Gia tăng bệnh nhân ung thư lá lách
Thời gian qua tại một số bệnh viện liên tục ghi nhận, phẫu thuật và điều trị những bệnh nhân có khối u lá lách khổng lồ. Hiện nay không có biện pháp phòng ngừa ung thư lá lách đặc hiệu.
Tuy nhiên, có thể giảm các yếu tố gây nguy cơ ung thư lá lách bằng lối sống lành mạnh, hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại…
Khối u lách nặng 2,3kg.
Những khối u khổng lồ… chiếm gần hết nửa ổ bụng
Đầu tháng 3/2019 Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ đã tiếp nhận và cắt khối u lách nặng gần 3kg cho nam bệnh nhân V.V.C 57 tuổi ở quận Thốt Nốt. Bệnh nhân C. đã biết có khối u lách nhỏ vào 5 năm trước, nhưng do gia cảnh khó khăn, không có điều kiện phẫu thuật.
Gần đây, ông C. phải chịu đựng các cơn đau bụng do khối u tiến triển nhanh, chèn ép bao tử, khiến ông ăn ngủ không yên. Mới đây, bệnh nhân thường xuyên đau bụng mỗi tối, nhập viện Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ, được chẩn đoán khối u lách to, chỉ định phẫu thuật.
Do bệnh kéo dài khiến bệnh nhân suy kiệt, các bác sĩ phải nâng đỡ thể trạng người bệnh trước khi mổ cắt khối u. Sau gần 2 giờ, ê kíp phẫu thuật đã cắt trọn khối u lách to chiếm gần hết nửa ổ bụng trái bệnh nhân, dính nhiều vào các tạng xung quanh.
Ngày 4/9/2019, tại Bệnh viện Thống Nhất TP HCM, bác sỹ Nguyễn Xuân Hoà, Khoa Ngoại Gan Mật Tuỵ cho biết, đơn vị đã thực hiện thành công ca phẫu thuật cắt bỏ khối u lá lách lớn, có trọng lượng 5kg và dài nửa mét cho bệnh nhân Lê Thị L. (29 tuổi, ngụ tỉnh Tiền Giang).
Đây là một trong những trường hợp u nang lách có trọng lượng và kích thước hiếm gặp. Bệnh nhân sau khi phẫu thuật đã ổn định và có thể được xuất viện trong vài ngày theo dõi điều trị.
Mới đây, Khoa Phẫu thuật tim mạch lồng ngực và đơn nguyên ung bướu Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) vừa phẫu thuật thành công ca u lách khổng lồ. Theo thông tin được cung cấp, bệnh nhân tên C. 24 tuổi. Trước đó khoảng 2 tháng, bệnh nhân phát hiện môt khối lớn vùng hạ sườn trái, có thể tự sờ thấy được. Khối ngày càng to dần khiến người bệnh đau tức, sút cân kèm theo xuất hiện nổi hạch bẹn 2 bên.
Sau khi đến khám tại Bệnh viện Xanh Pôn, kết quả xét nghiệm máu và chụp cộng hưởng từ cho thấy bệnh nhân này có khối u lách khổng lồ và được chỉ định phẫu thuật. Trong quá trình phẫu thuật, các bác sỹ phát hiện u lách to gần chiếm hết nửa ổ bụng trái, nặng 2,3 kg, kèm nhiều hạch mạc treo lớn, hạch quanh lách, rốn gan, khối u lớn xâm lấn một phần đuôi tụy. Bệnh nhân được cắt lách, cắt đuôi tụy và nạo vét hạch. 5 ngày sau phẫu thuật, người bệnh đã ăn uống, đi lại sinh hoạt bình thường…
Sống lành mạnh để giảm nguy cơ
Lách là một tạng đặc trong ổ bụng ở vùng hạ sườn trái, bộ phận lớn nhất của hệ bạch huyết trong cơ thể. Ở người trưởng thành khỏe mạnh, lách có chiều dài khoảng 7 -14 cm, trọng lượng 150 – 200 gram. Ung thư lá lách thường là do sự phát triển quá mức của các tế bào bạch cầu hoặc tế bào miễn dịch lymphocytes trong lá lách.
Video đang HOT
Bệnh ung thư bạch cầu và bệnh u lympho được xem là những nguyên nhân chính gây ung thư lá lách. Ngoài ra, các loại ung thư như ung thư vú, ung thư phổi, ung thư da có thể lây truyền các tế bào ung thư sang lá lách và gây ung thư lá lách.
Những người bị căn bệnh này thường có biểu hiện lách to, tăng kích thước; gặp các triệu chứng như đau bụng, xuất huyết, thiếu máu, nhiễm trùng mệt mỏi, gầy sút cân, sốt, ra mồ hôi nhiều hoặc ớn lạnh, giảm cân, đau ngực, ho, khó thở,…
Nếu người bệnh được chẩn đoán là ung thư lá lách, hầu hết các trường hợp đều cần đến phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở bụng để điều trị. Hai phương pháp cho kết quả tương tự. Tuy nhiên, mổ nội soi là phương pháp tiên tiến, đòi hỏi trang thiết bị và nhân lực, biến chứng sau mổ nội soi sẽ ít hơn so với mổ mở.
Ngoài phẫu thuật, điều trị ung thư lá lách còn cần áp dụng một số biện pháp khác nhưng tùy vào mức độ và loại ung thư như: hóa trị, xạ trị, các loại thuốc, ghép tế bào gốc. Tất cả những phương pháp này đều nhằm mục đích duy nhất là cố gắng tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại và ức chế ngăn ngừa chúng tiếp tục phát triển.
Các bác sĩ khuyến cáo, hiện nay không có biện pháp phòng ngừa ung thư lá lách đặc hiệu. Tuy nhiên các bệnh nhân có thể giảm các yếu tố gây nguy cơ ung thư bằng nhiều cách khác nhau như: quan hệ tình dục an toàn (tránh lây nhiễm HIV, EPV…); điều trị các nhiễm trùng triệt để; hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại thường sử dụng trong sản xuất nhựa, cao su, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa và thuốc trừ sâu; ăn uống hợp lý, không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia…
Tuấn Anh
Theo baophapluat
Bao bì thực phẩm chứa đầy hóa chất độc hại
Chuỗi siêu thị lớn Trader Joe's đã công bố sẽ tiến hành những giải pháp có ích để tạo ra bao bì thực phẩm mang tính bền vững hơn, bao gồm: giảm và loại bỏ chất thải dư thừa, sử dụng các vật liệu có thể được tái chế thực tế và tránh các chất có hại.
Chúng ta mới bắt đầu nhận thức được một số rủi ro ngắn hạn và dài hạn liên quan đến các hóa chất trong bao bì, chẳng hạn như: béo phì, ung thư, các bệnh liên quan đến tim mạch và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Một số nhà ủng hộ người tiêu dùng đã nói rằng: việc loại bỏ một số chất có nguy cơ gây hại ra khỏi thực phẩm nên được tiến hành từ lâu.
Bao bì nhựa có thể khiến hóa chất ngấm vào thực phẩm của bạn.
Leonardo Trasande, bác sĩ nhi khoa đã kể tên các loại bao bì thực phẩm mà người tiêu dùng có thể tránh sử dụng, đồng thời, trả lời câu hỏi: Vậy cái gì có thể thay thế những bao bì này?
Bao bì Takeaway-ngay cả bao bì bằng giấy
Các ứng dụng phân phối thực phẩm tiện lợi, chẳng hạn như Seamless và Postmates, đã giúp việc đặt thức ăn đến tận nhà trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Có đến 26% người Mỹ tiêu thụ thức ăn được giao sẵn ít nhất một lần/tuần. Nhưng khi các sản phẩm nóng được đóng gói và vận chuyển, hóa chất từ hộp có thể ngấm vào thực phẩm và đi tới cơ thể của con người.
Ví dụ, polystyrene, thường được gọi là Xốp, một chất gây ung thư tạo nên cơn ác mộng đối với môi trường. Các thành phố lớn như New York , Washington và San Francisco đã cấm sử dụng giao hàng các loại ly cà phê, đĩa và hộp được làm bằng xốp. Các cơ sở thực phẩm tiên tiến cũng đã thay thế vật chứa xốp và các bao bì nguy hiểm khác bằng chất liệu an toàn hơn đến từ thực vật. Nhưng nhiều trong số những bao bì trông có vẻ an toàn lại có thể chứa nhiều hóa chất nguy hiểm bên trong.
Một nghiên cứu được công bố vào năm ngoái bởi các nhóm vận động người tiêu dùng Safer Chemicals, Healthy Family và Toxic-Free Future cho thấy: gần 2/3 hộp đựng giấy từ 5 cửa hàng tạp hóa lớn nhất có chứa hàm lượng flo cao. Nghĩa là bao bì có thể đã trải qua quá trình sử dụng PFAS, một nhóm hóa chất công nghiệp được sản xuất tại Mỹ. Điều tương tự cũng xảy ra với 11% các tiệm bánh mỳ và cửa hàng thức ăn nhanh. PFAS đã được chứng minh là chất hóa học gây ra các vấn đề về sinh sản, phát triển, chức năng gan, thận và hệ thống miễn dịch ở động vật thí nghiệm. Nó cũng có thể liên quan đến tỷ lệ sinh nở thấp và rối loạn tuyến giáp.
Những gì bạn nên sử dụng thay thế là các hộp giấy nâu hoặc trắng được làm từ 100% giấy tái chế, có chỉ định là phân hủy được.
Hộp/Lon nhôm
Các hộp nhôm có mặt khắp mọi nơi, thường được lót bằng bisphenol A (BPA). BPA, một chất phụ gia chế tạo nhựa, đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm cho là an toàn khi tiếp xúc với thực phẩm, tuy nhiên có bằng chứng cho thấy BPA hoạt động như một chất gây rối loạn nội tiết. Các công ty sản xuất đã tự nguyện ngừng sử dụng BPA trong bao bì dành cho sữa bột và bình sữa, nhưng nó vẫn tồn tại trong chai nước và nhiều loại túi, gói thực phẩm khác. Rối loạn nội tiết được gây ra có liên quan đến ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, vô sinh và rối loạn chuyển hóa.
Trasande khuyên bạn nên tránh sử dụng lon nhôm nhiều nhất có thể, ngay cả khi nhãn hàng tuyên bố là không có BPA. Ông đề nghị sử dụng đồ uống và thực phẩm được đóng gói trong đồ thủy tinh, cũng như trái cây và rau quả không được bảo quản trong các hộp/lon nhôm.
Nói không với đồ nhựa số 3, 6, 7
Bên cạnh tác động đến môi trường, nhựa có liên quan tới một loạt các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Tiêu biểu, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ kêu gọi người tiêu dùng tránh ba loại nhựa có biểu tượng tái chế là các số 3, 6 và 7 .
Số 3 thường được tìm thấy trong bao bì dùng một lần và được làm từ polyvinyl clorua. Nó có thể giải phóng phthalate, một loại hóa chất phổ biến được sử dụng để làm cho nhựa trở nên dẻo hơn. Chất này hoạt động như một tác nhân gây rối loạn nội tiết tố và có thể gây ra béo phì ở trẻ em, các bệnh liên quan tim mạch và cản trở sự phát triển bộ phận sinh dục nam.
Số 6 cũng thường xuất hiện trong các hộp mang đi dùng 1 lần, và khi được làm nóng, nó có thể giải phóng styrene, gây nên trầm cảm và mệt mỏi. Ở liều cao, nó cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng thận .
Số 7, thường được tìm thấy trong các chai nước lớn, có thể chứa BPA, chất gây rối loạn nội tiết có liên quan đến ung thư, rối loạn chuyển hóa và vô sinh.
Tránh các hộp nhựa dùng 1 lần. Các sản phẩm nhựa được dán nhãn với các thuật ngữ "greenware" hay "bio-based" (các sản phẩm nhựa thân thiện với môi trường hoặc các loại được sản xuất dựa trên cơ sở sinh học), thì ít gây hại hơn, nhưng không có nghĩa chúng an toàn 100%. Ngay cả nhựa sinh học, các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, có thể đi kèm với nguy cơ gây hại tồn tại trước quá trình sản xuất. Một trong số chúng vẫn sẽ giải phóng khí nhà kính khi bị thải vào bãi rác, hoặc đơn giản hơn là nhiều thứ vốn dĩ không thể tái chế.
Sản phẩm bọc nhựa
Một số người tiêu dùng có thể cho rằng trái cây và rau quả được bọc trong nhựa có thể sạch hơn những loại còn lại. Nhưng bao bì nhăn nheo hoặc bám dính lại có thể cho phép các hóa chất xâm nhập vào thực phẩm của bạn.
Trasande cho biết loại nhựa bọc này có thể chứa phthalate, một trong những chất gây rối loạn nội tiết phổ biến nhất
Chúng ta nên mua trái cây và rau quả không có bất kỳ loại bao bì nào. Tốt hơn nữa, dự trữ sản phẩm được lấy trực tiếp từ thị trường nông sản địa phương sẽ giúp giảm lượng khí thải carbon trong sản phẩm.
Cốc cà phê
Cốc cà phê trông có vẻ vô hại, nhưng hầu hết các cốc giấy được phủ bằng nhựa, giúp chúng không bị rò rỉ. Điều đó có nghĩa là những người uống trà hoặc cà phê đang trộn chất lỏng còn nóng với nhựa. Đây có lẽ không phải là "điều an toàn nhất để thực hiện trong một thời gian dài", ông Elizabeth Balkan, Giám đốc chất thải thực phẩm tại Hội đồng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho biết, "nhựa có khả năng bị rò rỉ khi bị đun nóng".
Thay vào đó, bạn nên bảo vệ môi trường và đồ uống bằng cách mang cốc của riêng mình đến quán cà phê.
Bao bì nhựa có thể sử dụng trong lò vi sóng
Rất nhiều hộp đựng và bình chứa đựng thực phẩm đông lạnh có thể được cho là an toàn khi dùng với lò vi sóng. "Thực tế, không có thứ gì được gọi là nhựa an toàn cho lò vi sóng", ông Trasande nói. Làm nóng bất kỳ loại nhựa nào trong lò vi sóng cùng có thể làm cho hóa chất thấm vào thực phẩm bạn sắp ăn.
Thay vào đó, bạn nên tránh cho các sản phẩm nhựa vào lò vi sóng.
Huy Hoàng
Theo vietQ
Bé 21 tháng tuổi đánh bại ung thư giai đoạn cuối Sau 5 đợt hóa trị, 2 lần ghép tế bào gốc và cả tá đợt xạ trị, một bé gái 21 tháng tuổi đã đánh bại hoàn toàn ung thư giai đoạn cuối. Năm 2017, bé Molly Hughes 4 tháng tuổi ở bang Kentucky (Mỹ) được chẩn đoán mắc ung thư giai đoạn cuối, khả năng chữa khỏi khi phát hiện bệnh ở...