Gia tăng bệnh nhi mắc viêm não, viêm màng não
Cùng với cúm A, tại các bệnh viện ở Hà Nội hiện đang ghi nhận sự gia tăng bệnh nhi mắc viêm não, viêm màng não.
Những tuần gần đây Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận một số ca viêm não, viêm màng não. Trung tâm Bệnh nhiệt đới thuộc Bệnh viện Nhi Trung ương có những ngày cũng tiếp nhận tới 4-5 trường hợp bị viêm não, viêm màng não nhập viện.
Hiện Trung tâm điều trị 25 bệnh nhân viêm não, viêm màng não do các căn nguyên khác nhau, có bé chỉ mới đầy tháng tuổi một tuần trước. Trong 25 ca này, có 5 trường hợp đã khẳng định và một ca nghi ngờ mắc viêm não Nhật Bản. Nhiều trẻ có biến chứng nặng nề, nguy cơ để lại di chứng.
Theo các chuyên gia về bệnh lý truyền nhiễm, tháng 5-8 hàng năm là giai đoạn thường ghi nhận sự gia tăng các bệnh lý viêm não, đặc biệt là viêm não Nhật Bản. Đây là bệnh nguy hiểm do nhiều loại virus gây nên. Một số chủng virus gây bệnh viêm não như: Nhóm Arbovirus lây truyền qua các loại côn trùng trung gian như muỗi, bọ chét, ve. Trong nhóm này, nổi bật nhất là virus gây viêm não Nhật Bản.
Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ em từ 2 đến 8 tuổi. Đây được xem là một trong những bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong và di chứng cao ở trẻ nhỏ (từ 25-35%). Những di chứng này khiến người bệnh giảm khả năng giao tiếp, giảm hoặc mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Video đang HOT
TS Đỗ Thiện Hải, Phó giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới thuộc Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay, với các trường hợp viêm não Nhật Bản, tại thời điểm em bé ra viện có khoảng 15-30% có di chứng đã nhìn thấy, nhưng có những di chứng vài ba năm sau khi mắc bệnh mới xuất hiện.
Thực tế, không ít trẻ vì nhiều nguyên nhân có thể do bố mẹ chủ quan, không nhận biết các dấu hiệu sớm của bệnh lý viêm não nên tự ý mua thuốc điều trị, chậm trễ trong việc đưa con đi viện khám.
Đơn cử, khi trẻ bị sốt, phụ huynh thường nghĩ đến sốt virus và mua thuốc hạ sốt cho con uống. Hoặc nếu trẻ nôn khan, nhiều bà mẹ lại nghĩ trẻ bị rối loạn tiêu hóa hoặc ho, liền cho trẻ uống men tiêu hóa hay thuốc ho.
Tuy nhiên, đây có thể là các dấu hiệu của viêm não. Việc các bà mẹ không nhận ra, đợi đến khi trẻ có các biểu hiện điển hình như đau đầu dữ dội, sốt cao, co giật mới đưa đến viện khiến việc điều trị khó khăn và có thể để lại di chứng. Di chứng nặng nề nhất của trẻ khi mắc viêm não là ảnh hưởng đến vận động và thần kinh, hoặc hô hấp.
Các bác sĩ khuyên phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm đủ các loại vaccine phòng viêm não, viêm màng não đã có như vaccine viêm não Nhật Bản, vaccine phế cầu, vaccine 6 trong 1…
Thuốc giảm đau, hạ sốt Ophazidon bị làm giả
Ngày 30/6, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) gửi công văn tới Sở Y tế các địa phương liên quan mẫu thuốc giảm đau, hạ sốt Ophazidon bị làm giả.
Ophazidon là thuốc giảm đau (không opioid), hạ sốt với thành phần chính là Paracetamol, Cafeine. Thuốc có tác dụng giảm các chứng đau từ nhẹ đến vừa như đau nửa đầu, nhức đầu, đau nhức toàn thân, viêm họng, viêm xoang, đau bụng kinh, sốt...
Theo công văn của Cục Quản lý Dược, qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện mẫu viên nén Ophazidon tại Cao Bằng có thông tin trên nhãn gồm: SĐK: VD-26803-17, Số lô: 480821, NSX: 17/8/2021, HD: 17/8/2023, Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội không đạt tiêu chuẩn chất lượng về các chỉ tiêu định tính, định lượng (cafein) và định lượng (paracetamol).
Sau khi xác minh, mẫu thuốc không đạt chất lượng này được xác định là sản phẩm giả mạo, có thể phân biệt với thuốc thật như sau:
Thông tin trên nhãn thuốc: Chữ in trên nhãn thuốc có phông chữ sai khác so với thuốc thật.
- Đối chiếu vị trí trình bày số đăng ký và số lô sản xuất trên nhãn:
Dấu hiệu nhận biết thuốc giảm đau, hạ sốt Ophazidon bị làm giả.
- Viên thuốc: nét khắc chữ "TK" trên viên thuốc giả không sắc nét; màu sắc trên viên thuốc giả không đồng nhất.
Cục Quản lý Dược yêu cầu các đơn vị phối hợp với các cơ quan truyền thông, thông tin tới các cơ sở buôn bán, sử dụng thuốc và người dân biết để không buôn bán, sử dụng sản phẩm Ophazidon giả có các dấu hiệu nhận biết nêu trên.
Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tiến hành kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn; xác minh thông tin và truy tìm nguồn gốc về sản phẩm Ophazidon giả nêu trên, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định hiện hành; kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc sản xuất, buôn bán và sử dụng thuốc Ophazidon giả, cũng là yêu cầu được Cục Quản lý Dược đưa ra.
Sốt bao nhiêu độ mới nên uống thuốc hạ sốt? Sốt là vấn đề sức khỏe cực kỳ phổ biến nhưng không phải ai cũng biết xử lý đúng cách. Thuốc hạ sốt trên thị trường rất nhiều loại với các dạng khác nhau. Tuy là loại thuốc thông thường có thể tự sử dụng nhưng đặc biệt cần lưu ý khi phải dùng thuốc cho trẻ nhỏ và người cao tuổi. Đối...