Gia tăng số người thiệt mạng trong vụ tai nạn đường sắt tại Pakistan
Cập nhật thông tin về vụ hai đoàn tàu cao tốc đâm vào nhau xảy ra ngày 7/6 tại Daharki thuộc tỉnh Sindh, Pakistan, giới chức nước này cho biết số nạn nhân thiệt mạng đã tăng lên 43 người, trong khi hàng chục người bị thương.
Hiện trường vụ tai nạn đường sắt ở tỉnh Sindh, Pakistan, ngày 7/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo ông Umar Tufail, sĩ quan cảnh sát cao cấp tại Daharki, lực lượng cứu hộ đã di chuyển hầu hết các thi thể ra khỏi đống đổ nát của đoàn tàu. Do vụ tai nạn xảy ở vùng hẻo lánh của tỉnh Sindh, việc phối hợp giữa các lực lượng khi cứu hộ gặp nhiều khó khăn.
Vụ tai nạn xảy ra vào sáng sớm cùng ngày khi tàu Millat Express đã chệch khỏi đường ray và đâm phải tàu Sir Syed Express. Hiện chưa rõ nguyên nhân khiến tàu Millat Express đi chệch đường ray và dẫn tới vụ việc thương tâm trên. Lúc xảy ra vụ va chạm, trên 2 tàu có khoảng 1.200 hành khách và hầu hết họ đang ngủ.
Ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn, một số người dân ở các ngôi làng gần đó đã có mặt và cố gắng tìm cách đập vỡ cửa sổ tàu để giải cứu những người bên trọng. Nhiều người bị mắc kẹt trong nhiều giờ cho tới khi lực lượng cứu hộ đưa được họ ra ngoài nhờ các thiết bị đặc biệt. Quân đội và các nhóm bán quân sự đồn trú ở gần hiện trường vụ tai nạn cũng đã điều đến để hỗ trợ hoạt động cứu hộ.
Video đang HOT
Thủ tướng Pakistan Imran Khan nói ông bị sốc khi nghe tin về vụ việc và cam kết tiến hành một cuộc điều tra đầy đủ. Trong khi đó, Bộ trưởng Nội vụ Pakistan Sheikh Rashid cho biết đoạn đường sắt mà hai tàu gặp nạn được xây dựng từ những năm 1880 của thế kỷ 19, xung quanh là khu vực đất nông nghiệp. Bộ trưởng Đường sắt Azam Swati thì nhận định đoạn đường sắt này rất nguy hiểm, song chưa có ngân sách hỗ trợ để nâng cấp hạ tầng tại đây.
Tại Pakistan, các vụ tai nạn đường sắt thường xảy ra do cơ sở hạ tầng cũ kỹ, thiếu sự nâng cấp và đầu tư. Đối tượng sử dụng loại hình giao thông này thường là người lao động do di chuyển bằng xe buýt liên tỉnh tốn kém hơn. Năm 1990, một đoàn tàu chở khách đã lao vào một tàu hàng đang đỗ ở thành phố Sukkur, tỉnh Sindh, khiến trên 300 người thiệt mạng và 700 người bị thương.
Ấm lòng bữa ăn miễn phí cho lao động nghèo Pakistan giữa đại dịch
Đây là một phần sáng kiến của Chính phủ Pakistan có tên "Không để ai phải ôm bụng đói đi ngủ" nhằm hỗ trợ hàng triệu người nghèo, người cần được giúp đỡ và những người thu nhập bấp bênh trên cả nước.
Thủ tướng Pakistan Imran Khan phát thức ăn miễn phí cho người lao động nghèo bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. (Nguồn: nation.com.pk)
Đại dịch COVID-19 bùng phát khiến nhiều hoạt động kinh tế gián đoạn, kéo theo tình trạng thất nghiệp gia tăng trên toàn cầu. Trong khi không ít người người lao động chính thức, có hợp đồng và chế độ đầy đủ, vẫn rơi vào cảnh lao đao thì những người lao động phi chính thức thậm chí còn phải đối mặt nguy cơ đói ăn.
Aftab Khan, 46 tuổi, bán phụ kiện điện thoại dạo gần bến xe buýt ở thành phố Rawalpindi, Pakistan, không may mắn nằm trong nhóm đứng trước nguy cơ hiện hữu này.
Suốt 10 năm bán hàng dạo tại thành phố nhỏ của Pakistan, Aftab Khan cho biết thu thập hằng ngày của mình dao động từ 1.000-1.200 rupee (hơn 300.000 đồng) nhưng phần lớn số tiền này anh gửi về nhà ở huyện Swabi, miền Tây Bắc Pakistan, nơi có 6 miệng ăn đang trông mong vào anh.
Kể cả khi dịch bệnh chưa xảy ra thì việc được ăn ngon mỗi ngày với anh cũng thật xa xỉ. Vì vậy, khi chính quyền áp dụng các biện pháp phong tỏa, hầu hết những hoạt động kinh doanh tạm ngừng, anh cũng gần như "đứt bữa" vì tiền nuôi sống gia đình thậm chí còn chưa đủ nên anh không thể nghĩ nhiều tới nhu cầu bản thân.
Trong lúc khó khăn bủa vây, Aftab Khan đã biết đến một sáng kiến hỗ trợ người lao động tự do tránh cảnh đói ăn với thực phẩm miễn phí và tươi ngon.
Khan chia sẻ trước đây, anh dành khoảng 300 rupee mỗi ngày để mua thức ăn nhưng từ khi biết đến chương trình hỗ trợ trên, anh đã được nhận những phần thực phẩm chế biến tươi ngon và miễn phí từ những chiếc xe tải rong ruổi khắp thành phố. Nhờ đó, cuối tháng Khan có thêm một khoản tiền tiết kiệm để gửi về cho gia đình.
Đây là một phần sáng kiến của Chính phủ Pakistan có tên "No one goes to sleep hungry" (Không để ai phải ôm bụng đói đi ngủ) nhằm hỗ trợ hàng triệu người nghèo , người cần được giúp đỡ và những người thu nhập bấp bênh trên cả nước.
Theo đó, những người cần giúp đỡ có thể nhận những bữa ăn miễn phí 2 lần/ngày tại nhiều địa điểm như gần các bệnh viện, các bến xe buýt và những địa điểm công cộng.
Chính phủ Pakistan dự định triển khai thí điểm sáng kiến tại thành phố Islamabad và Rawalpindi trước khi mở rộng ra các vùng khác trên cả nước. Chính phủ Pakistan hoan nghênh cả các nhà tài trợ tư nhân tham gia đóng góp để tạo cơ sở tài chính bền vững hơn cho chương trình.
Nhà kinh tế học và cựu cố vấn chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ Pakistan Talat Anwar cho rằng chương trình này sẽ tạo ra thay đổi tích cực cho người dân và phù hợp với mô hình giảm nghèo của thế giới.
Theo chuyên gia này, những cuộc khủng hoảng như đại dịch COVID-19 gây ra những khó khăn khôn lường với những cộng đồng dễ chịu tác động, khi trực tiếp làm gia tăng tình trạng thất nghiệp trên diện rộng, đẩy giá cả leo thang, làm gián đoạn các chuỗi cung ứng, giảm kiều hối, gián đoạn giáo dục và cản trở các dịch vụ y tế.
Chính vì vậy, việc chăm sóc cho các cộng đồng này là trách nhiệm và nghĩa vụ hàng đầu của các chính phủ để tiến tới đạt mục tiêu bảo vệ xã hội tối ưu và không để ai bị bỏ lại phía sau.
Pakistan khẳng định sẵn sàng đối thoại với Ấn Độ giải quyết các bất đồng Ngày 27/2, Thủ tướng Pakistan Imran Khan đã hoan nghênh việc khôi phục lệnh ngừng bắn với Ấn Độ dọc Ranh giới Kiểm soát (LoC) ở khu vực tranh chấp Kashmir, đồng thời sẵn sàng đối thoại giải quyết các bất đồng. Thủ tướng Pakistan Imran Khan. Ảnh: IRNA/TTXVN Thủ tướng Khan nhấn mạnh: "Tôi hoan nghênh việc khôi phục lệnh ngừng bắn...