Giá nhà đất sẽ hạ nhiệt vào cuối năm 2022?
Hoạt động bán hàng có thể sẽ được đẩy mạnh, trong khi việc mở rộng quỹ đất sẽ chậm lại, điều này có thể sẽ giúp giá nhà đất hạ nhiệt trong các quý còn lại năm 2022, theo nhận định của VNDirect Research.
Báo cáo của VNDirect dẫn số liệu của CBRE cho biết, trong quý 1 vừa qua, nguồn cung căn hộ mới tại TP.HCM giảm 48% so với cùng kỳ (svck) còn 884 căn, mức thấp nhất theo quý kể từ năm 2013, dẫn đến số căn hộ sơ cấp tiêu thụ trong quý giảm 53% svck còn 1.247 căn.
Giá trung bình căn hộ sơ cấp tăng 7,7% svck trong quý 1/2022, tăng chậm lại so với mức 14,6% svck trong quý 1/2021 và 6,9% svck trong quý 4/2021.
Đối với phân khúc nhà đất, giá thứ cấp trung bình một số khu vực giảm khoảng 5% svck trong quý 1/2022, tuy nhiên, trái ngược với xu hướng chung, phần còn lại của thành phố là khu Tây Bắc, giá đất lại có chiều hướng tăng mạnh.
Video đang HOT
Cụ thể, theo nghiên cứu Vndirect Research, giá đất tại huyện Củ Chi ( 72,7% svck, 116,5% trong vòng hai năm) do đơn vị hành chính này được đề xuất lên thành phố thay vì lên quận.
Tại huyện Hóc Môn, giá đất nền cũng tiếp tục ghi nhận mức tăng hai chữ số trong quý 1/2022, tăng 13,5% svck ( 51,8% trong vòng hai năm).
Tương tự, tại Hà Nội, báo cáo cho biết, lượng tiêu thụ căn hộ sơ cấp trong quý 1/2022 tăng 16% (svck) lên 4.800 căn, trong khi nguồn cung mới giảm 20,3% svck còn 3.525 căn. Giá trung bình căn hộ sơ cấp trong quý tăng ấn tượng 13,3% svck lên 1.655 USD/m2.
Đối với phân khúc nhà đất, giá thứ cấp của 12/15 quận, huyện tại Hà Nội ghi nhận giảm mạnh, trung bình giảm 7,7% so với quý trước, nhưng vẫn tăng 5,7% svck.
Theo báo cáo, mặc dù giá đất thứ cấp tại Hà Nội tăng chậm lại trong quý 1/2022 nhưng vẫn tăng 5,7% svck. Đáng chú ý, giá đất tại Long Biên, Bắc Từ Liêm giảm 10-15% so với quý trước sau khi tăng 20-25% svck trong 2021.
“Ngành BĐS đang đối mặt với nhiều thách thức làm ảnh hưởng đến triển vọng ngành, gồm: lãi suất tăng ảnh hưởng đến quyết định mua nhà, giá vật liệu tăng có thể làm tăng giá nhà ở, việc thắt chặt các khoản vay ngân hàng vào lĩnh vực BĐS và giám sát chặt chẽ hơn trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).
Trong bối cảnh thắt chặt tín dụng vào lĩnh vực BĐS và giám sát chặt chẽ hoạt động phát hành TPDN, chúng tôi cho rằng các chủ đầu tư có thể sẽ gặp thách thức trong việc huy động vốn trong vài quý tới. Do đó, hoạt động bán hàng có thể sẽ được đẩy mạnh trong khi mở rộng quỹ đất sẽ chậm lại, điều này có thể sẽ giúp giá nhà đất hạ nhiệt trong các quý còn lại năm 2022″, VNDirect Research đưa ra dự báo.
Ba lớp giám sát trên thị trường chứng khoán
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 29/4, ông Nguyễn Đức Chi, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết: Những vụ việc vi phạm pháp luật xảy ra trên thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây, các cơ quan quản lý, cơ quan bảo vệ pháp luật đang xem xét, xử lý, điều tra để có kết luận cuối cùng, thỏa đáng trong thời gian tới.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi trả lời báo chí tại cuộc họp báo.
Về trách nhiệm và tổ chức giám sát hoạt động thị trường chứng khoán, pháp luật quy định rõ trước năm 2019 theo Luật Chứng khoán cũ, thị trường tổ chức theo hai lớp là Sở Giao dịch Chứng khoán và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Từ năm 2019 Luật chứng khoán sửa đổi tăng cường thêm giám sát trực tiếp với công ty chứng khoán khi bắt đầu tham gia hoạt động trên thị trường.
Với việc thao túng giá trên thị trường, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho hay đã có giám sát và thực hiện cảnh báo xử lý vụ việc vi phạm theo thẩm quyền.
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã chủ động yêu cầu giám sát, tăng cường giám sát những doanh nghiệp thua lỗ nhưng giá cổ phiếu tăng mạnh, giám sát các giao dịch lớn bất thường. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý thị trường chứng khoán đã kiểm tra xử lý và chuyển tới các cơ quan công an có thẩm quyền, như trường hợp FLC, Tân Hoàng Minh, nhóm Louis....
Về giải pháp để thị trường phát triển minh bạch, bền vững, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết: Mới đây Thủ tướng đã chủ trì cuộc họp về phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch nhằm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn. Theo đó, Thủ tướng đã giao các cơ quan liên quan để quản lý thị trường lành mạnh, không để ảnh hưởng niềm tin của nhà đầu tư, trường hợp cố tình vi phạm cương quyết xử lý, không hình sự hóa quan hệ dân sự và kinh tế.
Về phía Bộ Tài chính, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, sẽ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tổ chức điều hành thị trường lành mạnh, hiệu quả. Với thị trường cổ phiếu nâng cao chất lượng hàng hóa, tăng cường tính tuân thủ của doanh nghiệp trên thị trường. Với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, phát triển theo hướng bền vững, xây dựng chuẩn mực thị trường, tách bạch rõ trái phiếu phát hành công chúng và trái phiếu riêng lẻ, báo cáo Chính phủ sửa đổi Nghị định 153 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, đảm bảo quy định pháp luật với thị trường phù hợp yêu cầu thực tiễn, tránh việc nhóm nhà đầu tư có lợi dụng và vi phạm.
Tái cấu trúc thị trường theo 4 trụ cột, cơ cấu lại tổ chức thị trường. Với tổ chức trung gian thì nâng cao chất lượng nghề nghiệp, tăng cường đào tạo và phát triển nhà đầu tư cá nhân, cung cấp thông tin chính thống giúp nhận thức hiểu biết và kỹ năng của nhà đầu tư...
Nâng cao hiệu quả công tác giám sát, tăng năng lực cơ quan quản lý giám sát, mở rộng và tăng tần suất giám sát thanh kiểm tra, kịp thời phát hiện và hạn chế rủi ro tiềm ẩn, thanh kiểm tra hoạt động công ty đại chúng, không đại chúng khi huy động vốn, tăng cường giám sát theo hướng công khai, an toàn và minh bạch...
Yêu cầu công ty chứng khoán tuân thủ quy định phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ Ngày 29/4, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có Công văn số 2488/UBCK-QLKD yêu cầu các công ty chứng khoán tuân thủ các quy định liên quan đến phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Khách hàng theo dõi thị trường chứng khoán. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN Theo đó, đối với hồ sơ chào bán trái phiếu, các công ty chứng...