Gia tăng ca bệnh phong khó chẩn đoán
Bệnh nhân phong gần đây bắt đầu có xu hướng gia tăng. Nhiều ca phát hiện tại bệnh viện với triệu chứng không điển hình, khó chẩn đoán
Các chuyên gia cho biết việc tiếp tục duy trì chương trình chống phong quốc gia góp phần phát hiện bệnh nhân sớm và điều trị kịp thời, giảm tối đa tình trạng tàn tật cho người bệnh.
Bắt đầu có xu hướng tăng
Mới đây, tại Bệnh viện Da liễu trung ương, đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam đã trao tặng gần 3.000 vỉ thuốc phong, 20.000 viên Lampren (thuốc điều trị cho người có cơn phản ứng phong) cho chương trình phòng chống phong của Việt Nam. PGS-TS Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Da liễu trung ương, cho biết bệnh nhân phong gần đây bắt đầu có xu hướng gia tăng.
Mặc dù cuối năm 2015, toàn bộ 63 tỉnh, thành trong cả nước đã được công nhận loại trừ bệnh phong theo tiêu chuẩn Việt Nam. Sở dĩ như vậy vì trực khuẩn phong ủ bệnh dài, triệu chứng cơ năng lúc mới biểu hiện bệnh khá mờ nhạt. “Hiện nay, số lượng bệnh nhân phong mới khoảng 100-200 ca/năm. Cả nước có 21 khu điều trị và 15 làng phong. Số bệnh nhân phong đang quản lý là 10.000 ca, số bệnh nhân tàn tật độ 2 là 18.000 ca” – PGS Thường thông tin.
PGS Thường nhấn mạnh sự hỗ trợ về thuốc điều trị của WHO rất quan trọng bởi việc bảo đảm thuốc điều trị kịp thời sẽ làm giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm và tình trạng tàn tật của bệnh nhân. Điều này làm giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Đây là mấu chốt quan trọng làm nên sự thành công của chương trình phòng chống phong quốc gia. “Nhắc đến bệnh phong, nhiều người đang lãng quên căn bệnh này. Nhưng thực tế, bệnh phong đang có xu hướng quay trở lại trong khi các tỉnh, thành của chúng ta đã được công nhận loại trừ căn bệnh này từ năm 2015″ – ông lo ngại.
Thăm khám bệnh nhân phong tại Bệnh viện Da liễu trung ươngẢnh: Bích Diệp
Mối lo về căn bệnh đang dần bị lãng quên
Video đang HOT
Lý giải sự quay trở lại của bệnh phong, dù 63 tỉnh, thành trong cả nước đã được công nhận loại trừ bệnh phong theo tiêu chuẩn Việt Nam, PGS Thường cho biết trực khuẩn phong ủ bệnh dài (có thể lên tới 20 năm), triệu chứng cơ năng lúc mới biểu hiện bệnh khá mờ nhạt. Vì thế, để tiến tới loại trừ được bệnh phong, chúng ta cần phải có khoảng thời gian rất dài và cần các hoạt động tích cực như đào tạo, truyền thông để bệnh phong không bị lãng quên. Gần 20 bệnh nhân phong mới được phát hiện tại Bệnh viện Da liễu trung ương đều là những trường hợp triệu chứng không điển hình và khó chẩn đoán nếu không có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và các xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu.
Để đạt được mục tiêu này thì vai trò của chương trình chống phong quốc gia đóng vai trò chủ đạo. Việc tiếp tục duy trì chương trình chống phong quốc gia là vô cùng cấp thiết và quan trọng. Điều này giúp kết nối hệ thống da liễu trong cả nước, góp phần phát hiện bệnh nhân sớm và điều trị kịp thời, giảm tối đa tình trạng tàn tật cho người bệnh.
Theo PGS Thường, hiện nay là phần lớn bệnh nhân phong đang sống trong các khu điều trị đều không có gia đình. Thực chất họ là những người tàn tật do bệnh phong. Mặc dù được chính quyền và ngành y tế rất quan tâm nhưng những mặc cảm bệnh tật và kỳ thị từ xa xưa vẫn là nỗi ám ảnh của họ. Vì vậy, định hướng của hoạt động phòng chống phong trong giai đoạn tới sẽ chủ yếu là hướng tới giảm kỳ thị và phục hồi chức năng cho bệnh nhân phong, đồng thời công tác tuyên truyền giáo dục y tế để người dân tự phát hiện sớm bệnh cũng là ưu tiên hàng đầu.
Bệnh không di truyền và có thể chữa khỏi
GS-TS Nguyễn Hữu Sáu, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu trung ương, cho biết dấu hiệu phát hiện bệnh phong sớm gồm: tổn thương da thay đổi màu sắc (trắng, thẫm, hồng…) hoặc các mảng đỏ, u da kèm theo có rối loạn/giảm mất/cảm giác ( nóng, lạnh, đau, xúc giác), bề mặt tổn thương thường khô, bóng. Dái tai dày, bóng, rụng lông mày. Người bệnh xuất hiện tình trạng tê bì, mất cảm giác tay, chân. Đây là những dấu hiệu sớm gợi ý người dân cần tới khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Cơ chế lây nhiễm của bệnh phong chủ yếu qua tiếp xúc, người ta cũng cho rằng bệnh lây qua các dịch tiết của người bệnh nhưng đòi hỏi phải có tiếp xúc gần và kéo dài. Tuy nhiên, nếu người bệnh đã bắt đầu điều trị thì khả năng truyền bệnh của họ giảm tới 99%. Tỉ lệ lây giữa vợ chồng chỉ là 2%-3%. Bệnh không di truyền và có thể chữa khỏi.
Người phụ nữ Hà Nội mắc bệnh phong bị điều trị nhầm suốt 3 năm
Bệnh nhân mắc bệnh phong nhưng tổn thương da không điển hình. Bệnh khởi phát với các dát đỏ ở bàn tay, mặt, tăng nhạy cảm ánh sáng, rụng tóc, đau khớp giống với biểu hiện bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
Đây là một bệnh nhân nữ, 47 tuổi, ở Hà Nội, có biểu hiện bệnh trong khoảng 3 năm nay. Điều đáng chú ý bệnh nhân có tiền sử khỏe mạnh, sống tại Hà Nội, trong gia đình, khu vực xung quanh không có bệnh nhân phong xác định. Bệnh nhân không di chuyển đến vùng dịch tễ bệnh phong.
Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố đã loại bỏ được bệnh phong năm 2000, tuy nhiên, trên thế giới vẫn phát hiện các ca bệnh mới. Tại Việt Nam, các ca bệnh phong mới ghi nhận có những biểu hiện lâm sàng đa dạng, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh hệ thống hay bệnh da ác tính khác, gây khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị.
Trường hợp người phụ nữ 47 tuổi trên tại Bệnh viện Da liễu Trung ương là một minh chứng. Bệnh phong khởi phát với tổn thương da không điển hình, bệnh nhân đã được điều trị theo phác đồ bệnh lupus ban đỏ hệ thống nhiều năm.
Tổn ban đỏ tăng nhạy cảm ánh sáng ở tay, chân bệnh nhân.
Theo bệnh nhân, bệnh khởi phát với ban đỏ, ngứa ở bàn tay hai bên kèm dát đỏ ở mặt, tăng nhạy cảm với ánh sáng, rụng tóc, đau khớp gối và khớp cổ chân. Chị đã đi khám tại một bệnh viện lớn của Hà Nội và được chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống, điều trị trong 3 năm.
Bệnh tiến triển từng đợt. Một năm trước, chị bị hoại tử đầu ngón hai bàn chân phải, được điều trị cắt cụt. 3 tháng gần đây, chị xuất hiện tổn thương dạng cục ở vùng cẳng tay, cẳng chân và thân mình, tổn thương đỏ, ấn đau, một số mất đi để lại dát thâm, kèm sốt.
Tế bào bọt và hình ảnh trên tiêu bản trực khuẩn phong đứt gãy, tập trung thành búi.
Lúc này chị quyết định đến khám tại Bệnh viện Da liễu trung ương
Theo bác sĩ, bệnh nhân nhập viện với tổn thương dạng hồng ban nút: nhiều tổn thương dạng nodule kích thước 0.5cm, tổn thương dạng dát, mảng thâm nhiễm nhẹ, thâm tím, ấn đau ở cẳng tay, cẳng chân, ngực, thân mình. Ngoài ra, có phù nề nhẹ 1/3 dưới cẳng chân phải, ấn đau, da khô, bóng, da mỏng, giãn mạch do tác dụng phụ của của corticoid. Bệnh nhân đã mất đốt xa ngón 2 bàn chân phải.
Sau khi làm một loạt các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán bị bệnh phong thể LL-cơn phản ứng phong loại 2 có nhiều điểm phù hợp nhất.
Bệnh nhân được điều trị theo phác đồ phong thể nhiều vi khuẩn gồm Rifampicin, Clofazimin, DDS và Methylprednisolon 16mg. Theo dõi điều trị sau 10 ngày, bệnh nhân có đáp ứng tốt, không sốt, cơ năng hết đau, hầu hết tổn thương hết đỏ, trở thành dát tăng sắc tố.
Hình ảnh tổn thương trên da bệnh nhân trước và sau khi điều trị.
BS Trần Mẫn Chu, khoa Huyết học-sinh hóa-giải phẫu bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết biểu hiện lâm sàng của bệnh phong vô cùng phong phú, được chia thành nhiều thể, biến đổi lẫn nhau và phụ thuộc nhiều vào đáp ứng miễn dịch của từng cá thể với trực khuẩn M.leprae.
Trên lâm sàng, ở bệnh nhân này, tổn thương da ban đầu (các dát đỏ ở bàn tay, mặt, tăng nhạy cảm ánh sáng, kèm rụng tóc, đau khớp) giống với biểu hiện bệnh lupus ban đỏ hệ thống, dẫn đến việc điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài. Tại thời điểm nhập viện, tổn thương trên da không điển hình mà rất giống với các bệnh da khác gồm cả bệnh ác tính, bệnh da tự miễn, hay dị ứng.
Theo G Horta-Baas, việc điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch đã làm biến đổi hình thái lâm sàng của phong theo hướng nodule.
Trường hợp bệnh nhân này, có thể việc điều trị theo hướng lupus ban đỏ hệ thống đã làm hình ảnh lâm sàng, mô bệnh học và xét nghiệm đều bị biến đổi so với trường hợp điển hình, BS Chu cho biết.
Thực tế, trên thế giới đã có nhiều báo cáo ca lâm sàng chẩn đoán nhầm bệnh phong với các bệnh hệ thống, đặc biệt là lupus ban đỏ hệ thống, và một số trường hợp đồng mắc.
Bệnh phong (leprosy) là một bệnh nhiễm trùng kinh diễn do một loại trực khuẩn có tên khoa học là Mycobaterium leprae gây nên. Bệnh chủ yếu biểu hiện ở da và thần kinh ngoại biên do ái tính với hai cơ quan này, đặc biệt viêm dây thần kinh ngoại biên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây tàn tật. Bệnh có biểu hiện lâm sàng đa dạng phụ thuộc vào đáp ứng miễn dịch của từng cá thể.
Không còn nỗi sợ bệnh phong Người bệnh phong không còn bị kỳ thị và đã được chung sống bình thường trong cộng đồng. Công tác phòng chống phong của Việt Nam được Tổ chức Y tế thế giới đánh giá cao Ngày 29-10, tại Sơn La, Bệnh viện Da liễu Trung ương phối hợp với Sở Y tế tỉnh Sơn La tổ chức hội nghị tổng kết hoạt...