Gia tăng trẻ em mắc Covid-19 nặng ở TPHCM, 40% F0 là độ tuổi lớp 1-9
Số F0 tại khoa Điều trị Covid-19 của Bệnh viện Nhi Đồng 2, TPHCM có chiều hướng gia tăng, trong đó 40% ở độ tuổi học cấp một, cấp hai.
Trao đổi với PV Dân trí trưa 6/12, lãnh đạo khoa Điều trị Covid-19, Bệnh viện Nhi Đồng 2 (tuyến cuối điều trị Covid-19 cho trẻ em tại TPHCM) cho biết, hiện khoa đang tiếp nhận điều trị 111 trường hợp bệnh nhi, có chiều hướng gia tăng so với tuần trước.
Trong đó, trẻ em độ tuổi học cấp một, cấp hai chiếm 40%. Số ca bệnh nặng cũng tăng và có nhiều trường hợp mang cơ địa béo phì. Riêng từ tháng 10 đến nay, theo thống kê của bệnh viện, lượng bệnh nhi mắc Covid-19 đã tăng 3-4 lần thời điểm vừa “bình thường mới”.
Trước thông báo thí điểm cho học sinh TPHCM đi học trở lại từ ngày 13/12, bác sĩ điều trị cho rằng, không thể đóng cửa mãi trường học khi cuộc chiến với Covid-19 còn kéo dài. Các khối 9 và 12 nên được đi học sớm vì là năm cuối cấp, đã tiêm đủ 2 mũi vaccine nên đã có kháng thể bảo vệ. Với các khối lớp khác, cơ quan chức năng cần cân nhắc tình hình dịch thực tế để sắp xếp thời gian học phù hợp.
Ngoài ra, khi trẻ trở lại trường, 5K là biện pháp bắt buộc. Các trường học cần tính toán phân bổ thời gian học và sắp xếp lớp học phù hợp, sao cho có thể giãn cách tốt nhất.
Với trẻ nhỏ học bán trú, nội trú, ăn ngủ tại trường, nguy cơ tiếp xúc lẫn nhau và lây nhiễm có thể xảy ra, nhà trường phải làm sao xử lý ổn thỏa việc này. Các chuyên gia gợi ý, các trường học có thể chia đôi lớp học, linh động lịch học sang nhiều buổi khác nhau để giảm sự tập trung đông.
Theo bác sĩ, chỉ khoảng 10% trẻ là F0 nằm ở nhóm phải hồi sức, cấp cứu và gần như đều chưa tiêm vaccine. Do đó khi cho trẻ đi học lại, phụ huynh không cần quá lo lắng.
Bệnh nhi điều trị Covid-19 nhập BV Nhi Đồng 2 gia tăng (Ảnh: BVCC).
Trong một diễn biến khác, theo thông tin từ ngành giáo dục TPHCM, đang có hơn 2.700 trẻ em trong độ tuổi vào lớp một mắc Covid-19, rải khắp 22 quận huyện, TP Thủ Đức. Trong đó, cao nhất là TP Thủ Đức với 662 em, huyện Hóc Môn có 331 trường hợp, còn quận 12 cũng có 287 em. Địa phương ghi nhận số ca F0 trẻ em ít nhất là Cần Giờ, với 9 học sinh.
Ngày 6/12, UBND TPHCM đã có văn bản khẩn thông báo về cấp độ dịch trên địa bàn TPHCM, theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ và Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12 tháng 10 năm 2021 của Bộ Y tế, về việc “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19″.
Theo đó, xét báo cáo của Sở Y tế tại Công văn số 9075 SYT-NVY ngày 4/12, báo cáo đánh giá cấp độ dịch của Thành phố trong tuần lễ vừa qua, đến ngày 2/12, TPHCM đạt cấp độ 2 đối với cấp thành phố.
Đối với cấp quận, huyện, thành phố Thủ Đức, có 8/22 địa phương đạt cấp độ một; 13/22 địa phương đạt cấp độ 2. Đáng chú ý, một địa phương nằm ở cấp độ 3 (tức “vùng cam”, nguy cơ cao) là quận 4.
Đây cũng là một trong số 3 địa phương tại TPHCM gia tăng cấp độ dịch so với tuần trước (từ cấp độ 2 lên cấp độ 3). Ngoài ra, quận 11 và huyện Cần Giờ cũng tăng từ cấp độ một lên cấp độ 2. Riêng quận Tân Phú giảm từ cấp độ 2 xuống cấp một. Đối với các phường, xã, thị trấn, đạt cấp độ một có 104/312 địa phương; 187/312 địa phương đạt cấp độ 2 và 21 địa phương còn lại nằm ở cấp độ 3.
UBND TPHCM đề nghị các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức căn cứ cấp độ dịch được công bố để triển khai các biện pháp “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19″ phù hợp trong lĩnh vực và trên địa bàn phụ trách.
Theo Cổng thông tin dịch Covid-19 TPHCM, trong ngày 5/12, địa phương có 1.487 ca mắc Covid-19 mới, 805 ca xuất viện và 69 ca tử vong. Hiện có gần 45.000 F0 đang cách ly tại nhà và hơn 4.600 F0 tại khu cách ly.
TP.HCM: Hơn 16.700 người từ chối nhận hỗ trợ Covid-19 đợt 3
Theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, tổng số người từ chối nhận hỗ trợ Covid-19 đợt 3 là 16.781 người.
Chiều 26.11, HĐND TP.HCM tổ chức giám sát công tác chống dịch và các chính sách hỗ trợ Covid-19 cho tuyến đầu, người dân khó khăn... đối với Sở LĐ-TB-XH, Sở Y tế, Sở Tài chính, Sở TT-TT (TP.HCM).
Ông Nguyễn Bảo Cường, Trưởng phòng Phòng Lao động - Tiền lương - Bảo hiểm xã hội (Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) đã báo cáo về tình hình chi hỗ trợ Covid-19 cho người dân theo Nghị quyết 09/2021 (triển khai gói đợt 1) và Nghị quyết 97/2021 (triển khai gói đợt 3).
Hiện nay, TP.HCM còn khoảng 1,48 triệu người chưa nhận gói hỗ trợ đợt 3. Ảnh SONG MAI
Theo đó, triển khai chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 09/2021, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM đánh giá dựa trên cơ sở báo cáo của 21 quận huyện và TP.Thủ Đức là cơ bản hoàn thành. Cụ thể, đã hỗ trợ cho 130.031/130.726 người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương (đạt 99,47%, với tổng số tiền hơn 270 tỉ đồng); hỗ trợ cho 197/197 người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp (đạt 100%), số tiền hơn 402 triệu đồng.
Với nhóm lao động tự do (lao động không có giao kết hợp đồng lao động), TP.HCM đã chi hỗ trợ cho hơn 1 triệu lượt người với tổng số tiền hơn 1.769 tỉ đồng. Trong đó, đợt 1, hỗ trợ cho 387.513 người và đợt hai là hỗ trợ cho 627.772 người.
Ngoài ra, TP.HCM cũng hỗ trợ cho 9.322/9.322 hộ (đạt 100%) hộ kinh doanh phải dừng hoạt động với hơn 18,6 tỉ đồng; hỗ trợ cho 21.530/21.749 điểm kinh doanh của thương nhân tại các chợ truyền thống (đạt 98,99%) với số tiền hơn 32 tỉ đồng.
TP.HCM được phân bổ 120.000 viên thuốc Favipiravir để điều trị Covid-19
Theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, tổng số nhân khẩu thực tế cư trú trên địa bàn (bao gồm thường trú, tạm trú, lưu trú) là hơn 9,8 triệu người. Với công tác chi hỗ trợ theo Nghị quyết số 97, tổng danh sách mà các quận, huyện và TP.Thủ Đức phê duyệt, cập nhật lên phần mềm hiện nay là hơn 7,9 triệu người (7.961.443 người).
Hiện nay, TP.HCM đã chi hỗ trợ cho hơn 6,2 triệu người có hoàn cảnh thật sự khó khăn (đạt 78,14%) với tổng số tiền hơn 6.220 tỉ đồng. Trong đó, Q.5 đạt tỷ lệ chi trả cao nhất là 100%, Q.10 đạt chi 99,9%; thấp nhất là H.Bình Chánh (đã chi 41,1%), Q.Bình Tân (đã chi 49,2%).
Khoảng 1,48 triệu người chưa nhận gói hỗ trợ đợt 3
Điều đặc biệt, theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, tổng số người từ chối nhận hỗ trợ đợt 3 này là 16.781 người. Qua đó, thấy được tinh thần đoàn kết, chia sẻ khó khăn, nhiều người lao động đã cố gắng tự xoay sở trong lúc khó khăn và tình nguyện nhường lại khoản hỗ trợ của mình cho những người khó khăn hơn, thể hiện tính nhân văn, nghĩa tình của người dân TP.HCM.
Đồng thời, có 241.447 người không thỏa đủ điều kiện hỗ trợ khi các địa phương rà soát chi hỗ trợ. Trong đó do trùng là 105.661 người; không thuộc đối tượng là 80.778 người; đã nhận ở địa phương khác là 14.302 người. Các trường hợp còn lại không đủ điều kiện nhận hỗ trợ là do người được lập danh sách không thực tế cư trú tại thời điểm lập danh sách; đã xuất cảnh; bán nhà đi nơi khác sinh sống...
Như thế, đến nay, còn khoảng 1,48 triệu người chưa nhận gói hỗ trợ đợt 3, nguyên nhân chủ yếu là thiếu kinh phí.
Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cũng đánh giá khó khăn trong việc chi hỗ trợ Covid-19 đợt 3. Cụ thể, do các gói hỗ trợ liên tục ra đời dẫn đến địa phương gặp rất nhiều khó khăn để xử lý các tình huống phát sinh, trong khi thời gian giải quyết yêu cầu rất nhanh, rất cấp bách. Ngoài ra, lực lượng ở cơ sở mỏng trong khi khối lượng công việc phát sinh cùng lúc quá lớn, lại bị chi phối bởi tình hình dịch bệnh... nên nhiều lúc không thể trực tiếp tiếp cận được người có nhu cầu hỗ trợ thực tế, từ đó phát sinh thiếu sót, ghi nhận thông tin chưa đầy đủ, quá trình rà soát, xét duyệt chưa trọn vẹn.
Tự chữa Covid, bệnh trở nặng Tự test nhanh phát hiện dương tính, người phụ nữ ngụ phường 11, quận 3, mua thuốc điều trị tại nhà, đến khi khó thở, SpO2 tụt thấp mới gọi y tế địa phương. Bác sĩ Lê Thị Bảo Yến (phụ trách Trạm y tế lưu động số 1) kể, khi chị và đồng nghiệp mang bình oxy tới nhà, yêu cầu test...