Gia tăng hoài nghi về hiệu quả của thuốc điều trị Covid-19, chứng khoán Mỹ – châu Á giảm điểm
Chứng khoán châu Á giảm điểm trong khi thị trường Phố Wall đi ngang do hoài nghi về hiệu quả của thuốc Remdesivir thử nghiệm điều trị cho bệnh nhân Covid-19.
Chứng khoán châu Á “đỏ sàn”
Nhiều chỉ số lớn trên thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 24/4 sau những nghi ngờ về hiệu quả của thuốc Remdesivir thử nghiệm điều trị cho bệnh nhân Covid-19.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,73% khi cổ phiếu của Tokyo Electron mất 2,59%, còn chỉ số Topix trượt nhẹ hơn với 0,29%. Tại thị trường Hàn Quốc, chỉ số Kospi cũng sụt 0,66%.
Chứng khoán Trung Quốc đại lục cũng đi xuống ngay đầu phiên, với chỉ số Shanghai Composite trượt 0,63%, còn Shenzhen Composite giảm 0,80%. Trong khi đó, chứng khoán Australia giao dịch lên điểm với chỉ số S&P/ASX 200 tăng 0,54%.
Phần lớn các thị trường chứng khoán châu Á đều giảm điểm trong phiên 24/4.
Chỉ số MSCI của cổ phiếu khu vực châu Á – Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) hạ 0,51%.
Phiên giao dịch ảm đạm của thị trường chứng khoán châu Á diễn ra sau khi tờ Financial Times dẫn tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng thuốc Remdesivir của công ty dược phẩm sinh học Gilead Science không giúp cải thiện tình trạng của bệnh nhân Covid-19. Tài liệu được Financial Times trích dẫn đã đề cập đến kết quả thử nghiệm lâm sàng tại Trung Quốc.
Theo tài liệu này, đây là những phát hiện được tìm ra từ một cuộc thử nghiệm lâm sàng tại Trung Quốc.
Công ty Gilead tỏ ra không hài lòng với tài liệu này và cho rằng: “Cuộc thử nghiệm tại Trung Quốc bị kết thúc sớm do có quá ít người tham gia, vì vậy nó không thể cho ra những kết quả có ý nghĩa thống kê. Các xu thế trong dữ liệu cho thấy có lợi ích tiềm năng của Remdesivir, đặc biệt là với những bệnh nhân điều trị ở giai đoạn đầu, tuy nhiên các phát hiện của nghiên cứu này không mang tính kết luận”.
Video đang HOT
Hiện thế giới vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để phòng hay điều trị bệnh Covid-19. Theo số liệu mới nhất được Đại học John Hopkins, số người mắc Covid-19 trên toàn cầu đã vượt ngưỡng 2,7 triệu người và ít nhất 190.303 người tử vong vì virus SARS-CoV-2.
“Hiện tại thông tin liên quan đến dịch bệnh Covid-19 đều tác động ngay lập tức đến tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường cổ phiếu” – nhà chiến lược thị trường Hann Anderson tại JPMorgan Asset Management, cho biết.
Trên thị trường tiền tệ, chỉ đồng USD, phản ánh sức mạnh của đồng bạc xanh so với 6 đồng tiền chủ chốt khác tăng lên 100,546 điểm sau khi giảm về 100,2 trong phiên trước đó.
Đồng yen Nhật Bản giao dịch ổn định quanh mức 107,67 JPY/USD trong khi đô la Australia vẫn đứng giá so với hôm qua và được giao dịch ở mức 1 AUD/0,635 USD.
Phố Wall đi ngang
Trong phiên giao dịch ngày 23/4, chứng khoán Mỹ khởi sắc ở đầu phiên, nhưng cuối phiên mất sạch số điểm tăng được sau tin việc thử nghiệm thuốc chống Covid-19 không hiệu quả.
Chốt phiên giao dịch này, chỉ số Dow Jones cộng 39,44 điểm (tương đương 0,2%) lên 23.515,26 điểm. Hồi đầu phiên, chỉ số này đã vọt hơn 400 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng nhẹ 0,1% lên 2.797,80 điểm, còn chỉ số Nasdaq Composite khép phiên ngay dưới mức hòa vốn 8.494,75 điểm. Cả Nasdaq Composite và S&P 500 đều đã tăng hơn 1% tại mức đỉnh trong phiên.
Đầu phiên, thị trường giao dịch tích cực khi dữ liệu công bố cho biết số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ là 4,43 triệu trong tuần kết thúc vào 18/4, giảm so với mức 5,24 triệu tuần trước đó. Tuy nhiên, tổng số người thất nghiệp trong năm tuần qua vẫn lên mức kỷ lục 26 triệu, xóa sạch số việc làm được tạo ra từ sau khủng hoảng tài chính.
Thị trường quay đầu giảm vào cuối phiên sau khi tờ Financial Times cho biết một cuộc thử nghiệm lâm sàng tại Trung Quốc với thuốc Remdesivir của công ty công nghệ sinh học Gilead Science cho thấy không cải thiện tình trạng của bệnh nhân nhiễm Covid-19. Gilead sau đó cho biết kết quả từ nghiên cứu không thuyết phục do đã bị kết thúc sớm.
Chứng khoán Mỹ đi ngang trong phiên giao dịch ngày 23/4.
Các chỉ số chính trên sàn Phố Wall đã phục hồi trong ngày 17/4 nhờ thông tin bệnh nhân Covid-19 phản ứng tích cực với thuốc Remdesivir. Theo giới phân tích, thị trường hiện nay rất nhạy cảm với những thông tin liên quan đến các biện pháp điều trị Covid-19. Điều này phản ánh sự kỳ vọng của giới đầu tư với bất kỳ tín hiệu nào cho thấy nền kinh tế toàn cầu có thể bắt đầu trở lại bình thường.
“Hy vọng trong tuần trước là Gilead có thể xóa bỏ các lo ngại, mang đến sự phục hồi nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu hy vọng hôm sau giảm so với hôm trước, việc thị trường bị bán tháo là điều hợp lý”, David Katz, giám đốc đầu tư tại Matrix Asset Advisors, nhận xét.
Một cuộc khảo sát mới nhất cho thấy hoạt động kinh doanh tại Mỹ trong tháng 4 xuống thấp kỷ lục, tương tự như tình trạng ở châu Âu và châu Á, trong bối cảnh việc thực thi các lệnh giãn cách xã hội để phòng chống Covid-19 làm ảnh hưởng đến các chuỗi cung ứng, chi tiêu dùng.
Trong một nỗ lực nhằm hạn chế tác động từ dịch bệnh Covid-19 đối với nền kinh tế, Quốc hội Mỹ đã thông qua gói cứu trợ gần 500 tỷ USD dành cho DN nhỏ và các bệnh viện.
Chỉ số CBOE VIX đo sự sợ hãi trên Phố Wall đã rời đỉnh 12 năm trong tháng 3 nhưng vẫn cao hơn đáng kể so với 2 năm qua. Giới phân tích cảnh báo về một đợt bán tháo mới khi các công ty Mỹ đưa ra dự báo không khả quan cho năm nay.
Tổng khối lượng giao dịch tại Mỹ ngày 23/4 là 11,7 tỷ cổ phiếu, thấp hơn mức trung bình 12,7 tỷ cổ phiếu trong 20 ngày giao dịch gần nhất./.
Nguyễn Thu
Thị trường chứng khoán châu Á phần lớn đi lên trong phiên 23/4
Tại thị trường Tokyo của Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,5% lên 19.429,44 điểm; còn tại Trung Quốc, chỉ số Hang Seng của Hong Kong nhích 0,4% lên 23.977,32 điểm.
Một phiên giao dịch chứng khoán tại Hàn Quốc. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)
Thị trường chứng khoán châu Á phần lớn đi lên trong phiên 23/4 nhờ lực đẩy từ thị trường năng lượng.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn quan ngại về triển vọng kinh tế dù tốc độ lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có dấu hiệu chậm lại.
Tại thị trường Tokyo (Nhật Bản), chỉ số Nikkei 225 tăng 1,5% lên 19.429,44 điểm. Còn tại Trung Quốc, chỉ số Hang Seng của Hong Kong nhích 0,4% lên 23.977,32 điểm, song chỉ số Shanghai Composite trên sàn Thượng Hải giảm 0,2% xuống 2.838,50 điểm.
Chứng khoán Mumbai và Jakarta tăng hơn 1%, còn chứng khoán Seoul tăng 1%. Chứng khoán Đài Bắc, Manila, Bangkok và Wellington cũng hòa chung xu hướng tăng này.
Các thị trường toàn cầu đã chứng kiến các mức tăng trong nhiều tuần gần đây nhờ các gói kích thích kinh tế trị giá hàng nghìn tỷ USD và dấu hiệu cho thấy dịch bệnh đã giảm xuống, qua đó cho phép các nước cân nhắc việc nới lỏng lệnh phong tỏa và hạn chế.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng giá dầu và những quan ngại về thời gian khôi phục kinh tế toàn cầu đã kéo các nhà giao dịch trở lại với thực tại sau nhiều tuần tăng mạnh.
Chuyên gia Stephen Innes thuộc AxiCorp cho hay thị trường giảm bớt sự quan tâm tới tình hình dịch bệnh mà hướng đến các kế hoạch phục hồi kinh tế.
Chuyên gia này đã dẫn chứng Trung Quốc, nước đã dỡ bỏ lệnh phong tỏa sau nhiều tháng, đang gặp khó khăn trong việc thúc đẩy lĩnh vực tiêu dùng chủ chốt.
Theo ông Stephen, sự phục hồi mạnh mẽ giữa hoạt động chế tạo và doanh số bán lẻ có sự chênh lệch rất lớn. Mặc dù các nhà máy đang hoạt động trở lại, nhưng điều đó không có nghĩa là mọi người sẽ mua sắm hàng hóa.
Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, đóng cửa phiên chiều 23/4, chỉ số VN-Index tăng 0,65% lên 773,91 điểm, còn chỉ số HNX-Index tăng 0,16% lên 106,97 điểm./.
Minh Hằng
Chứng khoán châu Á giao dịch ngược chiều trong phiên ngày 20/4 Chỉ số Nikkei 225 tại thị trường Tokyo đã giảm 1,21%, trong khi chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 0,51% nhờ hy vọng rằng tình hình dịch COVID-19 đang dần được kiểm soát. (Ảnh: AFP/TTXVN) Các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán châu Á đi ngược chiều nhau trong phiên ngày 20/4, trong đó chứng khoán Tokyo (Nhật Bản)...