh viện thực hiện rất nghiêm ngặt. Bệnh viện đã bố trí khu điều trị riêng tại tòa nhà C với hai lớp cửa khóa và lắp đầy đủ camera giám sát nên người bệnh không thể tự ý ra vào.
Trong hai tuần qua, bệnh viện đón khoảng 1.000 bệnh nhân từ các nơi đến khám và điều trị. Bệnh viện không thể xét nghiệm hết toàn bộ những trường hợp này để biết chắc chắn họ có nhiễm bệnh hay không. Do đó, một khả năng khác được đặt ra, đó là nguồn lây bệnh có thể từ bên ngoài vào.
Bệnh viện đã tiến hành xét nghiệm 1.485 người, bao gồm 967 nhân viên gồm y bác sĩ, bảo vệ, vệ sĩ, dọn vệ sinh, tạp vụ… cùng 342 bệnh nhân và 176 người nhà bệnh nhân.
Trong đó, 1.309 người được xét nghiệm khẳng định RT-PCR và 176 người test nhanh. Kết quả, đến nay mới phát hiện 2 ca dương tính, là đội trưởng đội bảo vệ – “bệnh nhân 10672″ và nhân viên kế toán – “bệnh nhân 10959″.
Bệnh viện đa khoa Đức Giang dừng tiếp nhận bệnh nhân từ sáng 15/6. Ảnh: Thu Trang.
Từ sáng 15/6, bệnh viện ngừng tiếp nhận người bệnh đến khám và điều trị, trừ hơn 190 bệnh nhân chạy thận nhân tạo. Người bệnh được bố trí cổng đi riêng và điều trị tại tầng 3 tòa nhà E. Nhóm bệnh nhân này từ nhiều tháng nay được tách riêng với khối bệnh nhân điều trị tại bệnh viện. Một ngày họ phải khai báo y tế 3 lần và định kỳ một tháng được làm xét nghiệm nCoV từ 1-2 lần.
“Chúng tôi bảo đảm tuân thủ tuyệt đối các biện pháp phòng bệnh đối với nhóm bệnh nhân này vì nếu không may họ nhiễm nCoV sẽ rất nguy hiểm”, bác sĩ Thường nói.
Bệnh viện đã phun khử khuẩn toàn bộ khuôn viên, truy vết xác định được 33 F1 và 18 F2 của “bệnh nhân 10959″, và các F của ca 10672, hiện kết quả xét nghiệm đều âm tính lần một.
Ngày 16/6, bệnh viện xét nghiệm lại toàn bộ F1 và F2. Ngày 18/6, bệnh viện tiếp tục xét nghiệm lại cho toàn bộ nhân viên, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hiện có tại đây. Nếu kết quả tất cả đều âm tính thì ngày 20/6, bệnh viện sẽ hoạt động trở lại.
Mầm bệnh len lỏi, ca Covid-19 tăng mạnh, TP.HCM thêm 2 tuần 'thử lửa'
Bước vào kỳ giãn cách thứ 2, TP.HCM tiếp tục ghi nhận ca nhiễm mỗi ngày tăng mạnh, nhiều hôm đứng đầu cả nước. Chính quyền TP quyết tâm, đây là 2 tuần khống chế được dịch bệnh.
Chuỗi lây nhiễm không rõ nguồn lây, nan giải ổ dịch ở tuyến đầu
Video đang HOT
TP.HCM những ngày qua diễn biến dịch Covid-19 vô cùng phức tạp, buộc chính quyền TP sau 15 ngày giãn cách phải quyết định kéo dài thêm 14 ngày nữa.
Đáng lo ngại nhất là liên tiếp ghi nhận những ca lây nhiễm bất ngờ ngoài cộng đồng và việc truy nguồn gần như đi vào "ngõ cụt". Đặc biệt, dịch đã xâm nhập Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, tuyến đầu điều trị bệnh nhân Covid-19.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM chiều 15/6, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) Nguyễn Trí Dũng, nhận định, biến chủng virus Delta B.1.617.2 (phát hiện lần đầu tại Ấn Độ) là sự khác biệt trong đợt dịch mới bùng phát tại TP.HCM.
Ca Covid-19 vẫn tăng mạnh ở TP.HCM. Ảnh: Trương Thanh Tùng
TP ghi nhận rất nhiều chùm ca nhiễm trong gia đình, tòa nhà chung cư. Thậm chí, 71 nhân viên trong hơn 300 người cùng làm việc chung một môi trường kín có kết quả dương tính với SARS-CoV-2, tỷ lệ đạt gần 1/4. Con số này cho thấy mức độ lây lan virus với biến chủng Delta rất nhanh.
Theo ông Dũng, người bệnh chỉ tiếp xúc F0 sau 3 ngày đã có thể xuất hiệu triệu chứng của Covid-19.
"Tốc độ lây nhiễm nhanh còn đến từ việc virus được phát tán trong không khí khi tỷ trọng của virus nhẹ hơn, lơ lửng trong không gian rất lâu sau đó mới rơi xuống bề mặt", ông Dũng lý giải.
Ngày 15/6, TP.HCM tiếp tục ghi nhận số ca mắc Covid-19 cao kỷ lục với 90 trường hợp (trong 24h). Nâng tổng số ca nhiễm trong nước đợt dịch này lên hơn 930 ca, đứng thứ 3 cả nước.
Trong những ca ghi nhận mới đây, ngoài những trường hợp ở trong khu phong tỏa, cách ly thì còn rất nhiều ca chưa rõ nguồn lây. Điều này khiến chính quyền TP đầy trăn trở.
Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, sau khi phát hiện ca bệnh là 1 nhân viên y tế, đơn vị đã phát hiện thêm 60 nhân viên dương tính.
"Khu vực có nhân viên bị lây nhiễm là bộ phận hành chính, trong đó có 1 người cư trú tại thị trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn và 1 người cư trú tại Block A1 chung cư Ehome 3 ở Bình Tân (nơi đang có ổ dịch). Do đó đánh giá ban đầu có thể nguồn lây từ ngoài đi vào bệnh viện", ông Bỉnh nói.
Ngoài ra, còn nhiều chuỗi lây nhiễm hiện chưa rõ nguồn lây như: chuỗi liên quan khu dân cư Ehome 3 (quận Bình Tân); xưởng cơ khí Hóc Môn; đường số 11, phường Hiệp Bình Phước, Thủ Đức; ấp Tân Thới 2; ấp Tân Thới 3 của xã Tân Hiệp (Hóc Môn).
Hay có những vụ phát hiện rất hy hữu khi 2 bà cháu ở quận Bình Tân bị tai nạn giao thông ngày 13/6. Cơ quan chức năng phát hiện cả 2 đều dương tính với SARS-CoV-2.
Tối 15/6, ngành y tế vừa ghi nhận thêm chuỗi lây nhiễm tại Khu công nghiệp Vĩnh Lộc A, Khu công nghiệp Tân Phú Trung và quận Bình Tân.
Tại cuộc họp về công tác phòng, chống dịch Covid-19 ngày 14/6, Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên đánh giá tình hình hiện nay đang đặt ra cho TP nhiều thử thách.
Theo Bí thư Thành uỷ, số người diện F1, F2 ngày càng lớn, trong khi ngoài xã hội chưa biết bao nhiêu và ở đâu số người âm thầm mang mầm bệnh.
Còn nhiều chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng chưa xác định được nguồn, một số chuỗi phát hiện chưa kịp truy vết; nhiều trường hợp phát hiện khi bộc phát, nhiều khả năng chưa có triệu chứng lây nhiễm, trong khi các hoạt động tầm soát không thể phát hiện trong thời gian ủ bệnh.
Đánh giá về ổ dịch Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Chủ tịch TP Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh: "Nó thủng ngay từ nhân viên bệnh viện. Xem lại công tác kiểm soát thế nào".
2 tuần giãn cách đầy thách thức
Phó Chủ tịch TP Dương Anh Đức vừa ký loạt quyết định khẩn về thiết lập các khu cách ly tập trung cho các trường hợp F1 tại ký túc xá các Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Bách khoa và Sài Gòn.
Đồng thời, TP cũng chỉ đạo các địa phương tổ chức khu cách ly tập trung với công suất tối thiểu 200 giường. Riêng TP Thủ Đức có công suất 600 giường.
TP.HCM hiện có gần 400 điểm phải phong tỏa. Ảnh: Trương Thanh Tùng
TP yêu cầu việc tổ chức khu cách ly tập trung phải đảm bảo đúng quy định. Người đứng đầu các khu cách ly sẽ bị xử lý nếu để xảy ra sai phạm.
Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh cũng cho biết, TP đang tiếp tục triển khai giám sát, sàng lọc người có triệu chứng hô hấp đến cơ sở khám chữa bệnh. Thực hiện tầm soát các nhóm nguy cơ cao trong cộng đồng như: tiểu thương, công nhân, nhân viên trung tâm xã hội,...
Bên cạnh đó, Bộ Y tế vừa quyết định lập Bộ phận thường trực đặc biệt tại TP.HCM do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn phụ trách.
Theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trả lời trên Zing , TP.HCM có thể khống chế được dịch trong vòng một tuần tới, tức không ghi nhận các ổ dịch mới.
"Nhưng TP cần lưu ý ổ dịch tưởng đã khống chế được nhưng vẫn có nguy cơ bùng phát tiếp như tại Gò Vấp. Ổ dịch này phức tạp không kém ở các khu công nghiệp vì các ca liên quan di chuyển quá nhiều địa điểm. Việc khống chế không để tiếp tục xảy ra tình trạng F3, F2 của ổ dịch này trở thành F0 rất quan trọng. TP.HCM phải nhanh chóng cắt đứt hoàn toàn đường lây của ổ dịch này", ông Hiếu nhấn mạnh.
Theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, kể cả khi dịch được khống chế, vẫn xuất hiện các ca bệnh nhỏ lẻ. Do đó, TP.HCM cần xây dựng kịch bản để quay lại cuộc sống bình thường, phát triển kinh tế và sống chung với đại dịch.
Mở bài toán vắc xin
Tối 15/6, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đồng ý với đề nghị của TP.HCM về việc mua và nhập khẩu vắc xin phòng Covid-19.
Trước đó, UBND TP.HCM đã có tờ trình Thủ tướng Chính phủ trong đó nêu rõ: Hiện TP.HCM có trên 7,2 triệu người từ 18 tuổi trở lên; có trên 1,6 triệu công nhân, người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, tập đoàn trong các khu công nghiệp.
Hàng trăm nghìn người dân được lấy mẫu xét nghiệm. Ảnh: Trương Thanh Tùng
Tuy nhiên, đến nay TP mới nhận được 140.000 liều vắc xin và triển khai tiêm phòng mũi 1 cho hơn 64.000 người và hơn 10.000 người tiêm đủ 2 mũi.
Để đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng với trên 70% dân số TP trong thời gian sớm nhất thì việc mua vắc xin là vấn đề cấp bách.
TP.HCM đang trải qua thời kỳ vô cùng khó khăn với cuộc chiến chống Covid-19 chưa từng có. Theo người đứng đầu chính quyền TP, việc tiếp tục giãn cách xã hội thêm hai tuần là một quyết định không hề đơn giản, rất căng thẳng vì phải hy sinh nhiều lợi ích ngắn hạn.
Chủ tịch TP Nguyễn Thành Phong rất trăn trở trước câu hỏi của báo chí khi đặt vấn đề TP sẽ dập dịch như thế nào trong hai tuần này.
Theo ông Phong, dù dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát nhưng diễn biến lại rất phức tạp và khó lường. Vì vậy, 2 tuần tới tiếp tục thực hiện giãn cách sẽ là thời gian để thành phố tập trung, quyết tâm khống chế được dịch bệnh.
Bên cạnh đó, ông Phong cũng chỉ đạo Tổ mua và tiêm vắc xin tiếp tục thực hiện các bước để đẩy nhanh việc mua và tiêm vắc xin cho người dân.
Biến thể Delta làm tăng gấp đôi nguy cơ nhập viện Nghiên cứu của Scotland cho thấy biến thể Delta từ Ấn Độ có thể tăng gấp đôi nguy cơ nhập viện ở bệnh nhân Covid-19 so với biến thể Alpha từ Anh. Các nhà nghiên cứu đã xem xét 19.543 người mắc Covid-19 và 377 trường hợp nhập viện trong 5,4 triệu người, bao gồm 7.723 ca mắc và 134 ca nhập viện...