Gia tăng tình trạng cháy nắng, bỏng nắng trong mùa hè và lời lý giải từ bác sĩ
Một cô gái đến với Bệnh viện Da liễu Trung ương với làn da đỏ phồng rộp, đặc biệt vùng mặt và tay bị sưng nề, ngứa, bỏng rát sau khoảng thời gian phải làm việc liên tục ngoài trời.
Đây chính là biểu hiện của bỏng nắng do tia UV.
Theo các bác sĩ, mùa hè với ánh nắng gay gắt và chỉ số tia UV thường xuyên ở mức cao là tác nhân gây ra nhiều vấn đề về da. Có 3 loại tia UV với các mức năng lượng khác nhau gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Tia UVA có thể xuyên qua mây mù, không khí, gây lão hóa da. Tia UVB có khả năng xuyên một phần qua tầng ozon và khí quyển, gây say nắng, tổn thương và làm đen da, thậm chí ung thư da. Người bị bỏng nắng chủ yếu do tia này.
Còn tia UVC có năng lượng cao nhất nhưng may mắn đã có tầng ozon chặn lại.
Khi tiếp xúc quá mức với ánh sáng mặt trời trong thời gian ngắn sẽ gây bỏng nắng, tổn thương mắt như đục thủy tinh thể, da bị bỏng, khô, sạm, tạo nếp nhăn, lão hóa nhanh. Nếu tiếp xúc kéo dài, tích lũy có thể gây ung thư da.
Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), chỉ số UV dao động 0-2 được xem là thấp; chỉ số UV 8-10 thời gian tiếp xúc gây bỏng là 25 phút. Chỉ số UV từ 11 trở lên được xem là cực kỳ cao, rất nguy hiểm, nguy cơ làm tổn thương da, mắt bị bỏng nếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời trong khoảng 15 phút mà không được bảo vệ.
Video đang HOT
BSCKII. Quách Thị Hà Giang – Phó Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết: Những ngày nắng nóng cao điểm, chỉ số tia UV thường xuyên ở mức cao dẫn tới gia tăng những tổn thương do ánh nắng, trong đó cấp tính là tình trạng cháy nắng, bỏng nắng, hay gặp ở những người hay phải làm việc, hoạt động ngoài trời.
Với những thương tổn cấp tính như cháy nắng, bỏng nắng thì tia UV có trong ánh nắng mặt trời còn là thủ phạm của các tình trạng viêm da mạn tính như nám da, tàn nhang, lão hóa da và nguy cơ ung thư da.
Thông thường mọi năm, mùa hè tháng 6 tháng 7 là thời điểm nhiều bệnh nhân “cháy nắng” khi đi biển, hoặc làm việc nhiều giờ ở ngoài trời dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt phải nhập viện kiểm tra.
Để phòng chống những tác hại khôn lường từ tia UV, người dân cần chủ động các biện pháp để bảo vệ cơ thể như:
- Chủ động cập nhật dự báo thời tiết;
- Hạn chế ra nắng giờ cao điểm;
- Khi ra nắng cần đảm bảo các biện pháp chống nắng: sử dụng kem chống nắng (lựa chọn loại kem chống nắng có quang phổ rộng (broad spectrum) đủ khả năng chống lại tia UVB (SPF), UVA (PA),
Nên bôi lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ đồng hồ giờ hoặc sau khi bạn tiếp xúc với nước để đảm bảo hiệu quả bảo vệ da. Có thể sử dụng viên uống chống nắng phối hợp để bảo vệ da, kính mắt có tác dụng chống tia UV, đội mũ, quần áo chống nắng,…;
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Cần thường xuyên tắm rửa, luôn đảm bảo cho làn da khô thoáng và sạch sẽ, gội rửa hết bụi bẩn trên da, nhất là sau một ngày làm việc mệt nhọc hoặc sau khi cơ thể tiết nhiều mồ hôi. Dù vậy, không nên quá lạm dụng việc tắm rửa.
- Uống đủ nước, ăn rau củ quả tươi, nước ép trái cây giàu Vitamin.
- Khi có dấu hiệu mắc các bệnh da liễu, hãy đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp.
Thoa kem chống nắng có làm cơ thể thiếu hụt vitamin D?
Do công việc tôi hay phải đi ra đường nên cứ mỗi 2 tiếng tôi lại thoa kem chống nắng 1 lần. Tuy nhiên, ánh nắng không chỉ gây hại mà còn có lợi trong việc tổng hợp vitamin D cho cơ thể.
Vậy thì việc thoa kem chống nắng nhiều, cơ thể có bị thiếu vitamin D không?
Tia cực tím (UV) trong ánh nắng mặt trời được chia làm 3 loại là tia UVA, tia UVB và tia UVC. Trong đó, tia UVC độc hại nhất nhưng không chiếu xuống mặt đất vì nó bị hấp thụ hết từ tầng ozone.
Thoa kem chống nắng là để bảo vệ da khỏi các tia UV.
Tia UVA chiếm tới 95% ánh nắng mặt trời chiếu xuống mặt đất. Nó vẫn tồn tại kể cả khi trời râm mát, trời mưa. Tia UVA có khả năng xuyên thấu tầng ozone, mây, nước, kính, quần áo mỏng, thậm chí còn xuyên qua lớp hạ bì, làm tổn thương tế bào đáy của da, là nguyên nhân gây sạm da, lão hóa da và ung thư da.
Tia UVB có bước sóng ngắn hơn tia UVA. Đây cũng là tia duy nhất có khả năng kích thích sản sinh vitamin D. Nhưng do tia này có thể xuyên qua được tầng ozone nhiều nhất trong ngày là từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều, nên ánh nắng gay gắt lúc này có thể làm tổn thương da.
Vitamin D là vi chất thiết yếu cho cơ thể, bởi chúng ta cần vitamin D để hấp thu canxi. Có 3 cách để cơ thể hấp thu vitamin D: Từ thực phẩm giàu vitamin D (lòng đỏ trứng, cá, gan, sữa...), hấp thu qua da nhờ tia UVB và thuốc bổ sung.
Với người khỏe mạnh, ngoài tia UVB thì chúng ta còn hấp thu vitamin D qua thức ăn. Chỉ có một số trường hợp đặc biệt cần bổ sung vitamin D dưới dạng thuốc.
Chúng ta thoa kem chống nắng là để chống các tia UV. Về mặt lý thuyết, chỉ khi bạn chống nắng toàn thời gian thì việc hấp thụ vitamin D mới bị cản trở. Trong thực tế, kem chống nắng sẽ bị giảm hiệu quả dần vì mồ hôi, thời gian thoa kem...
Vậy nên bạn không cần lo lắng về việc thiếu hụt vitamin D do dùng kem chống nắng, nhất là bạn lại là người làm công việc thường xuyên phải đi ra ngoài đường trong thời tiết nắng nóng như vậy.
8 cách cải thiện da tay nhăn nheo, già cỗi, lấy lại đôi tay mềm mại, trẻ đẹp như đôi mươi Bạn có biết, ngời gương mặt ra thì bàn tay cũng là nơi tiết lộ tuổi tác thật của bạn. Dùng kem chống nắng Bạn đừng nghĩ rằng chỉ da mặt mới cần bôi kem chống nắng. Da tay cũng nên bôi mỗi ngày. Trước khi ra ngoài 30 phút, hãy dùng kem chống nắng SPF 50 hoặc cao hơn lên lưng bàn...