Giá nguyên liệu làm bánh, mứt Tết tăng mạnh
Doanh nghiệp ở miền Tây nhận định sức tiêu thụ của thị trường bánh, mứt Tết Nguyên đán 2022 có thể giảm 15-20% so với năm trước, trong khi giá nhiều loại nguyên liệu tăng cao.
Khoảng một tuần nay, các doanh nghiệp bánh, mứt và lạp xưởng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 bắt đầu sản xuất để đáp ứng đơn hàng sớm của đối tác. Do ảnh hưởng dịch Covid-19 kéo dài nhiều tháng, một số nhà phân phối đặt hàng nhỏ giọt để thăm dò thị trường.
Ông Trương Hải Hấu, Giám đốc Công ty TNHH Bánh pía – Lạp xưởng Hải Sơn ở huyện Châu Thành, Sóc Trăng, cho biết kẹo, mứt có hạn sử dụng 5-6 tháng nên vài tuần gần đây doanh nghiệp đã sản xuất từ từ chứ chưa tăng tốc.
Công nhân Công ty TNHH Bánh pía – Lạp xưởng Hải Sơn đang làm nhân bánh pía. Ảnh: Nhật Tân.
Theo ông Hấu, nếu như những năm trước các nhà phân phối đặt hàng với số lượng 10 thì hiện chỉ 2-3 vì sức thị trường tiêu thụ bánh, mứt khá chậm do ảnh hưởng dịch Covid-19. Trong khi đó, giá nhiều loại nguyên liệu như dầu thực vật, đường, bột mì… đều tăng mạnh.
“Năm trước đường khoảng 15.000 đồng/kg thì hiện nay 19.700 đồng. Đường cát làm bánh, mứt cũng có lúc tăng lên 21.000 đồng/kg; dầu thực vật tăng từ 500.000-600.000 đồng lên 900.000 đồng/can 30 lít. Bột mì năm trước hơn 11.000 đồng, năm nay tăng lên hơn 14.000 đồng/kg nhưng bánh chỉ tăng 2.000 đồng/hộp 4 cái”, ông Hấu chia sẻ.
Video đang HOT
Không chỉ giá nguyên liệu, lương công nhân gắn bó nhiều năm cũng được doanh nghiệp tăng theo thâm niên. Đăc biệt là hơn nửa năm nay, các doanh nghiệp phải gánh thêm nhiều chi phí liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19.
“Doanh nghiệp sản xuất nhờ bán số lượng nhiều mới có lãi được vài phần trăm. Chỉ có đại lý bán lẻ mới lãi cao nhưng nửa năm qua thị trường bán lẻ rất ít khách. Bán sỉ nếu gặp khách hàng nợ với số tiền lớn thì doanh nghiệp càng mất lãi”, ông Hấu nói.
Sản xuất lạp xưởng tại cơ sở Quãng Trân, Sóc Trăng. Ảnh: Nhật Tân.
Cùng quan điểm, ông Lương Văn Đông, đại diện cơ sở sản xuất lạp xưởng Quãng Trân nổi tiếng ở miền Tây cho biết nhiều tháng nay đơn vị chủ yếu bán hàng online vì thị trường chợ truyền thống ế ẩm, chỉ đạt 30% so với trước đây.
Đại diện doanh nghiệp có logo hình con bướm tồn tại 71 năm nói rằng do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên ngưng sản xuất bánh pía, tập trung vào lạp xưởng truyền thống. Tuy nhiên, hiện nay giá thịt, mỡ và tôm đất (sản xuất lạp xưởng tôm) tăng cao nên doanh nghiệp chỉ sản xuất lạp xưởng heo.
“Giá thành sản xuất lạp xưởng tăng khoảng 15% nhưng chúng tôi không thể nâng giá bán vì dịch bệnh, người dân không còn nhiều tiền. Lạp xưởng tôm rất ngon nhưng bán online không được nên tạm dừng sản xuất mặt hàng này”, ông Lương Văn Đông nói.
Mỗi ngày hàng trăm F0, Sóc Trăng đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ nhân lực
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đặc biệt là số ca mắc mới trong những ngày gần đây tăng nhanh, Sóc Trăng đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ nhân lực cho tỉnh để điều trị F0 tại nhà.
Ngày 4/12, UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, trong những ngày gần đây, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh diễn biến hết sức phức tạp. Tính đến ngày 4/12, toàn tỉnh đã ghi nhận trên 21.000 ca mắc Covid-19. Đặc biệt, trong các ngày đầu tháng 12, mỗi ngày có trên 700 ca mắc, trong đó hơn một nửa trong cộng đồng.
Riêng ngày 4/12, tỉnh có 781 ca mắc, trong đó có 469 trường hợp phát hiện qua sàng lọc cộng đồng.
Thực trạng trên đã dẫn đến quá tải cho các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Trong những ngày tới, ca mắc có thể tiếp tục tăng.
Lực lượng y tế tham gia Trạm y tế lưu động hỗ trợ điều trị F0 tại nhà ở Sóc Trăng (Ảnh: XL).
Để ứng phó với tình hình dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát, tỉnh Sóc Trăng đã triển khai mô hình Trạm y tế lưu động để thực hiện điều trị F0 tại nhà. Hiện tại, ngành y tế đã huy động toàn bộ lực lượng y, bác sĩ ngày đêm túc trực chống dịch.
Tuy nhiên, với nguồn nhân lực còn hạn chế, UBND tỉnh Sóc Trăng đề nghị Bộ Y tế xem xét, hỗ trợ tăng cường 220 bác sĩ, điều dưỡng để đảm bảo cho công tác điều trị F0 tại nhà trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Bác sĩ Trần Văn Dũng, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng, cho biết sở cũng đã có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị trong tỉnh về việc tiêm liều vaccine bổ sung phòng Covid-19. Dự kiến, tỉnh sẽ tiêm vaccine bổ sung cho những người đã tiêm đủ 2 liều trong tháng 12/2021. Trước mắt, ưu tiên cho lực lượng trên tuyến đầu chống dịch.
Cà Mau tăng kỷ lục trong ngày, số ca mắc đã vượt hơn 11.000
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Cà Mau cho biết, trong ngày 4/12, tỉnh này có 568 ca mắc Covid-19, đây là số ca mắc cao nhất từ trước đến nay tại tỉnh này.
Tính đến ngày 4/12, tỉnh Cà Mau đã có 11.285 ca mắc Covid-19; hiện đang điều trị 5.531 ca (trong đó, tầng 2 và 3 có 60 ca), tử vong 51 ca.
Theo Ban chỉ đạo Covid-19 tỉnh Cà Mau, tổng nhân lực trong và ngoài ngành y tế đang tham gia phòng chống dịch hiện nay là 2.480 người. Ngoài ra, tỉnh cũng huy động thêm 12.000 nhân viên lấy mẫu xét nghiệm và các ngành khác cùng tham gia phòng, chống dịch.
Linh hoạt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 Nhằm giữ vững thành quả công tác phòng, chống dịch COVID-19, thời gian qua và thực hiện có hiệu quả chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19, UBND tỉnh Tuyên Quang đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh thực hiện một số biện pháp phòng, chống...