Gia tăng số người bị đột quỵ
Theo Bộ Y tế, mỗi năm có khoảng 200.000 người đột quỵ, tỷ lệ tử vong khoảng 40%. Đặc biệt, số người trẻ bị đột quỵ đang có xu hướng gia tăng. Người trẻ và người trung niên chiếm khoảng 30% tổng ca đột quỵ.
Bác sĩ đang thăm khám cho một bệnh nhân ở Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Trung ương Huế. Ảnh: BVCC.
Người trẻ cũng… đột quỵ
Theo Bộ Y tế, mỗi năm, Việt Nam ghi nhận khoảng 200.000-225.000 ca đột quỵ. Bệnh nhân ngày càng trẻ. Tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi trung bình tăng khoảng 2% mỗi năm, trong đó nam nhiều gấp 4 lần nữ.
Ghi nhận tại các bệnh viện, năm 2023, số lượng bệnh nhân trẻ dưới 40 tuổi bị đột quỵ tăng 20-25%, tăng gấp đôi so với các năm trước, 76% bệnh nhân nhập viện muộn sau 6 giờ khởi phát của bệnh. Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự chủ quan, bỏ qua các dấu hiệu nhận biết.
Nói như bác sĩ Phạm Văn Cường, khoa Đột quỵ não, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thì các bạn trẻ thường nghĩ đột quỵ là bệnh của người già. Và trên thực tế, các biểu hiện như chóng mặt, nói khó, tê bì nửa người thì nhiều người thường xuyên bỏ qua và nghĩ bị vấn đề khác chứ không phải đột quỵ.
Đặc biệt dịp Tết năm nay, bệnh nhân đột quỵ vào các bệnh viện đều tăng. Bệnh viện 108 tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái; các viện ở TPHCM như Quân y 175, Nhân dân 115 cũng ghi nhận tương tự.
Điển hình, đầu tháng 2 vừa qua, một nữ sinh 18 tuổi vào cấp cứu tại Bệnh viện Quân y 175 vì yếu nửa người trái không đi lại được, rối loạn phát âm, bác sĩ xác định bị dạng đột quỵ hiếm gặp.
Theo TS.BS Tạ Vương Khoa – Phó Chủ nhiệm khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Quân y 175, bệnh nhân bị đột quỵ nhồi máu não cấp, giờ thứ 24 do tắc cấp tính động mạch não giữa bên phải bởi huyết khối xâm lấn từ túi phình động mạch này. Bệnh nhân có túi phình rất lớn, kích thước 23×18 mm, gây đột quỵ theo cơ chế thuyên tắc huyết khối tại chỗ – khá hiếm gặp trong y văn. Đây là lần đầu bệnh viện tiếp nhận ca đột quỵ dạng này.
Video đang HOT
Túi phình động mạch não có thể hiện diện ở mọi lứa tuổi, cả người lớn lẫn trẻ em. Khoảng 3% dân số thế giới có túi phình động mạch não, thường xảy ra biến chứng vỡ túi phình gây xuất huyết khoang dưới nhện, một dạng đột quỵ rất nặng với bình quân cứ 3 người mắc bệnh sẽ có 1 người tử vong. Nguyên nhân này còn là nguồn cơn gây đột quỵ nhồi máu não, chiếm đến 80-85% các dạng đột quỵ.
PGS.TS Nguyễn Văn Chi – Chủ tịch danh dự Hội Đột quỵ TP Hà Nội cho biết, nghiên cứu tại 10 trung tâm đột quỵ với hơn 2.500 bệnh nhân cho thấy 7,6% là người trẻ dưới 45 tuổi và có xu hướng tăng. Việt Nam ghi nhận khoảng 200.000-225.000 ca đột quỵ, trong số này đến khoảng 50% số ca đột quỵ diễn biến xấu đi và tử vong.
Các dấu hiệu cơ bản
Theo các chuyên gia y tế, đột quỵ não đang là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế trên toàn thế giới. Hơn 70% người sau khi đột quỵ mất khả năng lao động. Tỷ lệ tử vong đối với bệnh nhân đột quỵ cao hơn so với các bệnh lý khác. Đột quỵ não gồm hai dạng là nhồi máu não và xuất huyết não. Hầu hết đột quỵ ở người trẻ liên quan đến yếu tố nguy cơ, như tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa, bệnh lý tim mạch, lối sống không lành mạnh như lạm dụng thuốc, rượu bia, ít vận động thể lực… Đột quỵ ở người trẻ còn do những bất thường bẩm sinh như dị dạng mạch máu não vốn có từ bé, đến thời điểm các phình mạch đủ lớn gây ra vỡ.
PGS.TS Nguyễn Văn Chi khuyên, người bệnh cần kiểm soát, xử lý các yếu tố nguy cơ như tiểu đường, mỡ máu, xơ vữa động mạch, bệnh lý van tim, loạn nhịp, bệnh máu, thận, phổi và thay đổi lối sống như giảm béo phì, hạn chế sử dụng rượu bia.
Tỷ lệ người bệnh được cấp cứu trong 6 giờ đầu còn thấp. Hơn 30% bệnh nhân đột quỵ được cấp cứu trong thời gian “giờ vàng”. 23% đến viện dưới 4,5 giờ kể từ khi khởi phát bệnh. Do đó, tỷ lệ bệnh nhân được điều trị tái tưới máu thấp, ở mức 14% – nguy cơ bị di chứng hoặc tử vong cao. BS Chi nhấn mạnh, “thời gian vàng” trong đột quỵ thiếu máu não là 270 phút nếu sử dụng thuốc tiêu huyết khối làm tan cục máu đông hoặc trong 6-8 giờ nếu lấy huyết khối cơ học trong trường hợp tắc động mạch lớn trong não. Tuy nhiên, nếu người bệnh được điều trị càng sớm trong khoảng thời gian này thì cơ hội phục hồi, ít để lại di chứng càng cao.
PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng – Trưởng khoa Bệnh lý mạch máu não, Bệnh viện Nhân dân 115, cho biết cách nhận biết các dấu hiệu đột quỵ như: Mặt có cảm giác tê cứng, khi cười 1 bên mặt bị lệch, cười méo miệng, rối loạn thị lực. Tay và chân tê mỏi hoặc không nâng được tay, chân 1 bên. Miệng nói bị líu lưỡi, không rõ chữ, không diễn đạt được. Khi quan sát thấy ai có ít nhất một trong ba biểu hiện trên (lệch mặt, yếu tay chân, nói khó) hãy nghĩ đến bệnh lý đột quỵ não và lập tức gọi cấp cứu ngay, không trì hoãn. Khung giờ vàng để có kết quả điều trị tốt nhất là 6 giờ đầu tiên tính từ lúc đột quỵ.
Còn theo GS.TS Nguyễn Văn Thông – Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, đột quỵ có thể sàng lọc và phòng ngừa được. Người có tiền sử đau đầu, gia đình có người bị tai biến, người từ 40 tuổi trở lên huyết áp cao, mắc bệnh tim mạch cần được sàng lọc, chụp mạch não để can thiệp kịp thời và dự phòng đột quỵ. Người dân nói chung, kể cả người trẻ tuổi có bệnh nền nên thực hiện lối sống lành mạnh và đặc biệt tuân thủ chế độ dùng thuốc khi điều trị bệnh nền như tăng huyết áp, để tránh hậu quả khôn lường đến từ đột quỵ não.
Đột quỵ não (còn gọi là tai biến mạch máu não), là một nhóm bệnh gây tử vong và tàn tật khá phổ biển trên thế giới, trong đó có nhiều người trẻ. Người bệnh đột quỵ cần được điều trị nhanh chóng tối đa, bao gồm chẩn đoán và xử trí cấp cứu, đặc biệt là tiêu huyết khối trong 4-5 giờ đầu.
Cảnh báo nguy cơ đột quỵ ở người hút thuốc
Thói quen hút thuốc lá (nghiện thuốc lá) được biết đến là nguyên nhân có thể làm tăng tới 5 lần nguy cơ đột quỵ.
Vậy hút thuốc lá gây đột quỵ như thế nào và cách phòng tránh đột quỵ do hút thuốc ra sao?
Những biến chứng nguy hiểm thường gặp
Đột quỵ não là tình trạng tổn thương nghiêm trọng các tế bào não do thiếu máu nuôi dưỡng hoặc vỡ mạch máu não đột ngột. Khi đột quỵ xảy ra, hàng triệu tế bào não có thể chết đi trong vòng vài phút khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ tử vong cao và những di chứng nặng nề nếu không được cấp cứu sớm.
Hút thuốc lá nhiều làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 5 lần.
Có rất nhiều yếu tố gây đột quỵ, trong đó có những thói quen thiếu lành mạnh như lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá. Các chuyên gia cho biết hút thuốc lá là một tác nhân quan trọng gây đột quỵ não. Theo thống kê của Tổ chức Đột quỵ não thế giới, có đến 25% số ca đột quỵ não liên quan trực tiếp đến thuốc lá. Mức độ nguy cơ phụ thuộc vào lượng thuốc lá mà bạn hút, thời gian và độ tuổi sử dụng.
Các thống kê cho thấy, những người hút thuốc lá khoảng 11 điếu thuốc/ngày có khả năng bị đột quỵ cao hơn 46% so với người bình thường. Những người hút trên 2 bao thuốc/ngày có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 5 lần. Đột quỵ do hút thuốc lá có thể gồm đột quỵ nhồi máu não và đột quỵ xuất huyết não. Với những bệnh nhân có tiền sử đột quỵ, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, việc hút thuốc lá có thể thúc đẩy quá trình này, khiến nguy cơ đột quỵ ngày càng cao hơn.
Bên cạnh đột quỵ, hút thuốc lá cũng tác động đến phổi làm tăng các cơn đau tim, bệnh mạch máu ngoại biên và rút ngắn thời gian sống của con người.
Các dấu hiệu đột quỵ ở người thường xuyên hút thuốc lá
Hút thuốc nhiều trong một khoảng thời gian dài có thể dẫn đến cao huyết áp, khiến các mạch máu nuôi não bị tổn thương, đặc biệt là thành mạch máu. Lúc này các chất béo, canxi và các chất lắng đọng dễ bám vào thành mạch, làm tăng nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa động mạch và cục máu đông trong lòng mạch. Hậu quả là làm hẹp, xơ cứng, tắc nghẽn mạch máu não và dẫn đến đột quỵ.
Các chuyên gia cho biết hút thuốc lá là một tác nhân quan trọng gây đột quỵ não. Theo thống kê của Tổ chức Đột quỵ não thế giới, có đến 25% số ca đột quỵ não liên quan trực tiếp đến thuốc lá. Mức độ nguy cơ phụ thuộc vào lượng thuốc lá mà bạn hút, thời gian và độ tuổi sử dụng.
Tình trạng thành mạch bị tổn thương trong một thời gian dài dẫn đến thành mạch mỏng, suy yếu, dễ vỡ ra đột ngột, gây đột quỵ xuất huyết não. Nhiều trường hợp hình thành các túi phình mạch não sẽ rất nguy hiểm. Khi các túi này vỡ ra, máu sẽ tràn vào nhu mô não, gây tổn thương não một cách nghiêm trọng, gọi là xuất huyết não.
Giống như các trường hợp đột quỵ khác, đột quỵ do hút thuốc lá cũng gây ra các triệu chứng như: Thị lực giảm, nhìn mờ; chóng mặt, khó giữ thăng bằng; tê yếu, liệt mặt, lệch nhân trung, méo miệng; yếu chân tay, khó cử động, phối hợp động tác; gặp khó khăn trong giao tiếp, khó diễn đạt, khó nói, nói ngọng, nói lắp, không hiểu ý người khác; đau đầu dữ dội.
Khi thấy các dấu hiệu này, cần gọi cấp cứu ngay để được xử trí kịp thời. Theo các chuyên gia nội thần kinh, nếu được cấp cứu trong giờ vàng (trong khoảng 3-4,5 giờ đầu kể từ khi xảy ra đột quỵ) thì khả năng bệnh nhân được cứu sống sẽ cao hơn. Ngược lại, nếu xử trí chậm trễ, người bệnh có thể rơi vào nguy kịch hoặc gánh chịu những di chứng nặng nề.
Cai thuốc lá và xây dựng lối sống lành mạnh
Các nghiên cứu cho thấy nếu ngừng hút thuốc từ 2 năm trở lên, nguy cơ đột quỵ bắt đầu giảm xuống. Nếu ngừng hút thuốc được 5 năm thì nguy cơ này trở về bằng với người không hút thuốc. Do vậy, từ bỏ thuốc lá là một việc làm quan trọng giúp ngăn ngừa đột quỵ xảy ra. Đối với những người nghiện thuốc lá nặng, không tự cai thuốc được thì nên nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ.
Rèn luyện thể thao thường xuyên giúp hạn chế nguy cơ đột quỵ. Ảnh: Nguyễn Bình.
Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, ít chất béo, giảm muối, đường, tăng cường chất xơ, tăng thịt trắng, hạn chế thịt đỏ... sẽ giúp ích cho hệ tim mạch, huyết áp ổn định, từ đó, giảm nguy cơ đột quỵ đáng kể.
Luyện tập thể chất thường xuyên rất tốt cho việc tăng cường sức khỏe nói chung, giúp giảm cholesterol xấu, tăng lưu thông máu.
Bên cạnh thuốc lá, rượu bia cũng là tác nhân gây đột quỵ. Bởi rượu làm tăng huyết áp, làm tổn thương mạch máu, dẫn đến xơ vữa mạch máu và cục máu đông - các tác nhân trực tiếp gây đột quỵ. Vì vậy nên hạn chế sử dụng loại đồ uống này cũng như các chất kích thích khác.
Các bệnh lý bao gồm tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu đều có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, nếu không được kiểm soát có thể gây đột quy não. Vì vậy, việc kiểm soát bệnh lý cần được quan tâm thường xuyên thông qua khám tầm soát sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và có biện pháp điều trị phù hợp đối với những bệnh lý làm tăng nguy cơ đột quỵ
Đột quỵ gia tăng sau Tết Trước, trong và sau Tết Nguyên đán, nhiều bệnh viện tiếp nhận số ca đột quỵ gia tăng, có nơi còn quá tải bệnh nhân cần can thiệp cấp cứu. Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau tim mạch và ung thư. TS.BS Nguyễn Văn Tuyến, Chủ nhiệm Khoa Đột quỵ não, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108...