Giá mì đã nhích lên, Ninh Thuận tham vọng xây dựng vùng nguyên liệu mì trên 5.000ha
Tỉnh Ninh Thuận sẽ mở rộng diện tích trồng mì (sắn) lên 5.120 ha, đồng thời định hướng xây dựng vùng nguyên liệu mì gắn với công nghiệp chế biến để ổn định sản xuất cho nông dân.
Giá củ mì nhích lên
Sau thời gian rớt giá thê thảm, qua trung tuần tháng 3/2022, giá mì tươi ở Ninh Thuận có dấu hiệu khởi sắc và tăng nhẹ
Hiện tại (ngày 23/3), giá mì tươi được Công ty cổ phần tinh bột sắn Ninh Thuận thu mua ở mức 2.200 – 2.600 đồng/kg tùy vào hàm lượng tinh bột. Ngoài ra, giá củ mì tươi khi bán xô cho thương lái ở địa phương cũng đã được nhích lên ở mức gần 2.000 đồng/kg.
Ông Dương Long, thôn Triệu Phong 1 xã Quảng Sơn, huyện Ninh Sơn bên rẫy mì đang thu hoạch. (Ảnh: Đức Cường)
Với giá bán như hiện nay, một số hộ thu hoạch mì cuối vụ đã khấp khởi mừng vì người trồng đã có lãi, dù không cao như mọi năm.
Tranh thủ thời gian giá mì nhích lên, ông Hoàng Anh Dũng, thôn Triệu Phong 1, xã Quảng Sơn, huyện Ninh Sơn đang tất bật thu hoạch 2ha mì quá lứa.
Ông Dũng cho biết, nếu đúng thời vụ thì mì của gia đình đã thu hoạch trước tết Âm lịch, nhưng vào thời điểm đó giá mì tươi quá thấp nên gia đình không dám thu hoạch vì nếu thu hoạch sẽ lỗ nặng.
Video đang HOT
“Hiện nay giá mì đã tăng nhẹ so với thời điểm trước nhưng nhìn chung vẫn còn thấp hơn nhiều so với mọi năm. Với giá bán này thì nhiều hộ cũng đã có lãi, còn hơn là âm vốn như thời điểm cách đây 1 tháng”, ông Dũng vui vẻ cho biết.
Giá mì nhích lên nhiều hộ nông dân ở xã Quảng Sơn tranh thủ thu hoạch mì cuối vụ. (Ảnh: Đức Cường)
Trước đó, vào thời điểm sau tết Nguyên Đán 2022, giá mì tươi ở Ninh Thuận giảm chỉ ở mức trung bình từ 1.700 – 1.800 đồng/kg, thấp hơn 50% so với những năm trước khiến nhiều nông dân lâm cảnh thua lỗ.
Nguyên nhân xuất phát từ việc tinh bột mì xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng chung của dịch Covid-19.
Định hướng vùng nguyên liệu mì, ổn định sản xuất cho người nông dân
Ngày 23/3, trao đổi với PV Báo Dân Việt, lãnh đạo Sở NNPTNT tỉnh Ninh Thuận cho biết, niên vụ mì 2021-2022 toàn tỉnh có hơn 4.233ha diện tích cây mì đang cho thu hoạch, với sản lượng đạt gần 80.000 tấn, tăng 3,9% so với cùng kỳ.
Trong đó, tập trung nhiều nhất ở huyện Ninh Sơn với 2.837 ha (cụ thể: xã Quảng Sơn 1.715 ha, Tân Sơn 250ha, Lâm Sơn 185ha, Mỹ Sơn 106ha, Hòa Sơn 391ha, Ma Nới 75ha và xã Lương Sơn 115ha).
Để cây mì phát triển bền vững, Sở NNPTNT tỉnh Ninh Thuận đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1445/QĐ-UBND ngày 27/7/2021 về Kế hoạch phát triển ngành trồng trọt tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Nông dân thu hoạch mì trên cánh đồng mì ở xã Quảng Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. (Ảnh: Đức Cường)
Trong đó định hướng phát triển cây mì của tỉnh đến năm 2025 là ổn định diện tích gieo trồng khoảng 5.120 ha, sản lượng đạt 111.300 tấn. Số này tập trung ở địa bàn 2 huyện Ninh Sơn (3.400ha) và Bác Ái (1.500 ha).
Bên cạnh đó, Ninh Thuận sẽ tập trung xây dựng vùng trồng mì nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến, tiêu thụ, tổ chức sản xuất theo hướng hộ sản xuất, trang trại, hợp tác xã liên kết theo hợp đồng nông sản với doanh nghiệp chế biến tinh bột mì.
Lãnh đạo Sở NNPTNT tỉnh Ninh Thuận khẳng định, sẽ đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật về giống và quy trình canh tác bền vững vào sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, nâng cao giá trị sản phẩm thu hoạch/1 ha đất trồng mì.
Đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu mì trong nước và từng bước hướng tới thị trường xuất khẩu trong điều kiện hội nhập.
Phát triển công nghệ chế biến sau thu hoạch, đa dạng hóa sản phẩm từ mì phục vụ cho công nghiệp chế biến tinh bột, sản xuất thức ăn chăn nuôi và nhiên liệu sinh học…
Ninh Thuận: Làm rõ thông tin về việc doanh nghiệp ngang nhiên khai thác khoáng sản
Tại thời điểm kiểm tra, Công ty TNHH Bình Minh - Ninh Thuận đã tạm dừng hoạt động khai thác tại mỏ cát; không có phương tiện, thiết bị khai thác trong diện tích mỏ được cấp phép.
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc kiểm tra thông tin báo chí phản ánh liên quan đến hoạt động khai thác cát xây dựng tại mỏ cát Phước Mỹ của Công ty TNHH Bình Minh - Ninh Thuận (ở thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận), chiều 18/3, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các sở, ngành liên quan của tỉnh, UBND phường Phước Mỹ và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bình Minh - Ninh Thuận đã kiểm tra thực tế tại mỏ cát.
Đoàn công tác của UBND tỉnh Ninh Thuận kiểm tra thực địa khu vực mỏ cát được cấp cho Công ty TNHH Bình Minh - Ninh Thuận.
Tại thời điểm kiểm tra có ghi nhận, Công ty đã tạm dừng hoạt động khai thác tại mỏ cát; không có phương tiện, thiết bị khai thác trong diện tích mỏ được cấp phép.
Ông Lê Khắc Huy Anh, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Thuận cho biết, qua kiểm tra, tại khu vực mỏ cát không có dấu hiệu của hoạt động khai thác cát bằng hình thức bơm hút. Thông tin cho rằng Công ty này thách đố dư luận, tự ý đưa phương tiện cơ giới vào xẻ lòng sông Dinh, gây biến dạng dòng chảy, tiềm ẩn nguy cơ xói lở và đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản của người dân sống sát bờ sông Dinh và gây mất an toàn chân cầu Đạo Long 2 là không có cơ sở. Bởi, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bình Minh - Ninh Thuận đã được UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác khoáng sản từ năm 2016 và nay được gia hạn khai thác theo từng năm, đúng với quy định.
Mỏ cát được Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bình Minh - Ninh Thuận khai thác có cắm đầy đủ mốc ranh giới, có ghi thông tin về số hiệu điểm mốc và khoảng cách tới điểm mốc ranh giới khai thác theo giấy phép được cấp (đây là các mốc gửi được thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 20, Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản); đồng thời ranh giới khai thác cũng cách bờ sông Dinh từ 50 - 80m; cách chân cầu Đạo Long 150m là đúng quy định, đảm bảo an toàn; đường công vụ đắp bằng cát mà Công ty làm để chuyên chở cát là dọc xuôi theo bờ sông, không phải chặn dòng, cản trở dòng chảy như thông tin các báo đã phản ánh. Toàn bộ đoạn đường công vụ đắp cát dưới lòng sông là nằm hoàn toàn trong phạm vi, ranh giới mỏ cát được cấp phép khai thác cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bình Minh - Ninh Thuận. Tuy nhiên, qua đối chiếu với hồ sơ thiết kế khai thác mỏ cát đã được thẩm định, phê duyệt trước đây, tuyến đường này chưa phù hợp theo thiết kế.
Đường công vụ được Công ty TNHH Bình Minh - Ninh Thuận đắp bằng cát hướng xuôi theo dòng nước, không gây tình trạng sạt lở.
Ông Vũ Thành Nam, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bình Minh nêu rõ, Công ty luôn ý thức về vấn đề bảo vệ môi trường, bởi nếu đi trên địa bàn xã Phước Thuận (huyện Ninh Phước) theo như hồ sơ thiết kế khai thác đã được thẩm định, phê duyệt trước đây thì buộc công ty phải làm đường công vụ chặn dòng xuống giữa lòng sông mới vận chuyển cát khai thác lên bờ được. Nếu vậy sẽ dễ dẫn đến nguy cơ sạt lở bờ sông, mất an toàn là rất lớn. Vì vậy, Công ty đã lập hồ sơ điều chỉnh Báo cáo kinh tế - kỹ thuật mỏ cát Phước Mỹ gửi Sở Xây dựng thẩm định theo quy định để xin làm đường công vụ chạy dọc xuôi theo dòng nước để thuận tiện khai thác cát, tránh nắn dòng, dẫn đến hệ lụy khó lường.
Hiện là mùa nắng nên Công ty tập trung khai thác để khi đến mùa lũ phải dừng và dọn hết đường công vụ để trả hiện trạng dòng chảy tự nhiên. Hơn nữa, để bù đắp chi phí đầu tư trong bối cảnh khó khăn dịch COVID-19 nên Công ty đã có tiến hành khai thác trong khi chờ hồ sơ điều chỉnh thiết kế khai thác được thẩm định, phê duyệt.
Để xử lý vấn đề trên, ngày 16/3/2022, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Lê Huyền đã ký Văn bản số 1074/UBND-KTTH và giao Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản yêu cầu Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bình Minh - Ninh Thuận dừng việc đắp đường công vụ trên khi hồ sơ điều chỉnh thiết kế khai thác chưa được thẩm định, phê duyệt; việc khai thác khoáng sản tại mỏ cát phải được thực hiện theo đúng hồ sơ thiết kế khai thác được cơ quan nhà nước thẩm định, phê duyệt.
Ông Lê Khắc Huy Anh cho biết, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận văn bản của Sở Xây dựng về lấy ý kiến góp ý đối với hồ sơ điều chỉnh Báo cáo kinh tế - kỹ thuật mỏ cát Phước Mỹ của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bình Minh - Ninh Thuận và qua kiểm tra hồ sơ điều chỉnh thiết kế khai thác mỏ cát Phước Mỹ thì có thiết kế tuyến đường công vụ dưới lòng sông theo như kết quả kiểm tra. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bình Minh - Ninh Thuận đã cầu thị và ghi nhận kết quả kiểm tra; đồng thời cam kết tạm dừng hoạt động khai thác tại mỏ cát cho đến khi hồ sơ điều chỉnh thiết kế khai thác được thẩm định, phê duyệt.
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận, tỉnh luôn đồng hành và luôn có giải pháp để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp đầu tư phát triển. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nói chung cũng cần thượng tôn pháp luật, thực hiện đầu tư sản xuất - kinh doanh theo đúng quy định. Các cơ quan truyền thông cũng cần thông tin, phản ánh đúng sự thật vụ việc, tránh làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp cũng như sự chỉ đạo, điều hành của tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bình Minh được UBND tỉnh Ninh Thuận cấp giấy phép khai thác khoáng sản từ năm 2016 tại khu vực sông Dinh thuộc địa bàn phường Phước Mỹ (thành phố Phan Rang - Tháp Chàm) và xã Phước Thuận (huyện Ninh Phước) với diện tích khai thác 4,67 ha, trữ lượng khai thác khoảng 67.000m3 với công suất 14.500m3/năm.
Ninh Thuận: Tai nạn thương tâm ở ngã 5 Phủ Hà, học sinh lớp 8 tử vong Vụ tai nạn giao thông xảy ra ở giữa ngã 5 Phủ Hà, TP.Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) làm một học sinh lớp 8 tử vong. Khoảng 17 giờ ngày 19.3, tại giao lộ ngã 5 Phủ Hà, TP.Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) xảy ra vụ tai nạn thương tâm giữa xe tải và xe đạp điện, làm một...