Giá ngô chuyển động trái chiều với đậu tương và lúa mỳ
Giá đậu tương và lúa mỳ tháng 5/2020 tại CBOT đã lần lượt giảm xuống các mức 8,9125 USD/bushel và 5,1575 USD/bushel, trong khi giá ngô lại tăng lên mức 3,76 USD/bushel.
Nông dân thu hoạch đậu tương tại trang trại ở Scribber, bang Nebraska, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Giá nông sản Mỹ trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) chuyển động trái chiều trong tuần giao dịch kết thúc vào ngày 6/3, với giá ngô kỳ hạn tăng trên 2% do giới đầu tư đẩy mạnh mua vào.
Cụ thể, giá đậu tương và lúa mỳ tháng 5/2020 tại CBOT đã lần lượt giảm 0,17% và 1,76% xuống các mức 8,9125 USD/bushel và 5,1575 USD/bushel, trong khi giá ngô lại tăng 2,1% lên mức 3,76 USD/bushel (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg, 1 bushel ngô = 25,4 kg).
Giá ngô đã được đẩy lên cao sau khi hoạt động sản xuất ethanol tại Mỹ đã đạt mức cao kỷ lục của một tháng vào tuần trước, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết.
Theo cơ quan này, sản lượng ethanol trong bảy ngày tính đến ngày 28/2 tại Mỹ ở ngưỡng trung bình là 1,079 triệu thùng/ ngày, tăng từ mức 1,054 triệu thùng/ngày của một tuần trước đó và là mức cao nhất được ghi nhận kể từ ngày 31/1.
Tại khu vực Midwest nước Mỹ, cho đến nay là khu vực sản xuất ethanol lớn nhất, sản lượng nhiên liệu sinh học đã tăng vọt lên mức trung bình 1,007 triệu thùng, từ mức chỉ 977.000 thùng của một tuần trước đó, EIA cho biết.
Video đang HOT
Tại vùng Duyên hải Vịnh Mexico của Mỹ, sản lượng ethanol cũng tăng lên mức trung bình 24.000 thùng/ngày, từ mức chỉ 22.000 thùng/ngày của bảy ngày trước đó, trong khi sản lượng của khu Bờ Tây lại giảm xuống chỉ còn 14.000 thùng/ngày từ mức 15.000 thùng/ngày.
[Giá vàng trong nước có thể tăng mạnh trong ngắn hạn do dịch COVID-19]
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) hôm 5/3 đã công bố báo cáo về số liệu xuất khẩu nông sản hàng tuần trong khoảng thời gian từ 21-27/2, cho thấy doanh số xuất khẩu ngô và đậu tương ở mức khá yếu.
Doanh thu xuất khẩu ngô Mỹ đã được báo cáo ở mức 769.200 tấn, giảm 11% so với tuần trước đó và 29% so với mức trung bình bốn tuần trước đó.
Trong khi đó, doanh số bán đậu tương được ghi nhận ở mức 345.000 tấn, tăng 2% so với tuần trước đó, nhưng giảm 35% so với mức trung bình của bốn tuần trước đó.
Chỉ có doanh số lúa mỳ trong cùng kỳ là lạc quan, đạt 542.400 tấn, tăng 42% so với tuần trước đó và 27% so với mức trung bình bốn tuần trước đó.
Các tác động của sự bùng phát virus SARS-CoV-2 cũng đang gây thêm áp lực lên các hợp đồng xuất khẩu nông sản kỳ hạn của CBOT, theo các nhà theo dõi thị trường.
Các nhà môi giới CBOT ước tính rằng các quỹ đã ra bán 3.500 hợp đồng giao đậu tương kỳ hạn, 7.100 hợp đồng giao ngô kỳ hạn và 6.200 hợp đồng giao lúa mỳ kỳ hạn chỉ trong phiên giao dịch ngày 6/3./.
Phương Nga
(Theo TTXVN/Vietnam )
Giá lúa mì tăng nhẹ do lo ngại thiếu hụt nguồn cung trên toàn cầu
Giá lúa mì tại thị trường Hoa Kỳ đã tăng lên do thị trường lo ngại nguồn cung lúa mì toàn cầu sẽ giảm xuống, tuy nhiên mức tăng của mặt hàng này vẫn bị kiềm chế bởi tâm lý lo ngại nhu cầu sử dụng của Trung Quốc sẽ giảm xuống vì dịch virus Covid-19.
Lúc 8h28 sáng nay (ngày 20/2, theo giờ Việt Nam), giá lúa mì theo hợp đồng được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch hàng hoá Chicago (CBOT) đã tăng 0,1% lên 5,662 USD/giạ (27,2 kg).
Đà tăng của giá lúa mì trên thị trường Hoa Kỳ chủ yếu do thị trường lo ngại nguồn cung lúa mì trên toàn cầu sẽ giảm xuống tuy nhiên, mức tăng này vẫn bị kiềm chế bởi tâm lý lo ngại dịch virus Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc sẽ làm giảm nhu cầu sử dụng lúa mì của nước này.
Trong phiên giao dịch ngày 18/2, giá lúa mì đã bật tăng mạnh lên mức 5,70-3/4 USD/giạ, mức cao nhất kể từ ngày 29/1/2020, sau thông tin dự báo sản lượng lúa mì niên vụ 2019/2020 của Australia sẽ chạm mức thấp nhất kể từ năm 2008 do tác động tiêu cực của hạn hán. Chốt phiên giao dịch hôm qua (ngày 19/2), giá lúa mì đã giảm 0,3%.
Hoạt động thu hoạch lúa mì tại Australia; dự báo sản lượng lúa mì niên vụ 2019/2020 của Australia sẽ thấp kỷ lục kể từ năm 2008 do hạn hán nghiêm trọng
Trên sàn CBOT, giá đậu tương theo hợp đồng được giao dịch nhiều nhất biến động nhẹ, đạt 8,97-1/2 USD/giạ; giá ngô theo hợp đồng được giao dịch nhiều nhất tăng tăng 0,2% lên 3,78-1/2 USD/giạ (25,4 kg). Chốt phiên giao dịch hôm qua, giá đậu tương tăng 0,6% và giá ngô giảm 0,7%.
Giá đậu tương đã giảm xuống trong các phiên giao dịch gần đây do thị trường lo ngại nhu cầu sử dụng đậu tương của Trung Quốc sẽ giảm xuống trong bối cảnh các hoạt động sản xuất và cuộc sống thường nhật tại nước này bị đình trệ do dịch virus Covid-19 bùng phát. Tính đến ngày hôm nay, một số khu vực của Trung Quốc đã bị phong toả hơn 20 ngày để phòng chống dịch bệnh.
Theo dự báo của các chuyên gia phân tích diện tích canh tác ngô của Hoa Kỳ có thể tăng từ 36,3 triệu ha trong năm 2019 lên 37,87 triệu ha trong năm 2020; diện tích gieo trồng đậu tương cũng được dự báo tăng từ 30,79 triệu ha trong năm 2019 lên 34,23 triệu ha trong năm 2020.
Quang Đặng (Tổng hợp)
Theo tapchicongthuong.vn
Thị trường tuần tới 11/02: Giá dầu thấp nhất 13 tháng, vàng cao nhất 1 tuần Chốt phiên đêm qua dầu tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất trong 13 tháng, kẽm, quặng sắt cũng giảm, trong khi vàng lên cao nhất một tuần, đậu tương tăng phiên thứ 6 liên tiếp Ảnh minh họa. Dầu xuống mức thấp nhất trong 13 tháng Giá dầu giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2018 do nhu cầu dầu mỏ...