Gia tăng tình trạng bất bình đẳng về kinh tế kỹ thuật số
Theo UNCTAD, sự giàu có trong nền kinh tế kỹ thuật số tập trung chủ yếu ở Mỹ và Trung Quốc, trong khi phần còn lại của thế giới bị tụt lại phía sau.
Amazon.com, Inc. có nền tảng công nghệ hàng đầu thế giới. Ảnh: reuters
Ngày 4/9, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) lần đầu tiên công bố Báo cáo kinh tế kỹ thuật số 2019, qua đó phác thảo những lợi ích tiềm năng to lớn, chi phí phát triển, luồng vốn và những dòng chảy dữ liệu trong nền kinh tế kỹ thuật số của thế giới.
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, báo cáo cho thấy sự giàu có trong nền kinh tế kỹ thuật số tập trung chủ yếu ở Mỹ và Trung Quốc, trong khi phần còn lại của thế giới, đặc biệt là các quốc gia ở châu Phi và Mỹ Latinh, bị tụt lại phía sau.
Mỹ và Trung Quốc chiếm 75% tổng số bằng sáng chế liên quan đến công nghệ blockchain (chuỗi khối), 50% chi tiêu toàn cầu cho Internet vạn vật (IoT), hơn 75% thị trường điện toán đám mây và tới 90% giá trị vốn hóa thị trường của 70 công ty nền tảng công nghệ (platform) kỹ thuật số lớn nhất thế giới.
Khoảng cách giữa các quốc gia không được kết nối và các nước siêu số hóa sẽ ngày càng mở rộng và làm gia tăng sự bất bình đẳng, nếu không có những nỗ lực phối hợp toàn cầu để truyền bá nền kinh tế kỹ thuật số.
Báo cáo cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến dữ liệu số và nền tảng kỹ thuật số, hai động lực chính giúp tạo ra giá trị trong nền kinh tế kỹ thuật số.
Video đang HOT
Báo cáo lưu ý rằng 40% trong số 20 công ty lớn nhất thế giới theo vốn hóa thị trường có mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ.
Bảy công ty “siêu nền tảng” gồm Microsoft, Apple, Amazon, Google, Facebook, Tencent và Alibaba chiếm 2/3 tổng giá trị thị trường của 70 công ty nền tảng công nghệ hàng đầu.
Tổng giá trị của các công ty nền tảng công nghệ có vốn hóa thị trường hơn 100 triệu USD ước tính lên tới hơn 7.000 tỷ USD trong năm 2017, tăng hơn 67% so với năm 2015.
Một số công ty nền tảng công nghệ kỹ thuật số đã phát triển thống trị trong một vài lĩnh vực.
Google chiếm khoảng 90% thị trường tìm kiếm trên Internet, trong khi Facebook chiếm 2/3 thị trường mạng xã hội toàn cầu và là nền tảng công nghệ mạng xã hội hàng đầu trong hơn 90% các nền kinh tế thế giới.
Tại Trung Quốc, WeChat (thuộc sở hữu của Tencent) có hơn một tỷ người sử dụng. Giải pháp thanh toán của ứng dụng này và Alipay (thuộc sở hữu của Alibaba) đã chiếm gần như toàn bộ thị trường Trung Quốc cho các thanh toán di động.
Trong khi đó, Alibaba ước tính chiếm gần 60% thị trường thương mại điện tử Trung Quốc.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres cảnh báo với các chính sách và quy định hiện hành, xu hướng này sẽ có thể tiếp tục, góp phần làm gia tăng sự bất bình đẳng.
Ông kêu gọi cần nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số, khi có hơn một nửa thế giới bị hạn chế hoặc không có quyền truy cập Internet, và cần xây dựng một nền kinh tế kỹ thuật số mang lại lợi ích cho tất cả mọi người.
Trong khi đó, Tổng Thư ký UNCTAD Mukhisa Kituyi cho rằng cần đáp ứng mong muốn của người dân ở các nước đang phát triển tham gia vào thế giới kỹ thuật số mới, không chỉ là người dùng và người tiêu dùng, mà còn cả các nhà sản xuất, xuất khẩu và các nhà đổi mới, nhằm tạo ra và nắm bắt nhiều giá trị hơn trên con đường hướng tới sự thịnh vượng bao trùm.
Theo quan chức này, để đảm bảo một tương lai kỹ thuật số cho nhiều người, các chiến lược phát triển quốc gia cần tìm cách thúc đẩy nâng cấp kỹ thuật số (bổ sung giá trị) trong chuỗi giá trị dữ liệu và tăng cường năng lực trong nước, cho phép xây dựng các công ty có khả năng trong nước nhằm tạo ra và nắm bắt giá trị./.
Theo bnews
Việt Nam xếp trong nhóm 'Non trẻ' về mức độ sẵn sàng cho Cách mạng 4.0
Việt Nam được các tổ chức quốc tế xếp vào nhóm Non trẻ (Nascent) cho CMCN 4.0, tức là còn yếu kém cả về 'Cấu trúc sản xuất' và 'Động lực sản xuất'.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng không bị đánh giá quá thấp, hiện nằm trong nhóm Non trẻ và rất gần với nhóm Tiềm năng cao và nhóm Dẫn đầu.
Trên Cổng thông tin của Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới công bố Dự thảo Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) để lấy ý kiến đóng góp của nhân dân.
Theo nội dung báo cáo nghiên cứu kèm theo Dự thảo này, để thực hiện thành công CMCN 4.0, các nước cần có các điều kiện, nguồn lực cần thiết để có thể ứng dụng các công nghệ 4.0 vào sản xuất và quản lý xã hội. Các nước cũng cần các điều kiện, nguồn lực để thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo, làm chủ các công nghệ của CMCN 4.0, tạo ra giá trị gia tăng mới và tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Điều kiện và nguồn lực của Việt Nam, hay mức độ sẵn sàng của Việt Nam, đối với CMCN 4.0 trong tương quan với các nước trên thế giới được đánh giá theo các chỉ số quốc tế. Theo Báo cáo sẵn sàng cho sản xuất tương lai năm 2018 của WEF, Việt Nam được xếp vào nhóm Non trẻ (Nascent), tức là còn yếu kém cả về Cấu trúc sản xuất và Động lực sản xuất. Tuy nhiên, Việt Nam cũng không bị đánh giá quá thấp. Báo cáo này xếp Việt Nam ở vị trí 53 về Động lực sản xuất và vị trí 48 về Cấu trúc sản xuất. Điểm yếu của chúng ta chủ yếu nằm ở Độ phức tạp sản xuất (xếp vị trí 72), Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (xếp vị trí 90) và Vốn con người (xếp vị trí 70).
Năm 2018, Ban thư ký ASEAN đã thực hiện một nghiên cứu để đánh giá mức độ sẵn sàng cho CMCN 4.0 của tất cả các nước thành viên (Báo cáo của WEF không bao gồm tất cả các thành viên ASEAN). Do sự giống nhau về phương pháp và đa số nguồn số liệu, kết quả báo cáo của Ban thư ký ASEAN cũng tương tự như Báo cáo của WEF. Việt Nam nằm trong nhóm Non trẻ và rất gần với nhóm Tiềm năng cao hoặc nhóm Dẫn đầu.
(Nguồn: Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Quy mô và tiềm năng thị trường Việt Nam là một thị trường lớn, đang phát triển nhanh đối với các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số, có tầng lớp trung lưu và khả năng chi tiêu ngày một gia tăng. Việt Nam có quy mô dân số khá lớn với gần 100 triệu dân. Quan trọng hơn, Việt Nam có dân số trẻ, 67% dân số sử dụng Internet, 57% dân số tích cực sử dụng mạng xã hội và 73% dân số có điện thoại di động cá nhân. Ngoài ra, có 68% người Việt Nam chủ yếu truy cập Internet qua điện thoại thông minh (Malaysia 60%, Singapore 41%). Hơn nữa, thái độ của người Việt Nam đối với công nghệ rất tích cực. 61% người Việt Nam tin rằng các công nghệ mới mang lại nhiều cơ hội hơn là rủi ro và 63% thích hoàn thành nhiệm vụ bằng kỹ thuật/công nghệ hơn vào bất cứ khi nào có thể.
Với dân số đông, mức độ thâm nhập và sử dụng Internet cao, Việt Nam là một trong những thị trường lớn nhất về sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số ở Đông Nam Á. Với 34 triệu dân sống ở các thành phố, 72% người trưởng thành sở hữu điện thoại thông minh và ngày càng tăng, Việt Nam là thị trường lớn cho các ngành kỹ thuật số phát triển nhanh như thương mại điện tử, thanh toán kỹ thuật số và gọi xe bằng thiết bị di động (kiểu Uber, Grab). Thị trường Việt Nam cho các ngành này đã đạt quy mô đáng kể.
Theo ITC News
Jack Ma: 'Internet còn quan trọng hơn điện của thế kỷ XX' Tỷ phú Jack Ma đánh giá cao tầm quan trọng của Internet đối với sự phát triển kinh tế, xã hội hiện nay, đồng thời đề cao tính bảo mật trong thời đại số. Hôm 10/6, Chủ tịch điều hành Alibaba, Melinda Gates và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres đã có cuộc trò chuyện nhân sự kiện công bố báo...