Giá RAM và ổ SSD sẽ giảm mạnh vào năm 2019
Tuy nhiên, chưa thể nói trước điều này có ảnh hưởng đến giá của PC và thiết bị di động hay không.
Giá bán của PC, smartphone và máy tính bảng đang tăng. Nguyên nhân được nhà sản xuất đưa ra là giá linh kiện tăng cao, thiếu nguồn cung DRAM, ổ flash, pin và màn hình.
Tình trạng này sẽ bắt đầu được giải quyết vào năm sau khi giá RAM và NAND flash – được dùng bên trong ổ SSD – bắt đầu giảm. Sau đó, giá bán sẽ giảm mạnh vào năm 2019, theo Jon Erensen – Giám đốc nghiên cứu vật liệu bán dẫn của Gartner.
Giá linh kiện PC, smartphone sẽ hạ nhiệt vào năm 2019. Ảnh: AMD.
Màn giảm giá này có thể tác động đến giá của PC và thiết bị di động. Tuy nhiên, còn quá sớm để tin rằng giá các thiết bị này sẽ giảm theo, Erensen nói.
Nếu giá linh kiện giảm, người dùng sẽ có cơ hội mua về và lắp ráp những chiếc PC tại gia với giá rẻ. Tuy nhiên, giá của các thiết bị được sản xuất sẵn sẽ phụ thuộc vào chiến lược của nhà sản xuất.
Thông thường, giá sản phẩm đều rẻ đi qua các năm. Tuy nhiên, một số công ty chọn yếu tố lợi nhuận hơn là tiết kiệm cho người tiêu dùng, chẳng hạn Apple.
Từ giữa 2016, giá của DRAM trên PC đã tăng gấp đôi, theo Gartner. Một module RAM 4 GB hiện có giá 25 USD so với mức 12,5 USD trước kia. Giá bán của ổ NAND flash và DRAM sẽ đạt đỉnh trong quý này, Gartner dự đoán.
Nghiên cứu của Gartner trùng với lo ngại của những công ty như Lenovo, vốn đang buộc phải xem xét lại giá bán PC khi giá linh kiện tăng cao. HP cũng gặp vấn đề tương tự. Hướng giải quyết của họ là chuyển dịch lên các sản phẩm cao cấp hơn để tập trung vào lợi nhuận, thay vì doanh số, theo Ron Coughlin – Chủ tịch mảng tiêu dùng cá nhân của HP.
Video đang HOT
Đức Nam
Theo Zing
Bên trong nhà máy sản xuất bo mạch PC ở Trung Quốc
Bo mạch chủ (mainboard) là linh kiện điện tử không thể thiếu trong bộ máy tính hoàn chỉnh. Dưới đây là những hình ảnh bên trong nhà máy sản xuất mainboard MSI đặt tại Thẩm Quyến.
Có hơn 7.000 công nhân đang làm việc tại đây. Nhiệm vụ của họ là sản xuất bo mạch chủ và các linh kiện PC khác.
Bo mạch chủ trong các dây chuyền lắp ráp.
Các thiết bị tự động gắn các con chip và các tụ điện lên bo mạch chủ.
Máy kiểm định chất lượng bo mạch dựa trên các bài kiểm tra có sẵn. Theo MSI, tỷ lệ lỗi trên các dây chuyền sản xuất khoảng 0,4%.
Công nhân gắn các khe cắm RAM, cổng I/O, PCIe,...trong dây chuyền lắp ráp thủ công.
Công nhân đang sử dụng tuốc nơ vít điện để gắn tản nhiệt cho chipset bo mạch chủ.
Bo mạch chủ được kiểm định chất lượng khi gắn các thành phần khác như một máy tính đầy đủ: nguồn điện, bộ nhớ RAM, CPU,....
Phòng thiết kế là nơi rất nhiều các sản phẩm của MSI được tạo ra. Các ý tưởng, nguyên mẫu, sàng lọc tất cả các bản phác thảo,... Đội ngũ thiết kế sản phẩm phải trải qua nhiều lần lặp lại trước khi đến thành phẩm cuối cùng. Vật liệu và màu sắc cũng được lựa chọn ở đây.
Phòng cách sóng của MSI để kiểm tra các thiết bị không dây. Bước vào đây, tín hiệu di động trên điện thoại sẽ mất đi hoàn toàn nên không thể thực hiện các cuộc gọi lẫn nhắn tin.
Thiết bị kiểm tra được kết nối và được đặt bên ngoài của buồng để không gây nhiễu. Màn hình cho các kỹ sư thấy những sự kiện đang diễn ra bên trong.
Thí nghiệm chống sốc điện cho sản phẩm bằng súng điện. Thiết bị này có thể tạo ra một luồng điện trong khoảng 10.000 đến 30.000V.
Một phòng thí nghiệm trong nhà máy với các linh kiện và các máy tính đang được lắp ráp.
Gia Bảo
Theo Zing
iOS hay Android quản lý RAM tốt hơn? Các smartphone Android thường có thông số RAM cao, tuy nhiên Apple lại đưa ra giải pháp ít phụ thuộc vào phần cứng hơn dành cho iPhone. Trong khi Google Pixel, Samsung Galaxy S7 hay Asus ZenFone 3 đều có phiên bản với bộ nhớ RAM 4 GB, iPhone 7 lại chỉ có RAM 2 GB (3 GB trên iPhone 7 Plus). Điều...